Cuộc tấn công này xảy ra vào đầu năm 2008 tại quận Balikun nằm về phía đông núi Thiên Sơn, thuộc Tân Cương, Trung Quốc. Đến ngôi nhà của người chủ đàn gia súc bị tấn công, mọi người đều sốc bởi cảnh tượng trước mắt, xác cừu bị sói cắn chết nằm la liệt khắp nơi.
Ngày 15 tháng 1 năm 2008, chúng tôi đến nơi xảy ra vụ việc. Quận Balikun nằm ở phía đông dãy núi Thiên Sơn. Thời tiết nơi đây rất lạnh giá vào mùa đông, nhất là vào tháng 1.
Ngày hôm sau, chúng tôi lái xe đến thị trấn Kuisu cách trụ sở quận 30 km. Tuyết rơi trên suốt chặn đường nhưng cuối cùng chúng tôi đã đến nơi và tìm thấy cô Thiên Dung Hồng, phóng viên đã tường thuật vụ tấn công của sói.
Thiên Dung Hồng; Thư ký cộng đồng, thị trấn Kuisu, quận Balikun:
“Sau khi tìm hiểu thêm về những gì đã xảy ra, chúng tôi đã sắp xếp với thị trưởng Lý và ông Cáp, một nhà lãnh đạo khác của thị trấn, những người phụ trách vấn đề quản lý động vật. Khoảng 9 giờ,chúng tôi đặt chân đến ngôi nhà của người chăn cừu. Lúc vừa đến,tôi đã bị sốc bởi cảnh tượng chào đón trước mắt. Có rất nhiều cừu đã bị sói cắn chết. Trước đây, tôi chưa được tận mắt nhìn thấy một con sói nào mặc dù tôi đã được nghe kể về chúng.”
Theo yêu cầu của chúng tôi, cô Thiên dẫn đoàn đến nơi người chủ ấy định cư trong sự nghi ngờ. Nơi này cách trụ sở thị trấn 20 km. Tuyết rơi dày đặc, gió thổi mạnh làm chúng tôi phải mất hơn một tiếng đồng hồ mới đến được ngôi làng.
“Chúng ta vào trong xem nào!”, Thiên Dung Hồng.
Ngôi nhà của người chủ đàn cừu bị tấn công HuSaYin bên ngoài trông không khác gì so với những ngôi nhà trang trại khác. Nhưng khi bước vào, chúng tôi dễ dàng
nhận thấy đây là ngôi nhà của người Kazắc. Cũng dễ nhận ra rằng ông HuSaYin vẫn rất sợ hãi khi nhớ lại buổi tối khủng khiếp hôm đó.
HuSaYin:” Tôi nhìn thấy một hay hai con cừu đứng lên rất khó khăn. Trên người chúng đầy những vết thương đang chảy máu. Rõ ràng chúng đã bị sói tấn công.” Chúng tôi cố gắng hiểu tiếng Trung Quốc của HuSaYin. Ngày 10 tháng 11, ông chăn đàn cừu ra ngoài. Đến nửa đêm thì họ quyết định dừng lại nghỉ ngơi. Sói là động vật hoạt động về đêm, chúng đã bất thình lình tấn công ông.
Làng Liugou không phải là nơi đầu tiên bị sói tấn công. Những đàn cừu của
HuSaYin đã bị sói “đột kích” trên đồng cỏ lạnh giá ở núi Bắc, cách làng gần 30 km. Không bị thương sau đợt tấn công cuối cùng của sói, HuSaYin rời ngọn đồi đi xuống làng.
“HuSaYin, mùa đông này ông ở đâu?”
“Trên ngọn núi kia. Ở đó bây giờ có sói, chúng tôi không dám ở lại nữa. Chúng tôi đi xa để không còn phải sống sợ hãi vì chúng.”
Khó mà thống kê được có bao nhiêu sói trên núi. Một số người nói rằng có khoảng một tá, số khác lại nói có đến 20 con. Hiện tại, những người chăn cừu thường gặp phải sói đi theo từng đàn khoảng từ 3 đến 4 con. Chúng thường tấn công các vật nuôi.
Ông HaYiDo, phó thị trưởng Kuisu đảm trách việc quản lý động vật đã cho chúng tôi xem bản báo cáo về vấn đề này. Bản báo cáo chỉ ra rằng chỉ trong tháng 11 và tháng 12 năm 2007, vật nuôi di chuyển đến các đồng cỏ băng giá ở núi Bắc bị tấn công đến 12 lần và 183 con cừu đã bị giết chết. Theo những thống kê chưa hoàn
chỉnh, trong suốt nùa đông này có gần 1000 súc vật lớn nhỏ bị sói cắn chết. Tuy nhiên, quận Balikun không phải là nơi duy nhất chịu ảnh hưởng bởi những đợt tấn công của sói.
Nguyên Quốc Anh, Chủ Tịch, Hiệp hội Sinh Thái Tân Cương:
“Một cuộc điều tra đã được thực hiện và cho thấy, chỉ tính riêng ở quận Wensu, gần 10000 súc vật đã bị sói giết chết.”
Thật đáng ngạc nhiên khi chỉ tính trong một quận mà có đến 10000 vật nuôi bị sói giết chết trong mùa đông. Những trận công kích thường xuyên của sói quanh quẩn ở Tân Cương cho thấy hiện nay chỉ có một vài đàn sói đang hoạt động nơi này. Qua phỏng vấn, chúng tôi còn biết thêm được một sự thật đáng kinh ngạc. Theo báo cáo, chỉ có 7 con sói tham gia tấn công ở quận Balikun nhưng chúng đã giết chết đến 97 con cừu. Từ đây, chúng ta có thể mường tượng được chúng săn mồi hiệu quả như thế nào.
Nguyên Quốc Anh:” Có một vài thống kê gần đây cho biết, một đoàn sói xông vào đàn cừu và giết chết khoảng 20 đến 30 con. Đây chỉ mới là bình thường thôi. Trong cuộc tấn công nọ, có khoảng 90 con cừu bị giết và con số này lên đến 190 trong cuộc tấn công khác.”
Theo văn học dân gian, chó sói thích uống máu. Thậm chí truyền thuyết nước ngoài còn miêu tả Ma Cà Rồng với một cái đầu sói. Nhưng những điều này chưa được khoa học chứng minh. Tác giả những bộ truyện về chó sói, bà Giang Dung tin rằng, sói là những động vật rất thông minh. Chúng săn bắt thường xuyên hơn vào mùa đông để lưu trữ thức ăn. Vì chúng biết, con mồi không hề khan hiếm đi trong thời tiết giá lạnh. Và lý thuyết này đã được chúng chứng minh.
Nguyên Quốc Anh:” Sói không giống như báo tuyết hay gấu xám. Những động vật này thường tấn công một đàn cừu và chỉ giết từ một đến hai con rồi kéo đi.”
Một số người khác lại còn tin rằng, vì con người đang tiếp tục mở rộng những đồng cỏ để chăn thả thêm nhiều cừu. Điều này đang xâm phạm đến môi trường sống của sói và chúng đang hoạt động để trả thù..
Tháng 12 và tháng 1, sói đã sẵn sàng cho thời kỳ giao phối, chúng tụ tập lại thành những đám đông. Chỉ một số ít sói đực và sói cái vượt trội có thể tự do giao phối. Trong khi đó, hầu hết những con khác không có quyền sinh sản. Hơn nữa, tuyết bao phủ khắp nơi trên núi, thức ăn trở nên khan hiếm. Vì vậy, vật nuôi trên những đồng cỏ trở thành sự lựa chọn tự nhiên cho sói.
Nguyên Quốc Anh:” Đây chỉ là bản năng của chúng. Quả thực là rất lạ. Chắc chắn chúng đe doạ nghiêm trọng đến việc quản lý động vật.”
Cho dù lý do là gì, mùa đông trên vùng hoang vu rộng lớn này đã chứng kiến một thảm họa khủng khiếp hơn bất kỳ hiện tượng thời tiết khắc nghiệt nào.
Vào giữa tháng một, người dân Balikun đang bận rộn tổ chức lễ hội Băng Tuyết. Cả quận dường như trở nên yên tĩnh và thanh bình. Thậm chí đã lâu lắm rồi người dân Tân Cương không nghe nói về sói.
Bành Hạnh Lý, Nguyên Chủ Tịch, Văn phòng quản lý di tích văn hoá Balikun: “Kể từ những năm của thập niên 60, chúng tôi ngày càng ít nghe thấy việc sói tấn công.”
Tại sao chó sói đã tuyệt chủng gần nửa thế kỷ qua, nay lại đột nhiên xuất hiện theo đàn?
Mạnh Vũ Tường, giám đốc, chi cục quản lý rừng vùng Cáp Mật:
“Tôi nghĩ lý do đầu tiên là vì xã hội ngày nay đã có ý thức mạnh mẽ hơn về việc bảo vệ động vật hoang dã. Mọi người đang để tâm đến vấn đề này. Lý do thứ hai là vì chúng ta đang tăng cường thêm nhiều biện pháp để bảo vệ loài động vật này. Cảnh sát quản lý rừng và những đội cưỡng chế thi hành luật của chúng tôi đã nghiêm khắc xử lý việc săn trộm.”
Sói đã không còn kẻ thù nào ở thế giới hoang dã miền Tây Trung Quốc, ngoại trừ gấu xám và báo tuyết. Cả hai hiện nay chỉ còn lại một số lượng nhỏ. Thậm chí, có vài con báo tuyết ở Tân Cương mà chúng tôi chưa từng nhìn thấy.
Nguyên Quốc Anh:” Kể từ thập niên 80, đã có chính sách quốc gia tịch thu vũ khí cá nhân. Việc thực thi chính sách này hoàn hảo đến mức tất cả súng ngắn và súng trường đường kính nhỏ gần như biến mất.”
Tại chi cục An ninh công cộng Balikun, người cảnh sát này cho chúng tôi xem tất cả súng và đạn dược mà họ thu thập được trong những năm qua.
Trần Học Quân, đội trưởng, quân đoàn An ninh công cộng, chi cục An ninh công cộng Balikun:
“Từ khi tiến hành hàng loạt biện pháp trấn áp bạo lực, chúng tôi đã tịch thu súng ngắn đường kính lớn, và đây là một loại súng an thần dùng trong các trang trại chăn nuôi; cũng có những khẩu súng hiệu đã lỗi thời như những chiếc này.”
Trong số súng ngắn và đạn dược do chi cục An ninh công cộng Balikun thu thập còn có cả súng an thần và súng hiệu.
Ở các vùng phía tây Trung Quốc, con người là kẻ thù tự nhiên cuối cùng của sói. Hiện nay với nhiệm vụ khép lại để bảo vệ sói,con người không còn vũ khí nên sói cũng không có gì để lo sợ.
Mùa đông, quá trình hoá hợp thức ăn diễn ra khó khăn nhất. Trong tình trạng yếu ớt, những con sói đói khát đang rình mò đe doạ xung quanh. Đàn cừu dường như là mục tiêu khá dễ dàng. Vì cừu rất chậm chạp nên sói không hề do dự tấn công cừu. Sáng sớm hôm sau, Tự nhiên và Khoa học lái xe đến hiện trường vụ tấn công của sói. Ánh sáng ban mai chan hoà trên suốt con đường núi uốn lượn. Xe chúng tôi đi trên con đường của sườn núi ngay bên phải hiện trường. Trên tuyết có nhiều dấu chân sói để lại và xác cừu đã chết.
“Có bao nhiêu con cừu đã bị giết?” “Tất cả là 24 con.”
“Lúc bọn sói tấn công đàn cừu, ông có ở đó không?” Tusubieke, chủ đàn cừu, đội 3, làng Muye:
“Có chứ. Tôi không thể đương đầu nổi. Chúng gồm ba con xông vào từ ba hướng. Tôi đuổi được một con chạy ra thì con khác lại xông vào. Nhiều cừu của tôi đã bị thương.”
“Sói không sợ người à?”
“Chúng không hề sợ. Chúng tôi thậm chí mệt mỏi đến nổi không đi bộ được nữa rồi. Tôi đã không làm được gì.”
Tusubieke đã dẫn đàn cừu đến đó chỉ cách đây một tuần. Ông không hề nghĩ rằng ba con sói lại đột nhiên xông vào đàn cừu ngay cả ban ngày.
Bọn sói xô tới đàn cừu và chỉ trong chốc lát 24 con cừu nằm chết trong vũng máu. Vương Hải Vũ, Sỹ quan, đội 3, làng Muye:
“Tổn thất là rất lớn. Hầu hết những con bị giết đều là cừu cái và đa số lại đang có mang.”
Sau khi bị sói tấn công, Tusubieke lột da 24 con cừu chết để giảm bớt thiệt hại. Xác cừu chết nằm rải rác khắp nơi. Đầu của chúng bị dồn thành đống, một số đầu mắt vẫn mở to.
Tusubieke:” Tất cả đều là cừu cái với cừu con trong bụng nên mất mát là vô cùng lớn lao. Chúng tôi cũng không thể làm được gì. Chúng tôi hy vọng các vị lãnh đạo chính phủ có thể đưa ra một số giải pháp, nói cho chúng tôi biết nên làm gì trước khi bị sói tấn công. Bây giờ thậm chí đàn cừu không thể đi gặm cỏ an toàn. Ta không thể chặn sói lại. Chúng không hề sợ con người nữa rồi.”
Tại hiện trường, Tusubieke làu bàu nói cho chúng tôi biết cừu cái có ý nghĩa thế nào đối với người chăn cừu. Một con cừu cái tương đương với hai con trở lên khi bao gồm những cừu non sẽ được sinh ra trong năm tới và năm tiếp nữa. Có một thành ngữ trên thảo nguyên nói rằng:” Một con người sống cho hôm nay, một đàn cừu sẽ chạy vì ngày mai.”
Chỗ cư ngụ của Tusubieke và đàn cừu cách nơi sói tấn công 5 km. Nơi đây bao gồm một ngôi nhà gỗ nhỏ cho ông và một chuồng cừu với bức tường đá thấp xung quanh.
Tusubieke và đàn cừu của ông sẽ ở đây trong ba tháng mùa đông. Nghĩ về những trải nghiệm không may, Tusubieke rất buồn:
“Bây giờ có rất nhiều sói. Làm sao không dắt cừu ra đồng ăn cỏ được. Thế nên chúng tôi phải chịu đựng sói tấn công rất nhiều. Mất mát đã lớn dần lên từ năm này sang năm khác. Ngày nay chó sói rất hung dữ. Những anh chăn cừu khác cũng không muốn dẫn cừu ra ngoài gặm cỏ. Chúng tôi không hề có súng hay vũ khí để ngăn chặn sói tấn công đàn cừu của mình. Chúng thật là quá dữ tợn.”
Biết được những khó khăn của Tusubieke, đồn cảnh sát trên đồng cỏ Hongxing đã phân công cảnh sát mang một số pháo đến giúp những người chăn cừu xua đuổi sói. BaHaGen, cảnh sát, đồn cảnh sát Hongxing:
“Tình hình sói tấn công ở vùng này rất tồi tệ. Tuy nhiên, chúng tôi không được phép giết sói vì chúng là động vật được bảo vệ cấp quốc gia. Hiện nay, chúng tôi chỉ sử dụng pháo để đuổi chúng đi xa. Người chăn cừu cũng có tập tục của riêng họ như làm người nộm hay đốt lửa thật to để bảo vệ đàn cừu của mình.”
Một lát sau, BaHaGen đi lên mô đất phía bên kia. Họ đốt pháo để xua đuổi đàn sói. Người ta nói rằng sói sẽ tránh xa tiếng súng nổ và mùi thuốc súng.
Năm nay việc sói tấn công làm cho những người chăn cừu trở nên vô cùng bận rộn. Ban ngày, họ không dám rời xa đàn cừu. Ban đêm, họ đốt lửa và dựng người nộm xung quanh chuồng cừu để sói không thể xâm phạm.
HuSaYin:” Buổi tối, chúng tôi không ngủ và ban ngày chúng tôi dẫn cừu đi gặm cỏ. Cả ngày, chúng tôi không làm được gì khác ngoài việc trông nom đàn cừu.”
Những người chăn cừu không hề có vũ khí, sói lại được luật pháp bảo vệ. Và trong cuộc chiến với sói, tuy rất cẩn trọng ở mọi việc nhưng người chăn cừu vẫn ở thế bị động.
Tekai, chủ tịch, làng Muye, thị trấn Kuisu:
“Sói đã ăn cừu của chúng tôi. Vậy đó. Nhưng nếu chúng tôi ăn thịt sói là vi phạm luật pháp. Chúng tôi nên làm gì đây?”
Theo Hasatihan, một nhà văn Kazắc ở quận Balikun thì ngày xưa người chăn cừu khi buồn ngủ có thể nghỉ trưa ngay trên cánh đồng. Khi thức dậy, không một con cừu nào biến mất.
Makuan, bí thư Đảng bộ, huyện Saerqiaoke, quận Balikun:
“Lúc thành lập Hội Đồng Nhân Dân, chúng tôi có các đội chuyên săn sói. Huyện bao gồm bảy quân đoàn sản xuất và mỗi quân đoàn có một đội săn sói.”
Nhưng nếu không có sói, chắc hẳn đã có nhiều vấn đề rắc rối khác, vấn đề này tiếp nối vấn đề kia.
Nguyên Quốc Anh:” Sói là loài động vật có vai trò quan trọng trong hệ thống sinh thái. Theo chúng ta đã biết, sói đóng góp một phần công lao trong việc không chế số lượng động vật ăn cỏ.”
Không có sói, linh dương Mông Cổ, Mác Mốt và chuột sẽ sinh sản nhanh chóng. Chúng sẽ ăn hết cỏ và đồng cỏ sẽ biến thành sa mạc.
Hasatihan, nhà văn Kazắc:” Nếu sói bị tuyệt chủng thì những động vật khác, đặc biệt là cừu sẽ mắc bệnh. Cũng sẽ có nhiều cừu bị chậm phát triển trí tuệ. Có sói, các vật nuôi sẽ ít bị nhiễm bệnh hơn.”
Nguyên Quốc Anh:” Vài bác chăn cừu lớn tuổi còn nói rằng, nếu không có sói rượt đuổi thì thịt cừu sẽ không ngon như vậy.”
Chó sói có thể tự nhiên cải thiện hệ thống sinh thái ở đồng cỏ, con mồi của sói thường là những động vật già, yếu hay có vấn đề về tâm lý. Điều này có ích cho việc ngăn chặn sự thoái hoá và yếu đi trong di truyền của các nhóm động vật. Nhưng hầu hết những người chăn cừu không thể nhìn thấy được lôgic này.
Mùa xuân lại đến và những người chăn cừu đang săn lùng hang ổ sói. Họ muốn bắt trộm sói con để giảm bớt số lượng loài sói. Rõ ràng đây không phải là một giải pháp hay. Chắc hẳn sẽ không hề dễ dàng để con người và sói cùng tồn tại.