CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
2.3 Tác động của BĐDT đến CTV dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù
2.3.3 DTHĐ và mối quan hệ BĐDT CTV
DTHĐ cho biết khả năng tạo tiền từ nội tại hoạt động sản xuất kinh doanh của DN để đáp ứng các nghĩa vụ của DN và gia tăng đầu tư phát triển DN. Khi DN có DTHĐ âm hoặc DN không có khả năng để tạo ra dòng tiền dương, DN sẽ không có đủ tiền để đáp ứng các yêu cầu cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh. Lúc đó, DN có thể sẽ phải phát hành nợ để đối phó với những rủi ro kinh doanh (Huang and Ritter, 2019). Theo định luật bảo toàn giá trị, các quyết định tài chính chỉ đơn giản là phân chia các DTHĐ không làm tăng giá trị DN. Dựa trên ý tưởng này, Modigliani and Miller (1958) đã đưa ra mệnh đề I: Trong thị trường hoàn hảo, CTV thay đổi không ảnh hưởng đến giá trị DN. Khi tổng dòng tiền tạo ra bởi tài sản của DN không đổi bởi CTV thì giá trị DN sẽ không phụ thuộc vào CTV. Hay giá trị DN như một chiếc bánh lớn không phụ thuộc vào cách cắt từng phần của nó. Như vậy, DTHĐ có thể coi là một điều kiện ảnh hưởng đến nhu cầu tài trợ vốn của DN.
Khi DTHĐ của DN ở mức cao, nguồn tiền giữ lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, DN sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn này trước khi sử dụng tài trợ từ nợ hay phát hành cổ phiếu. Do đó, DN có DTHĐ cao sẽ làm giảm việc sử dụng nợ. Mặt khác, theo lý thuyết đánh đổi, DN lựa chọn CTV mục tiêu dựa trên việc cân bằng giữa lợi ích từ lá chắn thuế và chi phí gia tăng kiệt quệ tài chính trong việc sử dụng nợ. Khi DTHĐ của DN giảm xuống ở mức thấp, đồng thời mức độ BĐDT hoạt động cao, DN đối mặt với nguy cơ kiệt quệ tài chính. Lúc này, lợi ích từ lá chắn thuế không bằng so với chi phí kiệt quệ tài chính. Do đó, DN sẽ giảm việc sử dụng nợ theo lý thuyết đánh đổi.
Bên cạnh đó, DTHĐ cho biết khả năng nắm giữ tiền mặt của DN trong từng giai đoạn xem xét. DTHĐ lớn chứng tỏ DN đang nắm giữ lượng tiền mặt lớn đủ cho nhu cầu hoạt động của DN và ngược lại. Nhu cầu nắm giữ tiền mặt của DN tăng lên đồng
nghĩa với rủi ro dòng tiền tăng lên hay BĐDT có xu hướng tăng cao (Bates và cộng sự, 2009). Điều này cũng đồng nghĩa với DN có thể thiếu hụt tiền mặt cho hoạt động kinh doanh. Khi đó, các DN thường huy động một nguồn vốn vay nợ lớn để bù đắp cho sự thiếu hụt này (Denis and McKeon, 2012). Lúc này, sự BĐDT cao sẽ khiến DN lựa chọn sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn cung cấp nguồn vốn cho hoạt động lưu động (Keefe and Yaghoubi, 2016).
Santosuosso (2015) phân chia mẫu nghiên cứu thành hai nhóm: nhóm có sự BĐDT cao và nhóm có sự BĐDT thấp dựa trên trung vị của BĐDT. Trong mỗi nhóm được phân chia thành hai nhóm nhỏ dựa trên giá trị trung bình của DTHĐ chia cho tổng tài sản để kiểm tra mức độ dòng tiền có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ tương quan giữa BĐDT và CTV. Cụ thể, các DN có mức độ DTHĐ cao và các DN có mức độ DTHĐ thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ở mức độ DTHĐ thấp, BĐDT cao tác động ngược chiều đến tỷ lệ khoản phải thu chia tổng nợ phải trả, và tỷ lệ tổng nợ phải trả chia tổng tài sản. Điều này hàm ý rằng các DN với BĐDT cao không bù đắp sự thiếu hụt tiền mặt trong ngắn hạn bằng cách tăng khoản phải thu khi DTHĐ ở mức thấp. Song, BĐDT cao chưa thấy có tác động đến việc sử dụng nợ vay bên ngoài của DN. Trường hợp DTHĐ ở mức lớn, BĐDT cao sẽ khiến DN giảm việc sử dụng nợ vay dài hạn, nhưng DN sẽ tăng các khoản phải thu. Đồng thời, Santosuosso (2015) hồi quy với toàn bộ mẫu nghiên cứu thấy BĐDT cao sẽ làm tăng các khoản phải thu. Tuy nhiên, không tìm thấy sự tác động của BĐDT đến việc sử dụng nợ ở mức độ DTHĐ lớn. Như vậy mức độ của DTHĐ là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích mối quan hệ BĐDT –CTV.
Khác với Santosuosso (2015) sử dụng dữ liệu ở cấp độ DN để xem xét BĐDT trong điều kiện DTHĐ của DN ở hai cấp độ thấp và cao dựa trên giá trị trung bình, Harris and Roark (2019) sử dụng dữ liệu theo ngành của các DN Hoa Kỳ theo năm tài chính từ 1960 đến 2016. Đồng thời, DTHĐ được chia theo và phân chia nhỏ DTHĐ 4 mức phân vị. Với mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình của Frank and Goyal (2009), nhóm tác giả chỉ ra rằng ở hai mức phân vị thấp nhất của DTHĐ, BĐDT tăng thì DN sẽ tăng sử dụng nợ. Ở hai mức phân vị cao nhất của DTHĐ, chưa
tìm thấy kết quả có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Kết quả này ủng hộ lập luận của Huang and Ritter (2019) cho rằng DN gặp rủi ro thiếu hụt tiền mặt sẽ gia tăng sử dụng nợ. Đồng thời, các DN có DTHĐ dương không dựa vào việc tăng sử dụng nợ khi phải đối mặt với BĐDT.