3.2.1. Các lễ hội Phật giáo Huế trở thành lễ hội chung của xứ Huế
dân tộc. Lễ hội gồm hai phần: 1) phần lễ: hay còn gọi là nghi lễ. Đây là phần rất quan trọng trong các lễ hội, bởi là lúc những giá trị tâm linh được đề cao. Đây là dịp để mọi người thể hiện sự tơn kính, lịng cầu mong, ước nguyện lên các đấng tôn quý như Phật, Bồ tát… hay những vị thần linh thiêng liêng, ban ơn mưa móc đối với xứ sở. Phần nghi lễ được tổ chức một cách trang nghiêm, quy củ khiến cho ý nghĩa của việc làm này càng thêm sâu sắc, có tác dụng lớn trong việc giáo dục những thế hệ nối tiếp. 2) phần hội: Sau phần nghi lễ truyền thống được tiến hành thì phần hội diễn ra. Phần hội được đông đảo mọi người tham gia bởi trong phần hội có các trị chơi dân gian, các hoạt động vui chơi truyền thống… Phần hội cũng chính là lúc dựng lại nét cổ xưa, cho nên người tham dự hội sẽ có cơ hội nhận diện lại những giá trị truyền thống của dân tộc, vùng miền cư trú.
Đối với Phật giáo, lễ hội trở thành những ngày quan trọng thể hiện niềm tơn kính, sự cầu nguyện theo tinh thần Niệm ân, Tri ân và Báo ân. Lễ Hội Phật giáo có sự tiếp biến các lễ hội truyền thống của dân tộc, vùng miền. Tuy nhiên căn cốt chủ đạo vẫn thể hiện tư tưởng của Phật giáo. Có những lễ hội là lễ hội chung của thế giới gắn liền với Phật giáo như lễ Vesak. Vào ngày 28 tháng 10 năm 1999, đại diện các nước của 34 nước trên thế giới đã đệ trình lên Đại hội đồng Liên hiệp Quốc dự thảo nghị quyết công nhận Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết Bàn. Đến ngày 12 tháng 11 năm 1999, Liên hiệp quốc thông qua, công nhận ngày Đại lễ Vesak để tôn vinh vị giáo chủ của Phật giáo.
Riêng đối với Phật giáo xứ Huế, các lễ hội Phật giáo trở thành những ngày lễ hội chung của người dân xứ Huế mà một người dân nào cũng biết rõ. Đó là lễ Phật đản diễn ra vào tháng Tư âm lịch, ngày lễ Vu Lan vào ngày Rằm tháng Bảy, lễ hội Quán Thế Âm tại núi Tứ Tượng vào ngày 19 tháng 6 âm lịch… Trong các lễ này thường diễn ra một hệ thống chuỗi lễ hội khác khiến cho lễ hội Phật giáo trở thành ngày lễ chung mà người dân Huế nào cũng rõ biết.
Lễ Phật Đản
Lễ Phật đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca mâu ni, vị giáo chủ của Phật giáo đản sinh. Lễ này được Phật giáo tổ chức từ ngày mùng Một đến hết ngày Rằm tháng Tư âm lịch nhằm tưởng nhớ đến Đức Phật Thích Ca đã Hạ sanh vào lồi người, tu hành, giác ngộ và hóa độ chúng sanh. Lễ Phật đản ở Huế có nhiều nét nổi bật trở thành truyền thống của Phật giáo Huế. Lễ Phật đản ở Huế bắt đầu vào ngày mùng 8 tháng Tư với sự kiện bạch Phật
khai kinh. Sau đó là một chuỗi các hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện vai trò của Phật giáo đối với xã hội như công tác từ thiện, thăm người nghèo, neo đơn, cơ nhỡ, bệnh nhân tại các bệnh viện, thăm các gia đình thánh tử đạo, thắp hương đền đài liệt sĩ…Tổ chức những buổi giảng pháp với quy mô lớn để cho quần chúng tham dự, lắng nghe giáo pháp của đức Phật để chuyển hóa và nâng cao giá trị cuộc sống của tự thân. Đặc biệt, lễ Phật đản xứ Huế có hàng trăm chiếc xe hoa được trang hoàng lộng lẫy, mỗi chiếc mang một chủ đề, ý nghĩa khác nhau nhằm tôn vinh những giá trị mà Phật giáo đem lại cho nhân loại. Những đêm diễu hành xe hoa đơng kín người dân tham dự hai bên đường. Lễ Phật đản của Huế còn một điều đặc biệt là lễ hội rước Phật. Lễ rước Phật từ chùa Diệu Đế lên đến chùa Từ Đàm trở thành nét rất riêng của Phật giáo Huế. Lễ rước Phật được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1963, sau đó trở thành truyền thống của Phật đản Huế. Rước Phật bằng xe, bằng kiệu, bằng thuyền chính là ba phương thức được linh động tổ chức hằng năm của Phật đản Huế. Năm 2008, bảy hoa sen lớn được Ban tổ chức Phật đản thả cố định giữa sông Hương, tạo thành một điểm nhấn giữa lòng cố đơ Huế. Kể từ đó đến nay, bảy hoa sen trên sơng Hương trở thành biểu tưởng Phật đản xứ Huế. Không những thế, bảy hoa sen ngày Phật đản này đã làm nổi bật dịng Sơng Hương trong mùa lễ hội Festival của Huế.
Ở Huế vào những ngày Phật đản, người tat reo cờ ngũ sắc (cờ Phật giáo) cùng với cờ Tổ quốc, lồng đèn, băng rôn, biểu ngữ, pano Phật đản… khắp nơi trên các trục đường của thành phố đến nông thôn. Mỗi khu vực đều có những lễ đài được dựng lên, tơn trí tượng của đức Phật sơ sinh. Điều đặc biệt là lễ đài không chỉ ở từng khu vực do Ban tổ chức Phật đản tỉnh lập dựng mà tại mỗi tư gia, hầu như đều trang trí một lễ đài thu nhỏ hoặc vườn Lâm tỳ ny- nơi đức Phật đản sanh- gọi là lễ đài tư gia.
Phật đản ở Huế trở thành lễ hội chung và nổi bật tạo thành điểm nhấn của Huế vào tháng Tư. Khơng khí rộn ràng đón chào Phật đản sinh khẳng định sức ảnh hưởng của Phật giáo như thế nào tại mảnh đất cố đô này.
Lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu. Lễ này được tổ chức vào rằm tháng bảy, trúng vào dịp tự tứ của Tăng ni sau ba tháng an cư kiết hạ. Lễ này bắt nguồn từ Phật giáo. Theo kinh điển thì ngài Mục Kiền Liên sau khi tu chứng đã tìm cách báo hiếu ân nghĩa sinh thành của mẹ. mẹ ngài vì tội lỗi sâu dày nên một mình ngài Mục Kiền Liên khơng thể cứu được, phải nhờ
sức chú nguyện của mười phương chúng Tăng sau ba tháng an cư mới cứu được. Chính vì thế mà sau ba tháng an cư, sau khi tự tứ, chư Tăng khắp nơi đều cùng chú tâm cầu nguyện báo hiếu cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp được siêu sanh tịnh độ. Lễ Hội Vu Lan báo hiếu còn chỉ dạy cho con người cách báo hiếu cha mẹ hiện đời. Chính vì ý nghĩa nhân văn sâu xa đó mà lễ Vu Lan trở thành ngày lễ của dân tộc Việt. Ở Huế, ngày lễ Vu Lan, nhà nhà đều hương hoa quả phẩm để cúng lên bàn thờ tổ tiên. Đồng thời đến chùa ghi tên tuổi của người chết trong gia thân quyến thuộc nhờ Chư Tăng chú nguyện, cầu vãng sanh Cực Lạc. Đối với cha mẹ đang cịn sống thì con cái mua hoa, quà để biếu tặng, thể hiện tấm lịng hiếu thảo của mình.
Lễ Vu Lan khơng chỉ báo hiếu cha mẹ tổ tiên mà cịn giúp đỡ những hồn cảnh bất hạnh khác. Dịp lễ này, người người góp tiền của để làm từ thiện, giúp đỡ người neo đơn, tật bệnh… Chính vì thế mà người dân Huế càng trở nên sâu sắc hơn, nhân nghĩa, hiếu đạo được đề cao hơn.
Lễ Hội Quán Thế Âm
Lễ Hội Quán Thế Âm được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 âm lịch hàng năm. Ngày này là ngày kỷ niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thành đạo. Tại Huế, lễ hội này được tổ chức tại núi Tứ Tượng thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Tại đây có tơn tượng Bồ Tát Qn Thế Âm cao 18 mét, trở thành điểm tâm linh quan trọng của Phật giáo xứ Huế.
Lễ hội được tổ chức vào hai ngày 18 và 19 tháng 6 âm lịch với một chuỗi hoạt động như thuyết pháp, văn nghệ, cắm trại, từ thiện, chẩn tế cô hồn, thả chim Bồ câu cầu nguyện… Phật tử khắp nơi đều tập trung về hàng trăm ngàn người tham dự lễ hội Quán Thế Âm với tâm nguyện cầu mong sức khỏe, bình an. Bồ tát Quán Thế Âm tức là vị Bồ tát lắng nghe những tiếng cầu cứu đau khổ của chúng sanh. Khi một chúng sanh nào đau khổ mà gọi tên hiệu của Bồ Tát thì Bồ Tát liền hiện thân để cứu độ. Bồ Tát Quán Thế Âm có ba mươi hai ứng hóa thân nên ngài thị hiện khắp nơi để cứu vớt chúng sanh đau khổ. Hình tượng Bồ Tát QUán Thế Âm trong thân hình người phụ nữ chính là sự dung hợp của lịng từ bi của Phật giáo với lòng yêu thương của người mẹ phương Đơng. Chính vì thế mà bất cứ người dân nào cũng đều cầu nguyện trước bồ tát Quán Thế Âm. Hình tượng của Bồ tát Quán Thế Âm trở thành hình tượng chung của gia đình xứ huế khi mà trong nhà nào có theo Phật đều thờ tượng Bồ tát. Không chỉ mùa lễ hội mà bất cứ
ngày nào trong năm, người dân Huế, dù là Phật tử hay khơng thì họ đều dẫn nhau lên tượng đài Quán Thế Âm ở núi Tứ Tượng đề cầu nguyện. Những câu chuyện linh ứng càng khiến cho niềm tin ở Bồ tát càng thêm lớn, có sức ảnh hưởng sâu rộng khơng chỉ người dân Huế mà cả dân tộc Việt.
Đó là các lễ hội chính của Phật giáo trở thành lễ hội chung của người huế, tạo thành một nếp sống, nếp nghĩ, nếp văn hóa của người dân xứ Huế.
3.2.2. Ảnh hưởng Phật giáo trong một số lễ hội khác ở Huế
Lễ Tế đàn Nam Giao
Tế Nam Giao là một buổi tế đối với triều đại quân chủ là một cuộc tế lễ để tại ơn trời đất, tỏ lịng tơn sung đối với Ngọc Hồng thượng đế. Người đứng ra tế lễ chính là vua- thiên tử-con trời nên công việc được chuẩn bị vô cùng kỹ càng và rất linh thiêng. Việc Vua, người đứng đầu của một triều đại đứng ra tế lễ chính là thay mặt nhân dân bày tỏ lịng tơn kính đến với trời đất, đồng thời cầu nguyện cho đất nước được thanh bình, nhân dân được an lạc, mùa màng được bội thu… Để cho sự cầu nguyện được như ý thì vua chúa phải thanh lọc thân tâm của mình. Nghĩa là nhà Vua phải giữ thân được tịnh sạch mà điều này được quy định rất rõ ràng từ đời này qua đời khác. Ba ngày trước hôm tế, một sắc chỉ của Hoàng đế được ban bố để nhắc nhở các người dự tế phải ăn chay giữ giới để cơ thể thanh khiết. Người ta mang đến cung điện cho nhà Vua một tượng người bằng đồng (đồng nhân) để ngày đêm vua nhìn thấy vị thần tượng trưng cho trong sạch và chay tịnh, hầu cho Vua cũng giữ giới y như vậy. Trong những ngày này, nhà vua phải ăn đồ chay thanh tịnh, không được gần gũi cung phi mỹ nữ và ngủ giữa nền nhà.
Rõ ràng sự chay tịnh của nhà Vua và các người dự lễ tế vang vọng nét văn hóa truyền thống Phật giáo. Vua chúa triều Nguyễn một lòng ủng hộ Phật giáo, đều cho xây dựng Phật tự thiền môn rất nhiều và đã áp dụng tư tưởng của Phật giáo trong việc cai trị nhân dân. Các nhà vua cũng ít nhiều áp dụng đời sống của các bậc tu hành đối với bản thân trong những dịp đặc biệt và linh thiêng như thế này. Phật giáo dạy con người, muốn đem thanh tịnh đến cho người khác thì chính bản thân mình phải thanh tịnh. Tất nhiên nhà vua muốn đất nước thanh bình chắc chắn Vua sẽ phải giữ mình thanh khiết để cầu nguyện với đất trời.
Mặc dù ý nghĩa tế Nam Giao không phải là lễ của Phật giáo nhưng công tác chuẩn bị, tâm lý thanh tịnh để đứng trước đấng thiêng liêng chính là những điều ảnh hưởng từ Phật giáo. Lễ tế Nam Giao này được duy trì và tổ
chức trong dịp Festival. Lễ Tế này chính là sự kiện bắt đầu cho tuần lễ Festival ở Huế đã thu hút nhiều du khách.
Tế Đàn âm hồn
Tế âm hồn hay cịn gọi là cúng thí âm linh cô hồn. Ý nghĩa của lễ này là thương tưởng đến những người thiếu phước phải sinh vào lồi ngạ quỷ, cơ hồn vất vưởng không nơi nương tựa. Việc lập đàn cúng thí cơ hồn là việc làm thể hiện lịng từ bi của Phật pháp, trước là cúng cấp vật phẩm cho chúng ngạ quỷ cô hồn ăn uống no đủ, sau đó chính lời kinh tiếng kệ sẽ là lời thức tỉnh dẫn dắt chúng cơ hồn được giải thốt. Cúng thí âm linh xuất phát từ thời Đức Phật còn tại thế. Nhân duyên Phật dạy việc làm này là do ngài A nan- người thị giả của Phật ngủ mơ thấy cảnh giới khổ đau của các loài ngạ quỷ. Chúng ngạ quỷ đói khát này địi lấy mạng ngài A nan. Phật đã chỉ cho A nan cách cúng thí thực để cầu nguyện cho chúng ngạ quỷ cô hồn này được no đủ, thốt khỏi khổ ải của đói khát. Các chùa hàng ngày đều cúng thí thực cho cơ hồn vào buổi cơng phu chiều với một tơ cháo trắng lỗng.
Lễ cúng thí âm linh cơ hồn được tổ chức theo hai hình thức: 1) đại trai đàn bình đẳng chẩn tế hay cịn gọi là đại thí mơng sơn, được tổ chức hồnh tráng; 2) tiểu mơng sơn thí thực được tổ chức đơn giản. Bất kỳ dịp lễ nào của Phật giáo, sau khi hồn tất đều có lễ mơng sơn thí thực này để cúng tạ cứu vớt những chúng sanh âm linh cô hồn không ai tế tự, không nơi nương tựa. Từ trong Phật giáo, quần chúng nhân dân, dù là Phật tử hay khơng thì khi có phương việc kỵ giỗ, hiếu hỷ đều có một bàn với đầy các loại thức ăn, áo cháo gạo muối trước của nhà để cúng cô hồn. Cúng cô hồn là một lễ không thể thiếu trong các dịp hiếu hỷ, thiếu lễ này xem như chưa hoàn nguyện, gia chủ vẫn còn chưa xong việc.
Người dân Huế đã áp dụng lễ cúng thí này nhiều nhất trong dịp rằm tháng Bảy- ngày xá tội vong nhân và ngày 23 tháng 5- tưởng nhớ ngày thất thủ kinh đô năm 1885. Khắp các ngả đường ở kinh thành Huế đều có đốt đống lửa, cơm vắt cục, khoai sắn, cháo loãng… Đây là cách tưởng nhớ, truy niệm chiến sĩ trận vong, nhân dân nạn vong trong đợt thất thủ Kinh đô năm Ất Dậu 1885 của người dân Huế.
Lễ phóng sanh đăng
Phóng sanh cứu mạng trở thành một nét văn hóa khá đặc biệt của Huế. Lễ phóng sanh bắt nguồn từ Phật giáo với ý nghĩa cứu vớt mạng sống của các loài chúng sanh đang bị giam cầm. Đây là một việc làm thể hiện tấm lòng từ bi yêu thương của Phật giáo. Giới luật Phật giáo cấm sát sinh hại vật,
đồng thời khuyến khích việc cứu mạng, phóng sanh chính vì thế mà lễ này đã lan tỏa rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Vào các ngày sóc vọng, lễ Phật đản, Vu Lan hay cúng kỵ giỗ… người dân đều mua cá, ốc, chim… để phóng sanh. Khơng chỉ tổ chức tại các ngơi chùa, các gia đình Phật tử mà lễ phóng sanh được đơng đảo người dân thực hiện tại sơng Hương. Phóng sanh ở sơng Hương thường kết hợp với thả đèn hoa đăng (điểm phóng liên đăng), cúng thí thực. Buổi lễ này thường thỉnh mời chư Tăng để tụng kinh cầu nguyện và hình thức giống như một đàn cúng thí thực truyền thống ở trên cạn.
Các nhóm người thường th đị rồng với đầy đủ các vật phẩm, đèn hoa đăng, chim cá… ra giữa sông Hương để thực hiện nghi lễ này. Lễ phóng sanh sẽ thực hiện trước với lời cầu nguyện bằng kinh từ bi với ý nghĩa chỉ rõ chúng sanh rằng vì đã tạo ác nghiệp nên giờ thọ nhận thân này, nay được gia chủ bỏ tiền mua về, cầu nguyện cho chúng sanh được thoát khỏi sự giam cầm, nghe lời kinh tiếng kệ để tu hành, xả bỏ thân lồi chúng sanh, giải thốt. Sau lễ thả phóng sanh là lễ thả hoa đăng. Với ý nghĩa ánh sáng của Phật pháp như ánh sáng của ngọn đèn hoa đăng này sẽ soi rọi để những