Xây dựng và hoàn hiện một quy trình cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2007 - 2010 (Trang 28 - 31)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN 2007

1.Xây dựng và hoàn hiện một quy trình cổ phần hóa

Theo một cơ chế thống nhất rút ngắn thời gian cổ phần hóa doanh nghiệp giảm bớt thủ tục trong quy trình cổ phần hóa. Thực tế trên cho thấy, để có thể thực hiện tốt kế hoạch cổ phần hóa theo các Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNCPH, công khai hóa và minh bạch quá trình cổ phần hóa, gắn với sự phát triển của thị trường chứng khoán, cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa DNNN quy định tại Nghị định 187 theo hướng:

+ Về đối tượng cổ phần hóa, cần thiết bị bổ sung thêm đối tượng cổ phần hóa bao gồm cả các công ty TNHH Nhà nước một thành viên, các công

ty Nhà nước độc lập là công ty mẹ được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm hạn chế tình trạng lựa chọn chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con để tránh cổ phần hóa; Các công ty TNHH Nhà nước hai thành viên trở lên khi thực hiện chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần được phép áp dụng các quy định có liên quan tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức hoạt động của các công ty.

+ Về điều kiện cổ phần hóa: cho phép cổ phần hóa cả doanh nghiệp "không bị âm vốn Nhà nước" theo hình thức phát hành cổ phiếu để huy động vốn vì các doanh nghiệp này đã được xử lý những tồn tại về tài chính, nếu tiến hành bán đấu giá cổ phần Nhà nước vẫn thu hồi được một giá trị nhất định. Bổ sung thêm điều kiện cổ phần hóa bộ phận công ty là công ty Nhà nước thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có quy mô lớn thực hiện cổ phần hóa các bộ phận và công ty mẹ theo đúng lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và được mua cổ phần ưu đãi giảm giá 20%. Quy định này cho thấy còn có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm tổ chức quản lý chưa được xác định là nhà đầu tư chiến lược. Trong thực tế triển khai có những đơn vị đã xác định nhà đầu tư chiến lược là người lao động trong doanh nghiệp và các doanh nghiệp thành viên trong nội bộ của Tổng công ty làm hạn chế khả năng huy động vốn trong xã hội, thay đổi phương thức quản lý. Việc quy định giảm 20% giá bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược đã làm giảm khoản thu của Ngân sách từ cổ phần hóa, trong khi các nhà đầu tư tiềm năng góp vốn mua cổ phần muốn tham gia quản trị doanh nghiệp về cơ bản đều có tiềm lực về tài chính, họ cần được ưu đãi quyền mua cổ phần hơn là ưu đãi giảm giá. Để xóa bỏ sự cách biệt giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có quy mô lớn thực hiện tốt các mục tiêu cổ phần hóa thông qua sự tham gia góp vốn và quản lý của nhà đầu tư tiềm năng, dự

kiến sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng là nhà đầu tư chiến lược nhưng không ưu đãi giảm giá, cụ thể. Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước như: người sản xuất và thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp; người cam kết tiêu thụ lâu dài sản phẩm của doanh nghiệp; người gắn bó lợi ích chiến lược lâu dài trong kinh doanh, có tiềm năng về tài chính và năng lực quản lý, không bao gồm người lao động trong doanh nghiệp và các pháp nhân trong cùng tổng công ty khi cổ phần hóa các đơn vị thành viên hoặc đơn vị phụ thuộc của tổng công ty. Giá bán cho các nhà đầu tư chiến lược được thực hiện theo giá đấu thành công của từng nhà đầu tư hoặc theo giá thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường. Giá bán cho các nhà đầu tư chiến lược được thực hiện theo giá đấu thành công của từng nhà đầu tư hoặc theo giá thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường. Đối với các doanh nghiệp có đủ điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật chứng khoán thì phương án bán cổ phần phải đảm bảo đủ điều kiện về số lượng cổ đông bên ngoài để thực hiện niêm yết ngay sau khi chuyển thành công ty cổ phần. Mặt khác, để khắc phục trường hợp thông thầu, cần bổ sung quy định các trường hợp số lượng cổ phần chưa bán hết lớn (bao gồm cả trường hợp nhà đầu tư từ chối mua) phải thực hiện đấu giá lại hoặc điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ trong phương án cổ phần hóa để đảm bảo chuyển đổi doanh nghiệp theo đúng tiến độ cổ phần hóa. Bên cạnh đó, để gắn kết quá trình cổ phần hóa DNNN với việc phát triển thị trường chứng khoán, tăng số lượng và chất lượng các công ty thực hiện đăng ký niêm yết, giao dịch, cần bổ sung quy định buộc những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn và hiệu quả thực hiện cổ phần hóa gắn với việc tham gia niêm yết, giao dịch. Đồng thời, giao trách nhiệm cho cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa phải hướng dẫn và phê duyệt ngay trong quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2007 - 2010 (Trang 28 - 31)