Piaget phân chia các giai đoạn đó như sau

Một phần của tài liệu TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI TIỂU HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM - LÊ NGỌC LAN - 3 ppsx (Trang 27)

– Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mà trí tuệđang ở cấp độ cảm giác, là những trẻ em từ 0 đến 2 tuổi.

– Giai đoạn thứ hai là giai đoạn mà trẻ em có cấp độ thao tác cụ thể, từ 3 đến 11, 12 tuổi. – Giai đoạn thứ ba là giai đoạn phát triển trí tuệđạt cấp độ thao tác lôgíc (thao tác hình thức),

trẻ từ 13 đến 15, 16 tuổi.

Xuất phát từ lí thuyết hoạt động, nhiều nhà tâm lí học người Nga và một số nhà tâm lí học Việt Nam đã nghiên cứu và đi đến kết luận cho rằng, sự phát triển trí tuệ của trẻ em phụ thuộc vào điều kiện sống và học tập mà các em được hưởng và phụ thuộc vào hoạt động chủđạo và điều kiện sinh lí của lứa tuổi. Trên thực tế, nếu trẻ em được sống và học tập trong điều kiện tốt thì có thể có sự phát triển trí tuệ tốt hơn, sớm hơn các mốc phân định của Piaget. Ví dụ, khi được tổ chức cho thực hiện hoạt động học tập hợp lí (phương pháp nhà trường tốt) thì ở trẻ em có thể hình thành được thao tác lôgíc trước 13 tuổi (hình thành được một số tiền tố ban đầu của tư duy khoa học (tư duy lí luận từ tuổi học sinh tiểu học).

Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lí nói chung, trong đó có các giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ em có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức quá trình sư phạm dành cho trẻ em ở những độ tuổi khác nhau. Chính vì thế mà trong giáo dục, từ truyền thống đến hiện đại, người ta đều phân chia ra thành các lớp học, các cấp học và các bậc học: bậc Tiểu học, bậc Trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông) và bậc Đại học. Ở nước ta thì các bậc học này đã có từ khi có nền giáo dục Cách mạng (1945) và hiện đã được khẳng định trong Luật Giáo dục...

Một phần của tài liệu TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI TIỂU HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM - LÊ NGỌC LAN - 3 ppsx (Trang 27)