CHÍNH SÁCH ĐỀ NGHỊ 41

Một phần của tài liệu Chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam (Trang 41 - 44)

Để hoàn thành tốt mục tiêu đã đặt ra, một số chính sách được đề xuất như sau: 1. Cải cách sâu, rộng hơn nữa các vấn đề thuộc về cơ chế pháp lý và thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cá doanh nghiệp xuất khẩu như: thời hạn và hạn mức tín dụng, tín dụng ưu đãi.

2. Tập trung nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích xuất khẩu, tránh việc đầu tư không có chọn lọc và tập trung quá nhiều việc đầu tư vào cơ

sở hạ tầng công, hành chính, những công trình công mà tư nhân hoàn toàn có

thểđấu thầu và làm tốt.

3. Đẩy mạnh thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, trong đó gia tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến. Điều này đòi hỏi việc đầu tư và nhập khẩu có chọn lọc các thiết bị công nghệ cao. Hiện nay các loại máy móc Việt Nam nhập khẩu

đa phần đều là các loại máy móc đã qua sử dụng, hiệu suất thấp và lạc hậu so với công nghệ mới.

4. Tăng cường các hoạt dộng xúc tiến thương mại ở cấp độ vĩ mô và doanh nghiệp (công việc này bao gồm cả thăm dò và dự báo). Ở cấp độ vĩ mô, hiện nay các cuộc đi thăm và ký kết các văn bản của Thủ tướng Chính phủ với một số quốc gia (Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đức...) đã thể hiện rõ tác động tích cực lên

---------------------------------------------------------

việc xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường đó; do đó cần đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác ở tầm cỡ quốc gia này. Còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đa phần đều rất yếu trong các khâu xúc tiến thương mại, kể cảở trong nước lẫn quốc tế. Các

doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn đến đội ngũ cán bộ phụ trách mảng xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, một khâu mang lại lợi ích trong cả ngắn hạn và dài hạn.

5. Nâng cao việc quản lý chất lượng sản phẩm, từ việc quản lý chất lượng sản phẩm trong nước. Hệ thống đo lường và quản lý chất lượng sản phẩm của Việt Nam còn một khoảng cách khá xa với thế giới, chính điều này dẫn đến việc nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam nhưng xuất sang các nước khác thì bị trả hàng, tệ hơn nữa là bị kiện, gây ra hậu quả lâu dài.

6. Đẩy mạnh giáo dục, nâng cao cả về chất lẫn về lượng đội ngũ tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay. Nhiều hạn chếđã nêu ở trên đều do xuất phát

điểm của Việt Nam thấp, lại thêm giáo dục kém chất lượng, do vậy nâng cao giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu của Việt Nam.

---------------------------------------------------------

 

DANH MC TÀI LIU THAM KHO CHÍNH

• Giáo trình “ Kinh tế ngoại thương” – Trường Đại hc Ngoi Thương,

GS,TS. Bùi Xuân Lưu - PGS,TS.Nguyn Hu Khi – Nxb Lao dng-

hi

• Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 :B công thương

• www.moit.gov.vn :B công thương

• http://www.gso.gov.vn :Tng cc thng kê

• http://www.mpi.gov.vn : B kế hoch và đầu

Một phần của tài liệu Chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam (Trang 41 - 44)