Vai trò, ý nghĩa, của nguyên tắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 31 - 33)

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài của các chủ thể luật quốc tế và các lực lượng tiến bộ chống các thế lực đế quốc phản động. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà điển hình là nguyên tắc tơn trọng chủ quyền giữa các quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong luật quốc tế, cụ thể:

Thứ nhất, nguyên tắc là thước đo giá trị hợp pháp của mọi nguyên tắc, mọi quy phạm pháp luật của Luật quốc tế. Hiện nay, trong quan hệ quốc

tế tồn tại một thực trạng kẻ mạnh lấn át kẻ yếu. Những nước có tiềm lực kinh tế chính trị mạnh đã dùng ảnh hưởng của mình để tạo áp lực buộc các quốc

gia đang phát triển ký các điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa... trong đó ghi nhận một số lĩnh vực vi phạm chủ quyền quốc gia. Các nguyên tác cơ bản của luật quốc tế là căn cứ chỉ ra rằng điều ước này là không hợp pháp, vi phạm luật quốc tế. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia vô cùng quan trọng, là căn cứ pháp lý quan trọng để các quốc gia tham gia các quan hệ quốc tế bình đẳng trong các quan hệ quốc tế và bình đẳng trong ký kết các điều ước quốc tế.

Thứ hai, nguyên tắc là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế, nguyên tắc được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và thường

được viện dẫn trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc. Trong quan hệ quốc tế mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, chính trị đặc biệt là tranh chấp, đường biên giới, vùng biển thường xuyên diễn ra. Các tranh chấp nhiều khi đẩy lên đến đỉnh điểm khi các nước chuyển từ đối thoại sang đối đầu. Nếu khơng có nguyên tắc của luật quốc tế đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia các nước sẽ sử dụng các biện pháp vũ trang hoặc phi vũ trang để giải quyết xung đột và xâm chiếm nước khác. Như vậy, nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hành vi của các quốc gia trong quan hệ quốc tế, buộc họ phải giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở các biện pháp hịa bình và tơn trọng chủ quyền quốc gia.

Thứ ba, nguyên tắc là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Luật quốc tế. Thông thường các quốc gia trên thế giới ln có xu hướng mở rộng lãnh thổ, chiếm hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên trên biển. Từ xưa đến nay rất nhiều nước mạnh đã sử dụng biện pháp trực tiếp hay gián tiếp để xâm lược, thơn tính các nước yếu hơn nhằm phục vụ cho lợi ích của họ. Căn cứ vào nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia mà các nước yếu hơn có quyền tự vệ tương xứng để bảo vệ các quyền lợi của quốc gia mình như: đưa ra tịa án quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận trên thế giới, nhờ sự can thiệp của các tổ chức quốc tế

Tóm lại, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là tư tưởng, quan điểm chính trị pháp lý cơ bản chỉ đạo làm cơ sở xây dựng và thi hành luật quốc tế hiện đại. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia là nguyên tắc xuyên suốt quan trọng trong Luật quốc tế hiện đại. Bất cứ chủ thể nào của luật quốc tế vi phạm các ngun tắc tơn trọng chủ quyền quốc gia cũng chính là vi phạm các nguyên tắc khác. Do vậy, nguyên tắc có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong luật quốc tế hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)