Chủ thể khởi kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự001 (Trang 32 - 44)

Việc xác định ai là người có thể thực hiện quyền khởi kiện, có thể khởi kiện ai và khởi kiện về vấn đề gì trong quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, có tranh chấp là một vấn đề không đơn giản trên phương diện học thuật cũng như trong quá trình xây dựng BLTTDS. Về nguyên tắc thì từ việc xác định đối tượng khởi kiện để có thể xác định ai có thể thực hiện quyền khởi kiện và việc khởi kiện đó được thực hiện đối với những chủ thể nào. Có nghĩa là dựa trên chính quan hệ pháp luật có tranh chấp và tính chất của vụ kiện để xác định chủ thể có quyền khởi kiện và chủ thể có thể bị khởi kiện.

* Quy định về điều kiện chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự Thứ nhất, chủ thể khởi kiện VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Theo Điều 14 Hiến pháp năm 2013: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật". Trong đó, quyền dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Khi quyền và lợi ích của chủ thể bị xâm phạm hay tranh chấp thì chủ thể đó có quyền thực hiện những phương pháp mà pháp luật cho phép và một trong những phương pháp đó chính là khởi kiện VADS.

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, theo quy định tại Điều 186 BLTTDS năm 2015 thì "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là

người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình". Khi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm có quyền tự định đoạt khởi kiện hoặc không khởi kiện đến Tòa án yêu cầu bảo vệ và việc khởi kiện này phải tuân thủ quy định pháp luật về năng lực chủ thể, thẩm quyền của Tòa án...

Điều 187 BLTTDS năm 2015 mở rộng quyền khởi kiện đối với một số chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước đó là cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động; Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Bộ luật TTDS năm 2015 đã quy định đầy đủ hơn các chủ thể có quyền khởi kiện VADS so với quy định tại BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Việc mở rộng này đã đáp ứng được quyền tiếp cận công lý của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Việc bổ sung các chủ thể có quyền khởi kiện trong BLTTDS năm 2015 đã tạo nên sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật với nhau. Điều này phù hợp với sự phát triển của xã hội cũng như hướng đến sự ổn định về mặt pháp lý để các chủ thể có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của người khác thông qua cơ chế khởi kiện tại các hệ thống cơ quan Tòa án.

Như vậy, chủ thể của quyền khởi kiện được thừa nhận trong pháp luật TTDS Việt Nam có thể phân chia thành các nhóm chủ thể sau:

Nhóm chủ thể thứ nhất: các chủ thể có quyền khởi kiện do quyền lợi của họ bị tranh chấp hoặc vi phạm.

Nhóm chủ thể thứ hai: các chủ thể có quyền khởi kiện nhưng họ không có quyền lợi trong vụ kiện (nhóm chủ thể có quyền khởi kiện vì lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc khởi kiện vì quyền, lợi ích hợp pháp của người khác).

Việc phân chia thành hai nhóm chủ thể như trên là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong TTDS, theo đó về nguyên tắc chủ thể có quyền khởi kiện phải là chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm hay tranh chấp, các chủ thể khác chỉ có quyền khởi kiện trong những trường hợp mà nhà lập pháp ấn định.

Đối với người khởi kiện là cá nhân thì phải là người cụ thể, không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam, không phân biệt là nam hay nữ. Khi thấy rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, họ có quyền khởi kiện và việc khởi kiện VADS tại Tòa án chính là thực hiện quyền khởi kiện. Khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì họ có thể tự mình thực hiện quyền khởi kiện. Nếu cá nhân là người mất năng lực hành vi dân sự thì việc thực hiện quyền khởi kiện thông qua người đại diện hợp pháp của họ.

Đối với cơ quan, tổ chức, khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc tranh chấp thì cũng có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Muốn thực hiện quyền khởi kiện thì trước hết cơ quan, tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân.

Cơ quan, tổ chức muốn khởi kiện phải thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác. Cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì phải chứng minh quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm, tranh chấp thông qua các giấy tờ, văn bản, tài liệu liên quan.

Ngoài các chủ thể được quy định trên thì hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân cũng có quyền khởi kiện VADS. Theo Điều 101 BLDS năm 2015, trường hợp tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức khác

không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên, về vấn đề này cũng chưa được quy định rõ xem phải do tất cả các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khởi kiện hay một trong số các thành viên đó hoặc người đại diện ủy quyền có quyền khởi kiện [20, tr. 31-36].

Thứ hai, chủ thể khởi kiện VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước

Bên cạnh chủ thể khởi kiện là người có quyền và lợi ích hợp pháp trực tiếp bị xâm phạm, khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì pháp luật còn quy định một số chủ thể có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khác. Đó là chủ thể khởi kiện với tư cách là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của đương sự. Trong một số trường hợp để bảo đảm quyền khởi kiện của nhóm chủ thể yếu thế, BLTTDS năm 2015 đã quy định một số chủ thể được đề cập ở Điều 187 Bộ luật này có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Cụ thể:

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện trong trường hợp cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người quy định tại khoản 5 Điều 84, Khoản 2 Điều 86, Khoản 3 Điều 102, Khoản 2 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đó là trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên; xác định con cho cha mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự và trường hợp buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Trong trường hợp này, người được các cơ quan, tổ chức trên khởi kiện để bảo vệ quyền lợi là nguyên đơn trong VADS. So với quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

thì BLTTDS năm 2015 có sự thay đổi về mặt tên gọi của chủ thể khởi kiện trong quy định này từ "cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em" nhằm thống nhất với Luật Hôn nhân, gia đình và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan.

+ Tổ chức đại diện tập thể người lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền. So với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì BLTTDS năm 2015 có sự thay đổi về mặt tên gọi của chủ thể khởi kiện trong quy định này từ "Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở" thành "Tổ chức đại diện tập thể lao động" và bổ sung thêm trường hợp khi được người lao động ủy quyền thì Tổ chức đại diện tập thể lao động cũng có quyền khởi kiện vụ án lao động nhằm thống nhất với Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan.

+ Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010. Đây là một chủ thể có quyền khởi kiện mới được bổ sung vào BLTTDS năm 2015 nhằm phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng cũng như điều kiện thực tế khi nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng gia tăng, sự biến động phức tạp của thị trường cung cầu trong và ngoài nước dẫn đến quyền lợi của người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng và cần được bảo vệ một cách nhanh chóng, kịp thời. Trên thực tế, đa số các cá nhân tham gia quan hệ mua bán sản phẩm, hàng hóa trên thị trường là với tư cách người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu với tư cách là người tiêu dùng thì ngoài việc tự mình khởi kiện, cá nhân, tổ chức còn được tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện thay. Chính vì vậy, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) cần đưa ra nghị quyết nhằm hướng dẫn rõ trường hợp nào là khởi kiện với tư cách là người tiêu dùng, trường hợp nào là khởi kiện với tư cách cá nhân thông thường.

Để trở thành tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì cần đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 27 Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Cụ thể là cần có hai điều kiện: (1) Được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; (2) Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, theo thống kê của Bộ Công thương thì ngoài Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (VINASTAS) đã có 41 Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [51].

+ Bên cạnh việc quy định các chủ thể khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, BLTTDS năm 2015 kế thừa các quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) ghi nhận quyền khởi kiện của cơ quan tổ chức vì lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước. Theo đó, các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quyền khởi kiện VADS để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, các cơ quan, tổ chức khởi kiện sẽ được xác định là nguyên đơn trong VADS mặc dù không có quyền lợi bị xâm phạm hoặc tranh chấp.

Qua những phân tích trên, ta nhận thấy BLTTDS năm 2015 đã mở rộng hay quy định đầy đủ hơn các chủ thể có quyền khởi kiện VADS so với quy định tại BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Việc mở rộng này đã đáp ứng được quyền tiếp cận công lý của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự nói chung và các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội nói riêng, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và đặc biệt là bảo đảm quyền lợi cho nhóm các chủ thể yếu thế trong xã hội. Ngoài ra, việc bổ sung các chủ thể có quyền khởi kiện mới trong BLTTDS năm 2015 đã tạo nên sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật với nhau, đặc biệt là Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ

người tiêu dùng... phù hợp với sự phát triển của xã hội cũng như hướng đến sự ổn định về mặt pháp lý để các chủ thể có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của người khác thông qua cơ chế khởi kiện tại các hệ thống cơ quan Tòa án.

* Quy định về điều kiện để chủ thể thực hiện quyền khởi kiện VADS

Khi một chủ thể cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, theo quy định của pháp luật, chủ thể đó có quyền nộp đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, để yêu cầu của họ được Tòa án thụ lý giải quyết thì chủ thể khởi kiện ngoài việc có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật còn cần phải có đủ khả năng tự mình thực hiện quyền khởi kiện. Chủ thể có quyền khởi kiện muốn tự mình khởi kiện thì cần phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi TTDS. Năng lực pháp luật dân sự là khả năng pháp luật quy định cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ trong TTDS. Năng lực pháp luật TTDS là điều kiện cần thì năng lực hành vi TTDS là điều kiện đủ để một chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS. Theo đó, năng lực hành vi TTDS là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia TTDS.

Thứ nhất, cá nhân khởi kiện với tư cách là nguyên đơn để bảo vệ quyền lợi của mình hoặc khởi kiện với tư cách là người đại diện để bảo vệ quyền lợi của người khác.

+ Những người có đầy đủ năng lực hành vi TTDS là những người từ đủ 18 tuổi trở lên và không mắc một số bệnh làm mất khả năng làm chủ hành vi. Trong trường hợp này, họ có thể tự thực hiện quyền khởi kiện hoặc ủy quyền khởi kiện vụ án cho một chủ thể khác. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử hiện nay đang không có sự thống nhất trong nhận thức về một số quy định của pháp luật, trong đó có việc ủy quyền khởi kiện VADS.

Theo đó, Điều 186 BLTTDS năm 2015 về quyền khởi kiện quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện

hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

Khoản 2 Điều 189 BLTTDS năm 2015 về việc làm đơn khởi kiện của cá nhân tại các điểm a và b quy định:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự001 (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)