Các đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU (Trang 25 - 31)

Trên thị trường cà phê Việt Nam hiện có 150 doanh nghiệp thương mại hoạt động, nhưng chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp thương mại cà phê đúng nghĩa và 8 nhà rang xay, chiếm 80% sản lượng. Có thể kể đến các tên tuổi lớn như:

- Tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE) - Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam

- Tập đoàn Thái Hoà

- Công ty xuất nhập khẩu Simexco Đắk lắk - Công ty cà phê Phước An Đắk lắk

- Công ty thương mại kỹ thuật & đầu tư PETEC - Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Đắk lắk

- Công ty xuất nhập khẩu Tín Nghĩa Đồng Nai

- Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh - Công ty thực phẩm miền Bắc.

Trong đó VINACAFE là một Tổng công ty Nhà nước với 100% số vốn của Nhà nước và là hội viên lớn nhất của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp lớn, có tới 70 công ty, xí nghiệp và nông trường. Hàng năm VINACAFE xuất khẩu một lượng lớn tới 20- 25% sản lượng cà phê của cả nước.

2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang EU 2.2.1.Đặc điểm thị trường cà phê EU

Liên minh châu Âu được thành lập vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Đây là một một liên minh kinh tế chính trị gồm 27 nước thành viên mà ở đó hàng hoá, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia.

Xu hướng tiêu thụ cà phê tại EU:

Cà phê đang ngày càng được ưa chuộng tại EU và được coi như một thức uống đem lại nhiều tác dụng về mặt tinh thấn, có tác dụng thư giãn, giảm stress trước nhịp sống làm việc hối hả của người dân EU hiện nay. Những xu hướng đáng chú ý trong tiêu dùng cà phê tại EU:

- Những sản phẩm như cà phê hoà tan đang gia tăng theo xu hướng tiện dụng và được chia thành những gói nhỏ để sử dụng. Tiêu thụ các sản phẩm cà phê nguyên chất đang ngày càng gia tăng.

- Sự gia tăng nhận thức về môi trường và khía cạnh xã hội của sản phẩm. Tiêu chuẩn về nhãn mác, môi trường, hóa chất được đặc biệt coi trọng. Quyền lợi người tiêu dùng rất được đề cao.

- Thị trường đang hướng về những sản phẩm được chứng nhận, có thương hiệu chủ yếu là về lối sống lành mạnh, do đó, các loại cà phê có lợi cho sức khoẻ đang được tiêu thụ ngày càng nhiều. Một trong những chứng nhận quan trọng về cà phê tại EU là chứng nhận Impatto Zero của Italia.

- Trên toàn EU có sự đồng nhất và nhiều nét chung trong sự tiêu thụ và sử dụng cà phê. Nhìn chung không có sự phân biệt giữa các vùng về sử dụng các loại cà phê. Việc sử dụng cà phê pha trộn cũng như cà phê có thêm hương vị trở nên phổ biến trên toàn EU.

Ngoài ra chính sách thương mại nội khối của EU tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm tạo cho các thành viên sự tự do như ở trong quốc gia mình. Điều này tạo cho Việt Nam thuận lợi trong việc tìm hiểu các đối tác mới của EU thông qua các đối tác truyền thống, ít phải điều tra ngay từ đầu, giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới. Nếu có được quan hệ tốt với thị trường truyền thống, sẽ là điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường mới dễ dàng hơn.

2.2.2.Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU 2.2.2.1 Kết quả xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu

EU là thị trường rất ưa chuộng sản phẩm cà phê và là một trong những khu vực thị trường tiêu thụ sản phẩm này hàng đầu thế giới. Hàng năm giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chiếm từ 40-50% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta cho tất cả các thị trường trên thế giới. Những năm gần đây Việt Nam luôn chỉ chiếm thị phần từ 13-18 % thị phần EU và đứng ở vị trí thứ 3 trong các nước xuất khẩu vào EU, Brasin là nước chiếm thị phần lớn về cà phê xuất khẩu vào EU, thị phần của nước này chiếm từ 30-31 % thị phần EU và Clombia là nước xuất khẩu đứng thứ 2 (nguồn: ICO).

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu cà phê vào EU giai đoạn 2008-2011

Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Trị giá (triệu USD) Tăng (%) Trị giá (triệu USD) Tăng (%) Trị giá

(triệu USD)Tăng(%) Tổng kim ngạch

xuất khẩu vào EU

10.000 17,6 10.600 6,0 12.100 14,2

Mặt hàng cà phê 820 -2,4 800 -2,4 815 1,9

(Nguồn: vinanet)

Kim ngạch xuất khẩu vào EU năm 2008 đạt 820 triệu USD, giảm 2,4% so với năm 2007 do sản lượng sản xuất trong nước giảm. Đến 2009, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả biến động nên giá trị cà phê xuất khẩu cũng giảm, tuy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU vẫn tăng 6%. Năm 2010, dù tiêu dùng của dân cư các nước EU có giảm nhưng EU vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với cà phê Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU năm 2010 đạt 815 triệu USD, tăng 1,9% so với 2009 và chiếm gần 46%

kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm của Việt Nam (1.763 triệu USD). Theo số liệu tổng cục thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 378057 tấn cà phê sang EU, trị giá hơn 829 triệu USD. Như vậy chỉ riêng 8 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu của nước ta vào EU đã cao hơn của cả năm 2010. Điều này có được là do giá cà phê tăng cao vào đầu năm. Các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam nhiều trong EU là Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ…

Bảng 2.7. Một số nước EU nhập khẩu cà phê chính của nước ta từ giai đoạn 2006/2007 đến 2009/2010 Thứ tự Thị trường 2006/2007 2007/2008 2008/2009 2009/2010* (Tháng 10 – tháng 3) Khối lượng (nghìntấn) Giá trị (nghìn USD) Khối lượng (nghìntấn) Giá trị (nghìn USD) Khối lượng (nghìntấn) Giá trị (nghìn USD) Khối lượng (nghìntấn) Giá trị (nghìn USD) 1 Đức 249 408.995 174 373.024 165 292.418 81 116.008 2 Tây Ban Nha 100 159.715 100 221.092 88 154.426 34 46.077 3 Italy 79 130.174 80 171.176 83 163.948 34 47.265 4 Bỉ 20 33.562 61 144.529 44 87.251 25 34.428 5 Pháp 44 72.589 37 79.558 37 66.545 7 9.633 6 Anh 40 55.922 29 53.587 25 45.698 19 24.640 7 Thụy Sĩ 10 16.857 10 23.149 9 18.047 18 23.245

(Nguồn: Global Trade Atlas; * Vicofa và Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Có thể thấy Đức là nước nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất trong EU trong thời gian gần đây. Giá trị nhập khẩu có lúc đã lên tới hơn 400 triệu USD niên vụ 2006/2007. Tuy nhiên đã có sự sụt giảm về sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường này. Đến niên vụ 2008/2009 khối lượng cà phê xuất khẩu chỉ còn 165 nghìn tấn, đạt giá trị 292418 nghìn USD, giảm 84 nghìn tấn về khối lượng và 116577 nghìn USD về giá trị so với niên vụ 2006/2007. Đây cũng là tình hình chung cho các nước nhập khẩu chính của ta trong EU khi mà cung đã vượt quá cầu, chúng ta gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ như

những điểm sáng về nhập khẩu cà phê Việt Nam như Bỉ, Thụy Sĩ, đặc biệt là Bỉ. Đây được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho cà phê Việt Nam. Vấn đề đặt ra cho ngành cà phê nước ta là phải có biện pháp củng cố các thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới giàu tiềm năng.

Cơ cấu cà phê xuất khẩu

EU là thị trường khó tính, yêu cầu về các mặt hàng nhập khẩu là rất cao và cà phê cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, loại cà phê Arabiaca (cà phê chè) rất được ưa chuộng ở thị trường này. Tuy nhiên từ trước đến nay chúng ta mới chỉ tập trung xuất khẩu cà phê Robusta (cà phê vối) vốn là thế mạnh của Việt Nam vào EU. Từ 2004 Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu và phê Arabica vào thị trường này, nhưng với tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 3-5%.

Về sản phẩm cà phê xuất khẩu, chúng ta hầu hết chỉ xuất khẩu cà phê nhân vào EU. Loại cà phê này không qua chế biến do đó giá trị xuất khẩu không cao. Do nhu cầu về sản phẩm ngày càng đa dạng nên Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu cà phê thành phẩm, cà phê hòa tan song tỷ trọng còn rất ít. Loại cà phê hoà tan này còn chưa chiếm được thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng EU nên lượng cà phê này xuất khẩu vào thị truờng EU chiếm một tỉ lệ thấp chỉ khoảng 4-5%. Ngoài ra cũng có cà phê thành phẩm nhưng tỉ lệ này cũng không cao, chỉ khoảng 7-9%.

Giá cà phê xuất khẩu

Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn khai thác tốt việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU với các sản phẩm cà phê có thương hiệu được các nước EU chấp nhận. Năm 2010 So với cùng kỳ năm 2009 thì giá cà phê xuất khẩu tăng khoảng 100 USD/tấn, đạt mức trung bình 1530 USD/tấn. Giai đoạn 2006/2007-

2009/2010 đã có lúc giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 1937USD/ tấn vào mùa vụ 2007/2008 (nguồn VICOFA) do sản lượng giảm trong khi nhu cầu vẫn lớn đẩy giá lên. Tính chung cả giai đoạn thì giá cà phê đạt trung bình 1500USD/ tấn. Tuy nhiên, giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn so với đối thủ trên thế giới do yếu tố chất lượng cà phê chưa cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU (Trang 25 - 31)