Lược sử hình thành hệ thống đăng ký nhãnhiệu Cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu (Trang 30 - 32)

21 1.4 Khái niệm nhãnhiệu theo pháp luật Liên minh châu Âu

1.4.1. Lược sử hình thành hệ thống đăng ký nhãnhiệu Cộng đồng

Ý tưởng về việc thiết lập một Hệ thống nhãn hiệu chung cho cả Liên minh châu Âu được hình thành từ năm 1959 với mục đích tạo một hệ thống pháp luật chung và thống nhất trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT trong toàn bộ lãnh thổ của Liên minh châu Âu. Cho đến năm 1961, một uỷ ban chung được thành lập, uỷ ban này chỉ định một nhóm gồm các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT xây dựng một dự thảo hiệp định chung về nhãn hiệu châu Âu. Năm 1964 dự thảo này được đưa ra thảo luận. Tiếp theo nhiều cuộc thảo luận được diễn ra. Năm 1976 một bản ghi nhớ về việc hình thành hệ thống NHCĐ được công bố với mục đích xoá bỏ sự khác biệt về nguồn gốc, nội dung và áp dụng luật giữa pháp luật quốc gia của các nước thành viên, đồng thời tạo ra một hệ thống bảo hộ nhãn hiệu thống nhất trong phạm vi Liên minh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một thị trường chung thống nhất trong toàn bộ lãnh thổ.

Sau nhiều năm đàm phán và sửa đổi, đến ngày 20/12/1993, Hội đồng bộ trưởng Liên minh châu Âu đã ban hành Quy chế Nhãn hiệu Cộng đồng (viết tắt là CTMR) số 40/94 quy định hệ thống đăng ký NHCĐ. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 15/3/1994. Cơ quan tiếp nhận và đăng ký NHCĐ có tên đầy đủ là “Harmonization in the Internal Market”, được viết tắt là OHIM được thành lập với mục đích để thống nhất quản lý hoạt động đăng ký NHCĐ. OHIM là một cơ quan phân quyền của Liên minh châu Âu, chịu trách nhiệm về quản lý Nhãn hiệu và Kiểu dáng Cộng đồng. Trụ sở của OHIM đặt tại Tây Ban Nha và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1996, đó cũng chính là ngày hệ thống đăng ký NHCĐ chính thức vận hành.

Kể từ trước ngày 1/1/2000, Liên minh châu Âu có 15 nước thành viên, cho đến nay, Liên minh đã có 25 nước thành viên bao gồm: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Hy Lạp, Pháp, Ailen, Ý, Luxămbua, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Hà Lan, Anh, Síp, Cộng hoà Séc, Estonia, Hungari, Latvia, Lithuania, Malta,

Balan, Slovikia và Slovenia.

Hiện nay, việc đăng ký và bảo hộ NHCĐ được điều chỉnh bởi ba hệ thống: hệ thống pháp luật quốc gia hay còn gọi là hệ thống pháp luật quốc nội liên quan đến bảo hộ NHCĐ, bao gồm hệ thống pháp luật của tất cả 25 nước thành viên của liên minh; hệ thống pháp luật chung của Liên minh châu Âu; và hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm các điều Công ước Paris, Hiệp định GATT, Hiệp định TRIPS, Thoả ước Madrid và Nghị đinh thư Madrid. Ngoài ra, trong hệ thống pháp luật EU, án lệ là một nguồn luật quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, góp phần làm sáng tỏ các quy định thành văn. Đặc điểm này là một khác biệt lớn so với hệ thống pháp luật Việt Nam. Bởi vậy, trong luận văn này, có rất nhiều các án lệ được viện dẫn, phân tích để nhằm mục đích làm sáng tỏ các vấn đề được đề cập.

1.4.2. Các khái niệm cơ bản về nhãn hiệu Cộng đồng

NHCĐ có tên đầy đủ trong tiếng Anh là Community Trade Mark và được viết tắt từ các chữ cái đầu tiên của từ này là CTM. Theo quy định tại điều 4 của

CTMR [22], “Nhãn hiệu Cộng đồng có thể bao gồm bất cứ một dấu hiệu nào thể

hiện dưới dạng hình hoạ, đặc biệt là các từ, bao gồm cả tên người, kiểu dáng, các ký tự, các chữ số, hình dáng của hàng hoá hoặc hình dáng của bao bì của hàng hoá đó, với điều kiện các ký tự đó có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một cơ sở kinh doanh này với hàng hoá dịch vụ của một cơ sở kinh doanh khác”.

Như vậy, theo định nghĩa trên, NHCĐ có thể bao gồm bất cứ một dấu hiệu

nào mà thoả mãn hai điều kiện:

- Được thể hiện dưới dạng hình hoạ;

- Có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một cơ sở kinh doanh này với hàng hoá dịch vụ của một cơ sở kinh doanh khác.

Xét về loại dấu hiệu có thể trở thành nhãn hiệu, theo CTMR, không có bất cứ một định nghĩa nào về dấu hiệu được quy định và cũng không có không có bất cứ một giới hạn nào về danh mục dấu hiệu bị loại trừ khỏi NHCĐ. Điều này được

khẳng định trong “Chú thích về Nhãn hiệu Cộng đồng”, theo đó Uỷ ban châu Âu đã chỉ rõ rằng không có bất cứ một dấu hiệu nào đương nhiên bị coi là không có khả năng đăng ký. Bất cứ một dấu hiệu nào thoả mãn hai điều kiện trên đều có thể trở thành NHCĐ. Ngoài ra, định nghĩa chỉ quy định một dấu hiệu như thế nào được coi là một nhãn hiệu, chứ không có nghĩa là dấu hiệu đó có khả năng bảo hộ. Việc xác định một dấu hiệu là nhãn hiệu được bảo hộ hay không là căn cứ vào quy định về khả năng bảo hộ. Dấu hiệu, theo định nghĩa này, có thể là các từ, tên người, kiểu dáng, các ký tự, các chữ số, hình dáng của hàng hoá hoặc hình dáng của bao bì của hàng hoá đó. Bởi vậy, thuật ngữ “dấu hiệu” theo luật NHCĐ được tiếp cận mở theo cả hai dạng: dấu hiệu nhìn thấy và dấu hiệu không nhìn thấy. Tuy nhiên vì lý do dấu hiệu không nhìn thấy là rất đặc thù và rất mới, số lượng các nhãn hiệu thuộc loại này được bảo hộ trên thực tế không nhiều, nên trong phạm vi luận văn, các nhãn hiệu này không được đề cập đến.

Theo quy định của hệ thống pháp luật EU, hai điều kiện trong tiêu chuẩn bảo

hộ của NHCĐ đựơc xem xét tương ứng trong hai cơ sở từ chối: cơ sở từ chối tương

đốicơ sở từ chối tuyệt đối. NHCĐ sẽ được coi là có tính phân biệt và được bảo hộ khi không bị từ chối theo hai cơ sở từ chối này. Cơ sở từ chối tuyệt đối là những căn cứ thuộc về bản chất của nhãn hiệu. Như trình bầy ở trên, một dấu hiệu không có khả năng cá thể hoá hàng hoá hoặc dịch vụ, thì dấu hiệu đó không được coi là NHCĐ. Dấu hiệu bị từ chối trên cơ sở này gọi là cơ sở từ chối tuyệt đối. Cơ sở từ chối tương đối là trường hợp dấu hiệu có thể gây nhầm lẫn hoặc xâm phạm đến quyền độc quyền của người khác đã có từ trước. Dấu hiệu bị từ chối trên cơ sở này gọi là cơ sở từ chối tương đối.

Trong hệ thống pháp luật EU, hai cơ sở từ chối này là đặc trưng riêng của hệ thống pháp luật này và cũng là nền tảng xuyên xuốt đến các khía cạnh khác nhau của nhãn hiệu như xét nghiệm, phản đối, từ chối và huỷ bỏ nhãn hiệu. Bởi vậy, phần lớn nội dung của phần này xoay quanh hai cơ sở từ chối tuyệt đối và cơ sở từ chối tương đối.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu (Trang 30 - 32)