Quy định chung về thủ tục tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 75 - 78)

2.2 Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng

2.2.2.1 Quy định chung về thủ tục tố tụng

Một trong những biện pháp quan trọng trong việc bảo đảm đầu tƣ nƣớc ngoài trong các hiệp định quốc tế song phƣơng là các quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động đầu tƣ. Trong các hiệp định đầu tƣ này đều quy định các loại tranh chấp chủ yếu sau: tranh chấp giữa các nhà đầu tƣ của các bên ký kết; tranh chấp trong việc chọn luật và thoả thuận chọn luật áp dụng để điều chỉnh hoạt động đầu tƣ; tranh chấp về giải thích và áp dụng hiệp định. Nhìn chung việc giải quyết tranh chấp về đầu tƣ trong các hiệp định này đều quy định các bƣớc cơ bản sau:

Đối với tranh chấp giữa các nhà đầu tƣ của các bên ký kết.

Đây là loại hình tranh chấp chiếm tỷ lệ khá lớn trong hoạt động tƣ và việc giải quyết loại tranh chấp này diễn ra theo các bƣớc sau:

Bước 1: Khi xảy ra tranh chấp, các bên cố gắng giải quyết bằng con

đƣờng thƣơng lƣợng và hoà giải. Trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là sáu tháng kể từ khi có đơn viết), các bên hồn tồn có quyền quyết định thƣơng lƣợng hồ giải. Cách thức hồ giải có thể là thoả thuận trực tiếp

giữa hai bên ký kết (Hiệp định về đầu tƣ Việt Nam - Indonexia) hoặc thông qua con đƣờng ngoại giao (Hiệp định về đầu tƣ Việt Nam – Bỉ – Luxămbua).

Bước 2: Tranh chấp không thể giải quyết đƣợc thơng qua con đƣờng

hồ giải thì sẽ phải tìm một hình thức giải quyết khác; đó là trọng tài quốc tế (theo Hiệp định Việt Nam –Bỉ – Lucxămbua; Việt Nam - Úc)... Tuy nhiên, mỗi Hiệp định lại thoả thuận giải quyết xét xử tƣơng đối khác nhau, phù hợp với thông lệ và pháp luật của bên ký kết. Vấn đề này sẽ đƣợc trình bày kỹ tại nội dung “Chấp nhận thẩm quyền xét xử của các toà trọng tài quốc tế trong các Hiệp định đầu tƣ song phƣơng của Việt Nam” ở phần tiếp theo.

Bước 3: Khi các tranh chấp đƣợc đƣa ra xét xử thì các phán quyết của

hội đồng trọng tài là cuối cùng và bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Chi phí trọng tài các bên cùng chịu bằng nhau hoặc với quyết định của mình, hội đồng trọng tài có thể quy định một tỷ lệ khác phân chia chi phí giữa các bên.

Nhƣ vậy, trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến đầu tƣ, nội dung các Hiệp định đều dành những đảm bảo pháp lý thuận lợi nhất cho bên đầu tƣ (ví dụ: nhƣ bên nhận đầu tƣ không đƣợc đƣa ra những phản bác trong bất kỳ giai đoạn nào của việc phân xử cũng nhƣ thực hiện phán quyết của trọng tài). Để tăng giá trị pháp lý của các quyết định của trọng tài và để việc đảm bảo đầu tƣ trong giải quyết các tranh chấp đƣợc thực hiện, các hiệp định đều quy định việc thực hiện các phán quyết của trọng tài là bắt buộc, cuối cùng và không đƣợc phản kháng.

Đối với tranh chấp về giải thích và áp dụng hiệp định:

Sự bất đồng về ngôn ngữ ln là khó khăn đặt ra đối các bên ký kết hiệp định. Do đó, các bên tham gia ký kết cịn dự trù thêm hình thức tranh chấp nữa là: tranh chấp giữa các bên có mâu thuẫn trong việc giải thích và áp dụng hiệp định.

Tranh chấp giữa hai bên liên quan đến đầu tƣ là tranh chấp giữa hai nƣớc ký kết nhƣng có xuất phát điểm là tranh chấp của nhà đầu tƣ bên ký kết này trên lãnh thổ của bên ký kết kia trong hoạt động đầu tƣ, còn tranh chấp giữa các bên trong giải thích và áp dụng Hiệp định hoàn toàn là tranh chấp giữa hai bên ký kết.

Đây là loại tranh chấp mà các bên cũng rất chú trọng. Giải thích và áp dụng Hiệp định chính thức là bƣớc tiếp theo của q trình ký kết. Hiệp định quy định các quy phạm pháp luật chung cho cả hai bên ký kết trên cơ sở thảo luận. Nhƣng việc giải thích áp dụng hiệp định có ý nghĩa rất quan trọng, vì nếu giải thích khơng đúng có thể dẫn tới việc thi hành sai; và việc giải thích Hiệp định khác nhau ở từng nƣớc có thể dẫn tới việc áp dụng Hiệp định khác nhau, do đó rất có thể dẫn tới xung đột giữa hai nƣớc trong q trình giải thích và áp dụng hiệp định.

Cũng nhƣ quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tƣ, tranh chấp này trƣớc hết phải đƣợc giải quyết thông qua con đƣờng ngoại giao, thì theo điều 12 Hiệp định Việt Nam – Bỉ, các vấn đề tranh chấp sẽ đƣợc đệ trình lên Uỷ ban hỗn hợp gồm đại diện hai bên, Uỷ ban này họp theo yêu cầu của bên quan tâm nhất, khơng có sự trì hỗn vơ cớ. Nếu uỷ ban này khơng giải quyết đƣợc vụ việc thì theo yêu cầu của bên này hoặc bên kia, vụ tranh chấp sẽ đƣợc áp dụng theo thủ tục trọng tài (tƣơng tự nhƣ trọng tài giải quyết tranh chấp trong đầu tƣ).

Tóm lại, những điều khoản quy định rất chi tiết về việc giải quyết tranh chấp đã giúp cho các nhà đầu tƣ yên tâm vì quyền lợi của mình sẽ đƣợc đảm bảo. Khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể viện dẫn ra ngay chính các điều khoản này để giải quyết, xu hƣớng chung của các nhà đầu tƣ trong giải quyết tranh chấp là chấp nhận trọng tài quốc tế; bởi lẽ, hoạt động tổ chức này có

tính khách quan và kết quả xét xử cũng nhƣ hiệu lực thi hành của nó có giá trị cao, bắt buộc các bên phải thực hiện. Do đó, các tranh chấp sẽ đƣợc giải quyết một cách nhanh chóng hợp lý và khơng gây ảnh hƣởng đến q trình đầu tƣ của các nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)