Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Báo cáo phát triển

Một phần của tài liệu Chuyên đề kinh tế thị trường (Trang 48 - 49)

IV. HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

33 Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Báo cáo phát triển

Yêu cầu chiến lược là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng tinh chế, hàm chứa chất xám và giảm xuất khẩu thô.

- Hội nhập sâu rộng vào mọi mặt của quá trình toàn cầu hóa gây ảnh hưởng tới quyền lực nhà nước, ảnh hưởng tới bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống. Việt Nam hội nhập vào cộng đồng thế giới gắn với nền kinh tế thị trường trình độ cao do đó Việt Nam phải điều chỉnh chính bản thân mình để thích ứng với thế giới bên ngoài. Vì thế, chúng ta phải điều chỉnh hệ thống luật pháp của mình để phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, nhiều chuẩn mực quản trị công phải điều chỉnh nhằm nâng cao dân chủ, công khai và minh bạch theo quy định chung của các thể chế quốc tế.

Hội nhập vào đời sống văn hóa tinh thần toàn cầu nên hiện tượng giao thoa văn hóa dễ dàng diễn ra. Nhân dân Việt Nam đi ra nước ngoài có thể học hỏi những giá trị hay từ các nền văn minh khác, ngược lại người nước ngoài cũng có thể học hỏi những giá trị hay của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình hội nhập như vậy, một số giá trị mới từ nước ngoài có thể vay mượn vào Việt Nam và được mọi người chấp nhận, ngược lại một số giá trị cũ không còn phù hợp sẽ vị đào thải. Kết cục là việc điều chỉnh hành vi và thay đổi hệ giá trị diễn ra trong xã hội và các cộng đồng dân cư Việt Nam.

- Nguy cơ bị tổn thương lớn khi một nơi nào đó trong nền kinh tế thế giới bất ổn. Logic tất yếu là toàn cầu hóa làm cho các quốc gia xích lại gần nhau về mọi mặt, mặt khác quá trình này cũng làm cho các quốc gia phụ thuộc với nhau nhiều chiều hơn. Mỗi nền kinh tế trở thành một mắt xích trong hệ thống kinh tế toàn cầu, do vậy một khi một khâu nào đó bất ổn là gây ra tác động cho các mắt xích bên cạnh, gây hiệu ứng domino toàn cầu. Những mắt xích nào yếu nhất sẽ đối mặt với nguy cơ bất ổn lớn nhất.

4.3. Nguyên tắc, phương châm và giải pháp thúc đẩy hội nhập quốctế của Việt Nam tế của Việt Nam

4.3.1. Nguyên tắc hội nhập

Hội nhập quốc tế của Việt Nam phải tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản như sau:

Một phần của tài liệu Chuyên đề kinh tế thị trường (Trang 48 - 49)