Đình thần Thành Hoàng

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn văn hóa làng xã việt nam (Trang 38 - 43)

Đình thần Thành Hoàng Bổn Cảnh Hà Tiên, di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tọa lạc tại khu phố 1, phường Đồng Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, là một tòa kiến trúc cổ, được cải tạo từ Miếu Hội đồng, thời Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích mở mang xứ này khi Hà Tiên còn là một trấn.

(Nguồn: Tập tin:Đình thần Thành hoàng Mỹ Đức.jpg – Wikipedia tiếng Việt)

Đình có ba gian: chính điện, tả biên, hữu biên, nối liền với tiền đình tạo thành chữ “khẩu”. Cửa đình mở ra hướng Nam, nhìn xuống bến sông Hà Tiên. Con đường chạy ngang trước đình là trục giao thông sầm uất nhất thị xã, ngày nay gọi là bến Trần Hầu.

Ban đầu miếu Hội đồng chỉ lợp lá, đến năm 1850 đời Tự Đức thứ 3 mới lợp ngói. Hai năm sau túc 1852, miếu đổi thành đình thần Thành Hoàng Bổn Cảnh. Năm 1888, đình được trùng tu xây cất lớp, đến neay kiến trúc ban đầu vẫn được giữ nguyên.

Đình là nơi thờ tự các tiền hiền có công mở mang và khai phá đất Hà Tiên xưa bao gồm tam vị tôn thần được vua Minh Mạng năm thứ 3 1822 truy niệm cho cha con họ Mạc có công với nước: Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, Mạc Tử Sanh.

Hằng năm, đình tổ chức lễ cúng Kỳ Yên cầu cho quốc thái dân an vào ngày 15, 16 và 17 tháng hai Âm lịch.

KẾT LUẬN

Đình Việt Nam nói chung và đình ở làng xã Nam Bộ nói riêng là một trong những vốn cổ có giá trị quốc hồn, quốc, túy và quốc hoa. Nó là vật hóa thân của tâm thức xã hội truyền thống, mà với nó tổ tiên của vùng đất Nam Bộ đã tổ chức một cuộc sống an sinh, thịnh vượng, đã cùng nhau viết nên những trang sử, đã tạo thành xong những công trình văn hóa đầy ắp giá trị nhân văn nhân bản, mang đậm màu sắc của miền Nam. Và đối với người dân ở đất Nam Bộ này, “đình đã từng là nơi thể hiện hầu như toàn bộ thế giới quan và nhân sinh quan của người lưu dân xa xứ…Vẻ uy nghi trang trọng “kính nhi viễn chi” của đình, ngoài căn nguyên tín ngưỡng, có thể vì ở đó có sự kết hợp tinh quyền lực của “hồn thiêng sông núi”, xây đắp bằng máu và mồ hôi thuộc về truyền thống văn hóa dân gian. Cho nên ngoài sự tồn tại biểu hiện dưới dạng thức tín ngưỡng, đình Nam Bộ có lẽ còn là nơi thể hiện giá trị tồn sinh thuộc về phạm vi đời sống văn hóa”. Như vậy, đình là một thực thể sống động tồn tại trong không gian văn hóa làng xã Nam Bộ và nó là hiện thân của nhiều giá trị vô giá, tô thêm nhiều màu sắc cho văn hóa nơi đây.

Là một vùng đất trẻ so với phần lãnh thổ còn lại của đất nước Việt Nam, thế nhưng Nam Bộ đã tạo ra cho mình một nền tảng văn hóa riêng, mang dấu ấn của sự tiếp thu, dung hòa nhiều luồng ảnh hưởng khác nhau và trong đó còn là sự sáng tạo không ngừng của cộng đồng cư dân, những chủ thể của nền văn hóa. Cũng như thế, đình trong làng xã Nam Bộ cũng vẫn trẻ so với đình ở Bắc Bộ và Trung Bộ, tuy nhiên đình ở đây cũng mang trong mình dấu ấn riêng, sự sáng tạo riêng giống như cái bao trùm lên nó là tông nền của văn hóa Nam Bộ.

Đình ở đây ra đời trên nền tảng của văn hóa dân gian mang từ vùng đất Thuận – Quảng vào, cộng hưởng với nó là bản sắc văn hóa của các tộc người như Chăm, Khmer, Mạ, Stiêng, Hoa,…, hơn nữa sự thăng trầm của thời cuộc, sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây cũng đã tạo ra cho đình Nam Bộ những đặc điểm khác biệt so với miền Bắc và miền Trung. Nó được thể hiện qua kiến trúc của ngôi đình, qua hệ thống thần linh được thờ tự, qua cách bài trí, qua những ngày lễ hội trong năm và qua những nghi thức cúng tế,…, mọi thứ đều đậm màu Nam Bộ.

Chính vì lẽ đó, đình Nam Bộ mang trong mình những giá trị quý báu mà không một thực thể nào có thể thay thế được. Thế nhưng thực trạng hiện này của những ngôi đình ở vùng Nam Bộ vẫn ngày một đi vào chiều hướng tiêu cực. Sự quan tâm của chính quyền đối với công trình ngày vẫn còn khá ít ỏi, đặc biệt hơn sự thờ ơ của quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, đang đặt ra một vấn để đáng báo động về sự “tồn sinh” của ngôi đình trong xã hội ngày một hiện đại này. Số ngày lễ trong năm của các đình ngày càng giảm, cả quy mô, lượng người tham dự cũng ngày càng ít hơn. Thực trạng này hoàn toàn không tương xứng với giá trị vốn có của ngôi đình. Chính vì thế, việc đề ra những giải pháp để cải thiện tình hình trên là vô cùng cần thiết trong lúc này. Chúng tôi xin được nêu ra đây một vài giải pháp cụ thể.

Giải pháp kiến trúc: trong quá trình hiện đại hóa hiện nay, do điều kiện bảo tồn, làm nổi bật nét đặc trưng và theo xu thế “nhất thể hóa” nền văn hóa Việt Nam, thiết nghĩ kiến trúc đình vẫn có thể là sự kết hợp hài hòa của hai phương diện truyền thống và hiện đại. Vừa giữ gìn nguyên vẹn đình làng theo phong cách truyền thống vừa tạo nên những nét đẹp của của kiến trúc ngày này. Qua đó làm tăng thêm vẻ thut hút bên ngoài cũng như bên trong đình. Đó là quá trình đồng thời, vừa là sự chọn lựa thích ứng với các điều kiện đô thị hóa.

Giải pháp không gian vật thể: Chúng ta có thể thấy rằng không gian và cảnh vật bao quanh ngôi đình mới là cảnh sắc quan trọng nhất của đình làng Nam bộ. Đình không làng tựa như bóng ma dờ dật, không còn là di tích. Chính vì thế việc kiến tạo không gian xung quanh những ngôi đình đóng một vị trí hết sức quan trọng. Mặt khác, giải pháp không gian vật thể không chỉ coi trọng yếu tố không gian mà còn nhấn mạnh cả yếu tố vật thể. Để cho đình tồn sinh, thiết nghĩ nên “hiện đại hóa” ngôi đình kiểu mẫu bằng các mô-típ truyền thống dân tộc đặc sắc. Ngoài ra cũng có thể tổ chức lại các Ban quý tế, bảo đảm thực hiện trọn vẹn các nghi thức tế tự theo phong tục và “tín ngưỡng”, làm cho các dịp lễ Kỳ yên “xuân thu nhị kỳ” không lạc lỏng mà thực sự trở thành những ngày hội truyền thống dân tộc.

Giải pháp tín ngưỡng: Giải pháp tín ngưỡng thực chất là giải pháp văn hóa. Không nên coi việc thờ cúng, sinh hoạt trong đình là mê tín dị đoan hoặc đánh đồng với tín ngưỡng-tôn giáo. Đình làng Nam bộ hầu hết đều thờ chữ “Thần”

viết bằng tiếng Hán. Đó không là một vị thần cụ thể mà thường tập hợp nhiều vị thần thuộc về các thế lực tự nhiên hoặc là các công thần nhuốm màu sắc tín ngưỡng dân gian. Song vượt lên trên hết đó là sự thể hiện nét đẹp nhân bản của đời sống văn hóa. Ngoài ra, trong khuôn viên đình còn thờ Thần Đất, Thần Nông (đàn xã tắc),…thể hiện tâm thức độc đáo của cư dân nông nghiệp thuở xưa. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có nhược điểm tách rời con người khỏi tự nhiên, làm cho con người ngày càng trở nên ích kỷ. Văn hóa tín ngưỡng, nhất là tín ngưỡng dân gian, có khả năng làm phong phú đời sống tinh thần, lãng mạn và thi vị hóa đời sống hiện thực của con người.

Giải pháp nghệ thuật: Đây là một giải pháp có vai trò khá quan trọng đối với những ngôi đình hiện nay. Các nghi thức tế tự, tế lễ ở đình làng là bức tranh sinh động đầy tính biểu cảm nghệ thuật, làm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của người thông lễ. Trong dịp lễ Kỳ yên ở các ngôi đình Nam bộ nói chung đều có lồng ghép một số hình thức biểu diễn nghệ thuật và trò chơi dân gian. Tuy nhiên, đó không phải đơn thuần là vui chơi giải trí mà chính là nghệ thuật cộng hưởng, thể hiện tâm thức của cộng đồng về cách sống ở đời, đạo lý làm người nhờ “thần” chứng giám; là cách thức cộng sinh với trời đất thể hiện tâm thức dân gian thông qua các tập tục, trò chơi… Hoặc các điệu múa bóng rỗi theo khuynh hướng nghệ thuật xiếc nhằm thể hiện khả năng phối sinh của con người tác động vào tự nhiên, bộc lộ mặt tích cực của tín ngưỡng dân gian trong giải pháp nghệ thuật.

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Ngọc Trảng (19930). Đình Nam Bộ tín ngưỡng và nghi lễ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, TpHCM.

2. Hồ Tường (chủ biên) (2005), Đình ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ, TpHCM.

3. Huỳnh Minh Thiện (2012). Làng xã Nam Bộ.

4. Hà Văn Tấn – Nguyễn Văn Kự (2014), Đình Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Lâm An (2018). Kiến trúc đình làng Cần Thơ trong tiến trình lịch sử. Báo Cần Thơ.

6. Lê Khôi (2019). Bản sắc của Đình thần Nam Bộ. Báo Bình Phước.

7. Gia Tuệ (2020). Độc đáo kiến trúc nghệ thuật đình làng Nam Bộ. Báo Ấp Bắc.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn văn hóa làng xã việt nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w