I- Đê t−ờng đứng dạng trọng lực:
b) Cách xếp khối:
- Chiều rộng khe thẳng đứng giữa các khối xếp th−ờng qui định là 2 cm. Khe thẳng đứng giữa các khối xếp đ−ợc bố trí lệch nhau, khoảng cách lệch không nhỏ hơn trị số trong bảng 5-4.
Bảng 5-4: Khoảng cách lệch cho phép giữa các khe nối
Trọng l−ợng khối xếp (T) Vị trí khe lệch
≤ 40 > 40
Trên mặt cắt ngang 0.8m 0.9m
Trên mặt cắt dọc, mặt bằng 0.5m 0.6m
- Trong tr−ờng hợp đặc biệt trên mặt cắt dọc hoặc trên mặt phẳng mỗi tầng khối xếp, khoảng cách lệch giữa các khe cho phép lấy tới 0,4m, nh−ng tổng số l−ợng khe đặc biệt đó không v−ợt quá 10% tổng số l−ợng khe nói chung.
- Dọc theo chiều dài đê cần có khe biến dạng. Khoảng cách giữa các khe biến dạng có thể lấy từ (10ữ30)m tùy thuộc biên độ thay đổi nhiệt độ, điều kiện đất nền và chiều dày bệ đê. Khe biến dạng liên thông từ đỉnh dến đáy t−ờng, có chiều rộng từ (2ữ5) cm. Nên bố trí khe ở các vị trí có sự thay đổi về dạng kết cấu, chiều cao thân t−ờng, độ dày bệ đê, tính chất đất nền.
c) Bệ đê:
- Độ dày bệ đê đá đổ đ−ợc xác định qua tính toán, nh−ng trên nền không phải đá, bệ đê không đ−ợc mỏng hơn 1m. đá hộc đổ bệ đê có khối l−ợng từ (10ữ100) kg. Bệ đê cần đ−ợc đầm nén tốt. Khi bệ đê cao, phải xét đến tình hình đất nền, yêu cầu sử dụng và điều kiện thi công để đề ra mức độ đầm nén thích hợp.
- Dọc theo chân bệ đê cần có sân gia cố đáy bằng đá hộc. Chiều rộng sân bằng khoảng 1/4 chiều dài sóng thiết kế. Chiều dày lớp gia cố đáy không nhỏ hơn 0.5 m. Kích th−ớc hòn đá d−ợc tính toán theo vận tốc dòng chảy do sóng tạo ra ở chân đê t−ờng đứng.