Các ph−ơng thức bảo l∙nh phát hành

Một phần của tài liệu Chứng khoán và phát hành chứng khoán_C2 docx (Trang 28 - 31)

Việc bảo lãnh phát hành th−ờng thực hiện theo một trong các ph−ơng thức sau:

- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn (firm commitment underwriting): là ph−ơng thức bảo lãnh trong đó TCBL cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối đ−ợc hết chứng khoán hay không. Thông th−ờng, trong ph−ơng thức này một nhóm các TCBL hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của TCPH với giá chiết khấu và bán lại các chứng khoán theo giá chào bán ra công chúng (POP) và h−ởng phần chênh lệch giá.

- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất (Best efforts underwriting): là ph−ơng thức bảo lãnh mà theo đó TCBL thoả thuận làm đại lý cho TCPH. TCBL không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị tr−ờng, nh−ng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho TCPH phần còn lại và không phải chịu hình phạt nào.

- Bảo lãnh theo ph−ơng thức tất cả hoặc không (All or Nothing): trong ph−ơng thức này, TCPH yêu cầu TCBL bán một số l−ợng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối đ−ợc hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. TCBL phải trả lại tiền cho các nhà đầu t− đã mua chứng khoán.

- Bảo lãnh theo ph−ơng thức tối thiểu - tối đa: là ph−ơng thức trung gian giữa ph−ơng thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và ph−ơng thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo ph−ơng thức này, TCPH yêu cầu TCBL đ−ợc tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu l−ợng chứng khoán bán đ−ợc đạt tỉ lệ thấp hơn mức sàn thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.

- Bảo lãnh theo ph−ơng thức dự phòng (Standby underwriting): Đây là ph−ơng thức th−ờng đ−ợc áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu th−ờng và chào bán cho các cổ đông cũ tr−ớc khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Vì vậy, công ty cần có một TCBL dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không đ−ợc thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo

ph−ơng thức dự phòng là việc TCBL cam kết sẽ là ng−ời mua cuối cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua không đ−ợc thực hiện.

2.2.4. Quản lý Nhà n−ớc về phát hành chứng khoán

Phát hành chứng khoán ra công chúng là một hình thức phát hành phổ biến mà các tổ chức phát hành áp dụng vì có nhiều thuận lợi hơn so với hình thức phát hành riêng lẻ. Trong ph−ơng thức phát hành này, nội dung quản lý của Nhà n−ớc bao gồm:

* Quản lý cấp giấy phép phát hành: Thông th−ờng là do cơ quan quản lý và giám sát thị tr−ờng chứng khoán quản lý. ở Việt Nam và phần lớn các n−ớc khác, cơ quan đó là Uỷ ban chứng khoán Nhà n−ớc.

* Quyết định đình chỉ, thu hồi giấy phép khi TCPH không tuân thủ các quy định tr−ớc, trong và sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng.

* Quản lý và giám sát việc công bố thông tin của TCPH

* Ban hành các văn bản liên quan đến việc phát hành và chào bán chứng khoán ra công chúng.

Hiện tại trên thế giới, có 2 tr−ờng phái quản lý trên thị tr−ờng chứng khoán sơ cấp đ−ợc gọi là tr−ờng phái "quản lý theo chất l−ợng" và tr−ờng phái "công bố thông tin đầy đủ".

Theo tr−ờng phái quản lý theo chất l−ợng thì các cơ quan quản lý về chứng khoán đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn để đảm bảo các công ty tham gia vào thị tr−ờng là các công ty có chất l−ợng và có sự ổn định hợp lý.

Theo tr−ờng phái công bố thông tin đầy đủ thì cơ quan quản lý về chứng khoán ít đ−a ra các tiêu chuẩn cho các công ty tham gia vào thị tr−ờng mà chú trọng vào việc đảm bảo các thông tin liên quan tới mọi mặt hoạt động của các công ty nêu trên đ−ợc công bố rộng rãi ra công chúng.

Tại các n−ớc đã phát triển, các cơ quan quản lý về chứng khoán th−ờng có xu h−ớng quản lý thị tr−ờng theo tr−ờng phái công bố thông tin đầy đủ. Còn tại các quốc gia đang phát triển, việc quản lý thị tr−ờng chứng khoán sơ cấp th−ờng áp dụng tr−ờng phái quản lý theo chất l−ợng. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào sự phát triển của TTCK mỗi n−ớc.

Câu hỏi ôn tập

1. Hãy phân tích các đặc điểm cơ bản của chứng khoán. Liên hệ với các hàng hoá đang giao dịch trên TTCK Việt Nam hiện nay.

2. Trình bày nội dung phân loại chứng khoán?

3. So sánh sự giống và khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu; giữa hợp đồng kỳ hạn với hợp đồng t−ơng lai.

4. Trình bày các chức năng kinh tế cơ bản của hợp đồng quyền chọn? Phân tích về khả năng hình thành và giao dịch loại hợp đồng này trên TTCK Việt Nam?

5. Đầu t− vào trái phiếu Chính phủ là cách đầu t− khôn ngoan, Hãy bình luận quan điểm trên.

6. Trình bày về các chủ thể phát hành chứng khoán. Liên hệ thực tiễn TTCK Việt Nam.

7. Các ph−ơng thức phát hành chứng khoán. Liên hệ thực tiễn Việt Nam?

8. Phân tích và bình luận về các điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng ở Việt Nam hiện nay?

9. Trình bày các ph−ơng thức bảo lãnh phát hành chứng khoán. Nếu Anh (Chị) là chủ một doanh nghiệp đang có ý định phát hành chứng khoán ra công chúng, Anh (Chị) sẽ lựa chọn ph−ơng thức bảo lãnh nào? Tại sao?

Một phần của tài liệu Chứng khoán và phát hành chứng khoán_C2 docx (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)