7. Kết cấu của luận văn
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
1.3.5. Đầu tư các nguồn lực quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
Nguồn lực cho quản lý nhà nước về GNBV bao gồm nguồn lực về vật chất, khoa học kỹ thuật và nguồn lực về con người. Đầu tư nguồn lực tốt thì nâng cao hiệu quả QLNN về GNBV.
Nguồn lực vật chất được huy động từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài, các quỹ phát triển kinh tế của các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt là từ nguồn vốn xã hội hóa. Đầu tư vật chất cho GNBV không chỉ thu về những giá trị vật chất thông thường mà bên cạnh đó còn là những giá trị phi vật chất như bảo an ninh trật tự xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.
Khoa học kỹ thuật ở đây là những máy móc, kỹ thuật phương pháp nuôi trồng và con giống, cây giống có chất lượng cao. Các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật để nuôi dê, bò sinh sản, bò thịt, trồng cây cà phê, cao su,… được coi là cứu cánh giúp giảm nghèo bền vững.
Nguồn lực con người là trung tâm của sự phát triển. Vì vậy, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nghiên cứu GNBV, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế là một trong những chính sách quan trọng để tăng nguồn lực cho hoạt động GNBV. Với quan điểm này, thời gian nhà nước đã thực hiện chính sách ưu đãi để thu hút cán bộ trên các lĩnh vực, trong đó có các lĩnh vực để GNBV; dành nguồn kinh phí đáng kể để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác GNBV, nhất là cán bộ QLNN về GNBV ở cấp địa phương.
1.3.6. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc giảm nghèo bền vững
Công tác thanh tra, kiểm tra gồm hai nội chung cơ bản: Một là, việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; Hai là, kiểm tra và xử lý nghiêm những sai phạm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về GNBV.
Tổng kết, đánh giá là việc làm cần thiết và bắt buộc sau mỗi giai đoạn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về GNBV. Việc đánh giá tổng kết này có thể kịp thời tổng kết những kết quả đạt được và nhìn nhận những hạn chế khuyết điểm trong quá trình QLNN về GNBV, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về GNBV trong thời gian tới.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về giảm nghèo bền vững: quan niệm về giảm nghèo bền vững, nội dung và tiêu chí giảm nghèo bền vững. Cùng với đó, chương một đã khái quát những vấn đề cơ bản QLNN về GNBV: Khái niệm, sự cần thiết của QLNN về GNBV. Ngoài ra, chương 1 còn trình bày khái quát 6 nội dung của QLNN về GNBV là: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về giảm nghèo bền vững; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo bền vững; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy phạm pháp luật, chính sách về giảm nghèo bền vững; Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững; Đầu tư các nguồn lực quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững; Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc giảm nghèo bền vững. Từ những nội dung lý luận cơ bản của QLNN về GNBV sẽ là cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng công tác QLNN về GNBV ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong chương 2.
CHƯƠNG 2
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN
2.1. Khái quát huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và thực trạng nghèo, đói
trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
2.1.1. Khái quát về huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Tiền Hải là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, có chiều dài bờ biển trên 23 km, diện tích tự nhiên trên 23 nghìn ha; nằm giữa hai cửa biển Trà Lý và Ba Lạt của sông Hồng; là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng ở vùng duyên hải Bắc bộ.
Hơn 190 năm trước, mảnh đất nơi đây là bãi bồi hoang vu nhân dân gọi là bãi Tiền Châu, với những cồn cát lúc ẩn lúc hiện theo thủy triều lên xuống; lau lách um tùm, cỏ dại ngút ngàn, chỉ có chim muông và tôm cá. Chính Doanh Điền sứ Nguyễn Công Trứ đã phát hiện ra tiềm năng của bãi Tiền Châu, ông dâng sớ tấu trình đề nghị triều đình cho khẩn hoang, mở mang đất đai, yên nghiệp dân nghèo, hạn chế giặc dã.
Năm 1828, dưới sự tổ chức và chỉ huy của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ dân binh được chiêu mộ đã đoàn kết, chung lưng đấu cật đào đắp, xây dựng hệ thống đê biển, đê sông, hệ thống thủy lợi, những cánh đồng nhanh chóng được hình thành. Chỉ trong vòng 6 tháng cuộc khẩn hoang đại quy mô tại bãi biển Tiền Châu được hoàn thành - Huyện Tiền Hải được thành lập. Lúc mới thành lập Tiền Hải huyện Tiền Hải thuộc trấn Nam Định, gồm 7 tổng (Tân An, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Phong, Tân Định, Tân Bồi, Tân Cơ) với 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 4 giáp; dân số toàn huyện có 2.350 người, số ruộng đất là 18.970 mẫu. Huyện lỵ ban đầu đặt tại làng Phong Lai (xã Đông Phong ngày nay). Đến đầu thời vua Tự Đức chuyển về làng Hoàng Tân (xã Tây Sơn ngày nay).
Sau khi tỉnh Thái Bình được thành lập (vào ngày 21-3-1890), huyện Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
30 thôn, 1 phường. Từ năm 1950 đến năm 1954, Tiền Hải có 15 xã. Từ sau năm 1954, Tiền Hải được chia thành 3 khu, gồm 26 xã, lấy chữ Đông, Tây, Nam làm đầu tên gọi các khu.
Năm 1969, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 4228 phê chuẩn việc chuyển 5 xã của huyện Kiến Xương về Tiền Hải là: An Ninh, Vũ Lăng, Phương Công, Vân Trường, Bắc Hải. Năm 1975, xã Nam Cường được thành lập. Năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định thành lập 1 thị trấn và 2 xã mới là Đông Hải và Nam Phú. Từ năm 1986 đến nay, huyện Tiền Hải có 34 xã và 1 thị trấn. Trong quá trình hình thành và phát triển, các thế hệ người Tiền Hải đã đoàn kết, chung lưng đấu cật vượt qua gian nan thử thách, kiên cường chống chọi với thiên tai địch hoạ, quai đê lấn biển, mở rộng diện tích đất canh tác “đẩy sóng ra xa, kéo chân trời gần lại”. Văn hóa của người Tiền Hải mang dấu ấn của nền văn minh sông Hồng, đồng thời cũng hun đúc nên những nét văn hóa đặc trưng, mang dấu ấn riêng của mình. Đó là “dũng cảm, kiên cường, đoàn kết, sáng tạo”. Tiền Hải là nơi diễn ra các phong trào đấu tranh cách mạng, có tiếng vang trong cả nước, được ghi vào lịch sử. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, nhân dân 3 làng Đông Cao, Nho Lâm, Thanh Giám và các làng lân cận đã vùng lên đấu tranh chống áp bức, cường quyền. Cuộc biểu tình lưu huyết ngày 14-10- 1930, (nông dân làng Nho Lâm, Thanh Giám, Đông Cao và các làng xã lân cận kéo về huyện đường ủng hộ, hưởng ứng phong trào đấu tranh của Xôviết - NghệTĩnh; kết hợp với đấu tranh kinh tế: đòi giảm sưu thuế, xóa bỏ việc bắt muối, bắt rượu, đòi trả tiền đào sông Cốc giang). Mặc dù bị đàn áp dã man, song cuộc biểu tình như một hồi chuông thức tỉnh, làm cho bọn đến quốc, tay sai khiếp sợ, là dấu son trong trang sử cách mạng hào hùng của huyện. Huyện Tiền Hải đóng góp tích cực trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Trải qua các cuộc kháng chiến huyện Tiền hải đã có hơn 22.000 người tham gia quân đội, 4.916 liệt sĩ, 616 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 3.200 thương binh, bệnh binh 2.230 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 427 lão thành cách mạng, 66 gia đình có công với nước, trên 11 nghìn người tham gia hoạt động kháng chiến trong các thời kỳ cách mạng được tặng thưởng
huân, huy chương kháng chiến cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.Ghi nhận những đóng góp to lớn về sức người, sức của trong các thời kỳ cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Tiền Hải đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm năm 1962. Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Tiền Hải, Đại đội 4 dân quân gái xã Đông Lâm; có 10 xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là Đông Lâm, Tây Tiến, An Ninh, Tây Giang, Nam Hà, Đông Minh, Tây An, Vũ Lăng, Tây Lương, Tây Ninh; cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Tiền Hải được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới; có 11 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nhiều tập thể, cá nhân được phong tặng các danh hiệu cao quý khác. Đó là những tài sản vô giá của Đảng bộ và nhân dân Tiền Hải.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới Huyện Tiền Hải vẫn kế thừa truyền thống đoàn kết, kiên cường, sáng tạo của các thế hệ ông cha. Thật kỳ diệu, các cánh đồng được quy hoạch , cùng với hệ thống thủy lợi chạy dọc vuông góc với đường biển là sáng tạo kỳ tài của Doanh điền sứ Nguyễn Công trứ ngày nay vẫn phù hợp với chuẩn nông thôn mới; hệ thống thủy nông vẫn tiếp tục phát huy tốt công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đường sá, kênh mương đang được kiên cố hóa để phục vụ sản xuất nông nghiệp, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, trình độ, năng suất, hiệu quả cao hơn.
2.1.2. Thực trạng nghèo, đói trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện có 32 đơn vị hành chính, bao gồm 31xã và 01 thị trấn. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo, tạo được sự tin tưởng, phấn khởi trong nhân dân, ý thức của người dân trong công tác giảm nghèo được nâng lên, nhiều hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Tiền Hải có xu hướng giảm dần từ 1.372 hộ năm 2016 xuống còn 516 hộ năm 2020. Trong giai
đoạn 2016 - 2020, huyện áp dụng phương pháp đo lường theo chuẩn nghèo đơn chiều, có thể thấy số hộ nghèo trên toàn địa bàn thành phố giảm một cách rõ rệt từ 1.372 hộ giảm còn 516 hộ. Số hộ nghèo xã Đông Phong năm 2016 cao nhất thành phố là 256 hộ nghèo, chiếm 10,73% nhưng đến năm 2020, số hộ nghèo của xã đã giảm đáng kể, chỉ còn 64 hộ, chiếm 2,6%, sau hơn 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới xã Đông Phong đã có những đổi thay nhanh chóng. Từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến nay, từ nguồn vốn của chương trình, các nguồn vốn lồng ghép và vốn nhân dân đóng góp, mỗi năm xã đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng thiết yếu. Riêng năm 2020, xã đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 238 triệu đồng) cho hạ tầng, nhờ đó đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ tốt cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa... của địa phương. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp đo lường chuẩn nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều mới, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã tăng lên từ 503 hộ năm 2016 lên 516 hộ năm 2020 tương ứng tỷ lệ hộ nghèo tăng từ 1,38% lên 1,4%. Cụ thể, xã Nam Cường có số hộ nghèo năm 2016 là 93 hộ, đến năm 2020 đã tăng lên 105 hộ, chiếm tỷ lệ 3,88% cao nhất huyện, ngoài ra thị trấn Tiền Hải, xã Nam Cường, xã Đông Phong cũng chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các xã còn lại trong huyện, tương ứng 2,03%; 2,32% và 2,44% vào năm 2016.[40]
Đa số hộ nghèo tại huyện Tiền Hải thuộc diện chính sách Bảo trợ xã hội là 251 hộ nghèo trong tổng 365 hộ nghèo toàn thành phố, hộ nghèo thuộc diện chính sách giảm nghèo chiếm 114 hộ tương ứng 31,23%. Điều này cho thấy phần lớn nhóm gia đình nghèo còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của xã hội, nhóm này ít có khả năng thoát nghèo và sẽ là một gánh nặng cho nhà nước.
Về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: Theo điều tra của phòng LĐ- TB&XH huyện, tình hình thiếu hụt về y tế đối với hộ gia đình có người ốm/bệnh nặng nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua là 17 hộ, chiếm tỷ lệ 3,4%; đối với hộ gia đình có ít nhât 01 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có bảo hiểm y tế là 170 hộ, chiếm 34%. Mức độ thiếu hụt trình độ giáo dục của người lớn từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện
không đi học; không tính các trường hợp khuyết tật nặng trở lên hoặc đạng bị bệnh/chần thương nặng, đang chữa bệnh bắt buộc phải nghỉ học là 19 hộ, chiếm 3.8%. Hộ gia đình có ít nhât 01 thành viên từ 05 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học chiếm tỷ lệ 16,2% với 81 hộ. Về nhà ở, phần lớn các hộ gia đình đã có nhà kiên cố, có 64 hộ nghèo đang ở trong các ngôi nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ với tỷ lệ 12,8%. Các đồ dùng đắt tiền của hộ nghèo gần như không có hoặc chỉ chiếm một tỷ lệ rât nhỏ. Nếu có thì phần lớn chỉ là đồ dùng rẻ tiền như máy quạt, tivi cũ, xe máy cũ, xe đạp,... 28 hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh: nước máy, nước giếng khoan, nước giếng đào có thành bảo vệ, nước khe mó được bảo vệ, nước mưa chứa trong bể chứa được bảo vệ, 123 hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh như: tự hoại, bán tự hoại, thấm dội nước,hai ngăn. Đối với mức độ thiếu hụt về tình trạng sử dụng dịch vụ viễn thông chiếm tỷ lệ khá cao, 343 hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng điện thoại và đồng thời cũng không sử dụng kết nối internet thông qua máy tính hoặc bât kỳ thiết bị điện tử nào, chiếm tỷ lệ 68,6%, thay vào đó các hộ nghèo được tiếp cận với thông tin qua loa truyền thanh của thôn/ xã cũng như qua đài, tivi. [40]
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện nay
2.2.1. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện nay
2.2.2.1. Nguyên nhân ưu điểm
Công tác QLNN về GNBV ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình đạt được những thành tựu trong những năm qua trước hết là do các cấp ủy Đảng chính quyền đã nhận thức đúng đắn về GNBV từ đó có công tác lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời.
Phòng LĐ-TB&XH chủ động nắm bắt tình hình, tham mưu với UBND tỉnh và phối hợp với các Phòng, Ban, Ngành và xã, thị trấn trong thực hiện công tác QLNN về GNBV.
thực hiện chính sách GNBV.
Nhận thức của người dân trong những năm gần đây được nâng cao, ý thức tham gia vào các chính sách GNBV được cải thiện rõ rệt.
2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế