CUNG CẤP CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 46 - 47)

CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Chứng cứ và chứng minh trong TTDS có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Tịa án chỉ có thể giải quyết vụ việc dân sự một cách khách quan, tồn diện, có căn cứ, đúng pháp luật khi có đầy đủ các chứng cứ và các tình tiết của vụ việc dân sự được làm sáng tỏ. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh được xây dựng thành một nguyên tắc và là một trong những nguyên tắc cơ bản, đặc trưng của BLTTDS. Tại Điều 6 BLTTDS quy định:

1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định [21].

Với quy định nêu trên, tại chương 2, tác giả đi sâu vào phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh. Cụ thể, tác giả phân tích quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự, của cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước. Bên cạnh đó, tác giả

cũng phân tích quy định của pháp luật về việc xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)