Những giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa pháp luật và tục Êđê - liên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đaklak (Trang 108 - 113)

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và những quy định tiến

bộ của luật tục ÊĐê. Pháp luật và luật tục ÊĐê thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, sinh ra từ tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. Bởi vậy, để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải tạo và xây dựng những phong tục tập quán, phát triển những quy định tiến bộ của luật tục ÊĐê, vấn đề cơ bản và cốt lõi là phát triển kinh tế. Về nguyên tắc một quan điểm, tư tưởng chính trị pháp lý hay một phong tục, tập quán lạc hậu phản tiến bộ, tiêu cực chưa thể bị thủ tiêu nếu cơ sở kinh tế sản sinh ra nó, điều kiện cho sự tồn tại của nó vẫn cịn hiện diện trên thực tế. Vì vậy muốn xóa bỏ một quy định lạc hậu trong luật tục ÊĐê, muốn xây dựng các quy định luật tục ÊĐê có tính tiến bộ, hay muốn xây dựng những quy định pháp luật mới, trước hết phải xóa bỏ triệt để cơ sở kinh tế mà trên đó tư tưởng cũ tồn tại, đồng thời phải xây dựng một nền tảng kinh tế mới làm môi trường cho các tư tưởng tiến bộ nảy sinh. Thực tiễn cho thấy, dân tộc ÊĐê từ trước tời nay sống trong các buôn làng xa xôi hẻo lánh, thiếu kiến thức khoa học đời sống, nền kinh tế chủ yếu là tự cung, tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên. Đây là môi trường tốt cho các quy định lạc hậu trong luật tục ÊĐê tồn tại và phát triển. Trong bn làng người ÊĐê hiện nay vẫn cịn những điều kiện nhất định làm cơ sở cho hơn nhân nối nịi, cho chế độ mẫu hệ tồn tại. Vì người ÊĐê cho rằng vi phạm quy định này là làm cho trời đất nổi giận, gây mưa gió khơng thuận hịa, dịch bệnh phát triển. Như vậy, cải tạo cơ sở kinh tế, xã hội cũ, xây dựng nền kinh tế mới cho người ÊĐê thực chất là xóa bỏ cơ sở kinh tế cho sự tồn tại của các quy định lạc hậu trong luật tục ÊĐê, nhằm tạo môi trường và cơ sở cho sự tồn tại của các quan điểm phong tục tập quán mới tiến bộ. Vấn đề cải tạo cơ sở kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê không phải là vấn đề mới và cũng không phải là vấn đề giải quyết ngay được trong một sớm một chiều. Đặc biệt vấn đề này cũng không phải không được Nhà nước ta quan tâm, nhưng cải tạo cơ sở kinh tế cho người ÊĐê bắt đầu từ đâu đó là vấn đề cần bàn. Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã có những giải pháp cấp vốn, cho người ÊĐê vay tiền không thế chấp tài sản để

phát triển sản xuất, nhưng hiệu quả mang lại chưa đạt được như mong muốn. Vì người ÊĐê chưa có thói quen sản xuất hàng hóa, chưa có tư duy sản xuất nông nghiệp theo phương pháp công nghiệp, chẳng hạn: người ÊĐê chỉ biết chăn ni bị theo phương pháp chăn thả. Khi đồng cỏ bị thu hẹp lại do nhu cầu đất sản xuất, họ không biết dùng diện tích đất cịn lại trồng cỏ ni bị như người kinh nên hiệu quả sản xuất thấp.Theo quan điểm cá nhân của tác giả, cải tạo cơ sở kinh tế cho người ÊĐê cần bắt đầu từ cải tạo con người, cải tạo tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên của người ÊĐê. Muốn làm được việc này cần nâng cao trình độ dân trí cho người ÊĐê, quan tâm đến đời sống chính trị văn hóa, tơn giáo của họ. Khi người ÊĐê nhận thức được một cách thấu đáo quy luật cung cầu của nền sản xuất hàng hóa họ sẽ tự vươn lên và tự phá bỏ tư duy sản xuất cũ, tạo nên tư tưởng chinh phục thiên nhiên. Các quy định tiến bộ của luật tục ÊĐê từ đó có mơi trường phát triển, tồn tại song song với pháp luật, phối hợp đắc lực với pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong buôn làng người dân tộc thiểu số ÊĐê.

Hai là, nhận thức đúng vị trí, vai trị của pháp luật, luật tục ÊĐê và mối quan hệ của nó. Để quản lý tốt xã hội, có nhiều cơng cụ, phương tiện khác nhau. Mỗi cơng cụ, phương tiện có những ưu thế riêng và những hạn chế nhất định. Thực tiễn chứng minh khơng có một loại phương tiện nào có tính đa năng để có thể điều chỉnh một cách có hiệu quả tất cả các quan hệ xã hội. Vì vậy, trong quản lý, điều hành xã hội, đặc biệt là quản lý điều hành khu vực đồng bào dân tộc có tính đặc trưng như đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê. Ngồi việc sử dụng cơng cụ pháp luật cần phải khai thác và sử dụng thế mạnh vốn có của luật tục ÊĐê. Có thể nói, trong giai đoạn Nhà nước ta thực hiện cơ chế kinh tế bao cấp, luật tục ÊĐê là công cụ hữu hiệu nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh tai buôn làng người dân tộc ÊĐê. Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là luật tục ÊĐê thay thế đươc hồn toàn cho pháp luật trong việc quản lý, điều hành các hoạt động tại buôn làng người ÊĐê. Về thực

chất, pháp luật vẫn phải là cơng cụ chính điều chỉnh các quan hệ mang tính chất phổ biến phát sinh trong tộc người này. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi luật tuc ÊĐê chưa có các quy định về sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, chưa có các quy định về xử phạt những cá nhân tham gia tổ chức phản động phá rối an ninh, chống chính sách đồn kết của Nhà nước ta - pháp luật lại càng có vị trí quan trọng trong đời sống của người ÊĐê. Tuy nhiên, sự điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng người ÊĐê không phải bao giờ cũng đem lại kết quả như mong muốn. Bởi lẽ vấn đề này còn phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định đó là sự phù hợp giữa qui phạm pháp luật và quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, sự hồn thiện của hoạt động áp dụng pháp luật và đặc biệt là ý thức pháp luật, trình độ dân trí của người ÊĐê. Trong trường hợp này có thể sử dụng luật tục ÊĐê để bổ trợ cho pháp luật. Như vậy trong quản lý, điều hành các hoạt động tai buôn làng người ÊĐê cần nhận thức đúng vị trí vai trị, ưu thế của pháp luật và luật tục ÊĐê để sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất. Giữa pháp luật và luật tục ÊĐê có mối quan hệ tác động qua lại hỗ trợ bổ sung cho nhau. Do vậy, quản lý xã hội nói chung và quản lý đồng bào dân tộc ÊĐê nó riêng bằng pháp luật nhưng phải coi trọng luật tục của dân tộc họ. Đối với các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật liên quan đế đời sống của đồng bào dân tộc ÊĐê phải được xây dựng phù hợp với các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc này; phải đặc biệt coi trọng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đồng thời bài trừ ngăn chăn các quy định phản tiến bộ đang manh nha hình thành trong luật tục ÊĐê.

Ba là, thực tiễn cho thấy trong thời gian qua Nhà nước ta chưa quan tâm đến hoạt động xây dựng và đổi mới luật tục ÊĐê theo định hướng của pháp luật. Vì vậy, luật tục ÊĐê phát triển một cách tự phát với nhiều quy định lạc hậu kìm hãm sự phát triển lành mạnh của người ÊĐê. Trong thời gian tới Nhà nước ta cần thành lập ban nghiên cứu luật tục ÊĐê gồm những người

kinh có kỹ năng xây dựng văn bản và người ÊĐê có nhiều hiểu biết về luật tục ÊĐê. Tổ chức sưu tầm, thống kê, xây dựng thành bộ luật tục ÊĐê nhằm mục đích vận dụng trong đời sống, phối hợp với pháp luật, tham gia vào việc quản lý cộng đồng người ÊĐê. Từ trước tới nay hoạt động sưu tầm, ghi thành văn bản luật tục ÊĐê chủ yếu nhằm vào mục đích giữ gìn nét văn hóa dân gian của người ÊĐê. Vì vậy, việc sưu tầm luật tục ÊĐê chỉ đơn thuần là hoạt động ghi chép lại các quy định của luật tục, không phân biệt các quy định lạc hậu hay tiến bộ. Trong điều kiện hiện nay, để giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê, đáp ứng yêu cầu sử dụng luật tục ÊĐê trong điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh tại buôn làng người ÊĐê. Việc sưu tầm và ghi chép luật tục ÊĐê phải được Nhà nước ta đổi mới về cách thức. Trước hết hoạt động sưu tầm luật tục ÊĐê phải được tiến hành trên diện rộng. Trên thực tế luật tục ÊĐê có thể hình thành tại các bn làng người ÊĐê hay hình thành từ một nhóm người có cùng huyết tộc, giữa bn này và bn khác khơng có sự thống nhất chung về sáng tạo luật tục. Một quy định luật tục ÊĐê hình thành ở bn này có thể được áp dụng ở bn khác nhưng mức độ lan truyền của nó trong thực tế thường chậm. Như vậy, việc sưu tầm luật tục ÊĐê cần phải được tiến hành thực hiện một cách đầy đủ và thấu đáo. Hoạt động sưu tầm luật tục ÊĐê có thể được tiến hành bằng cách: Thống kê toàn bộ những quy định hiện có của luật tục ÊĐê, phân loại quy định tiến bộ, quy định lạc hậu, trái pháp luật theo hình thức so sánh trong cùng một trang văn bản để người ÊĐê dễ phân biệt trong quá trình áp dụng, xây dựng thành bộ luật tục ÊĐê, dịch thành hai thứ tiếng Việt- ÊĐê. Đồng thời với việc ghi thành văn bản các quy định của luật tục ÊĐê cần lồng tinh thần pháp luật vào các quy định của luật tục ÊĐê nhằm đáp ứng tâm lý tôn trọng luật tục của người ÊĐê và đạt được mục đích quản lý xã hội cộng đồng người ÊĐê của Nhà nước ta, tránh cho người ÊĐê tình huống chấp hành pháp luật thì vi phạm luật tục và ngược lại. Sau khi xây dựng bộ luật tục ÊĐê Nhà nước ta cần phát hành rộng rãi trong khu vực người ÊĐê, cử các cán bộ biết thành thạo tiếng ÊĐê vào các

buôn làng, vừa lao động sản xuất cùng với người ÊĐê, vừa phối hợp tổ chức áp dụng luật tục ÊĐê trong việc xử lý người ÊĐê vi phạm luật tục. Đây là hoạt động hết sức nhạy cảm, vì vậy Nhà nước ta nên giao trọng trách này cho đội ngũ công chức là người ÊĐê, các già làng, trưởng bn đảm nhiệm vai trị chính, cịn lực lượng của người kinh chỉ hỗ trợ khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa pháp luật và tục Êđê - liên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đaklak (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)