Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014 (Trang 70 - 77)

6. Kết cấu Luận văn

2.3. TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG

2.3.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng

Tài sản riêng của vợ, chồng bắt đầu đƣợc ghi nhận từ Luật HN&GĐ năm 1986. Tuy nhiên, quy định về tài sản riêng của vợ, chồng trong Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 còn có những điểm hạn chế, bất cập, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng. Luật HN&GĐ năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về tài sản riêng của vợ, chồng để khắc phục những khó khăn, vƣớng mắc trong việc áp dụng các Luật HN&GĐ trƣớc đó. Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về tài sản riêng nhƣ sau:

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi ngƣời có trƣớc khi kết hôn; tài sản đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản đƣợc chia riêng cho vợ, chồng trong trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản

phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản đƣợc hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Trừ trƣờng hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài s ản chung của vợ chồng.

Nhƣ vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng nhƣ sau:

2.3.1.1. Tài sản của vợ, chồng trƣớc khi kết hôn

Căn cứ thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản để xác định tài sản là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ, chồng, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tất cả những tài sản vợ, chồng có đƣợc trƣớc thời điểm vợ chồng đăng ký kết hôn đều là tài sản riêng của, vợ chồng. Nghĩa là, tài sản của vợ, chồng trƣớc khi kết hôn là một thành phần trong khối tài sản riêng của vợ, chồng.

Tài sản của vợ, chồng trƣớc khi kết hôn là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản và thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng có trƣớc thời điểm vợ chồng đăng ký kết hôn. Trong đó, tài sản do vợ, chồng tạo ra là tài sản do vợ, chồng trực tiếp lao động tạo ra sản phẩm hoặc sử dụng tiền bạc của mình thuê ngƣời khác trực tiếp tạo ra tài sản hoặc mua sắm tài sản, chuyển quyền sở hữu tài sản từ ngƣời khác sang quyền sở hữu tài sản của vợ, chồng. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu là tiền lƣơng, tiền công lao động của vợ, chồng; tiền bạc của cải vật chất thu đƣợc khi bản sản phẩm do mình tạo ra nhƣ chăn nuôi, trồng trọt...; lợi nhuận thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trƣớc khi kết hôn là tài sản riêng của vợ, chồng. Trong đó, hoa lợi là

các sản vật tự nhiên do tài sản mang lại, lợi tức là các khoản lợi thu đƣợc từ việc khai thác tài sản, thƣờng đƣợc tính thành một số tiền nhất định.

2.3.1.2. Tài sản mà vợ, chồng đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân

Xét về nguồn gốc tài sản, tài sản mà vợ, chồng đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân đƣơng nhiên thu ộc quyền sở hữu của vợ, chồng hay nói cách khác là tài sản riêng của vợ, chồng. Việc ghi nhận tài sản mà vợ, chồng đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng, Luật HN&GĐ đã thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản, ý chí của chủ sở hữu tài sản với việc tặng cho hoặc để lại di sản của mình cho riêng vợ hoặc chồng.

Trong việc xác định tài sản vợ chồng đƣợc tặng cho chung, thừa kế chung thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản đƣợc tặng cho riêng, thừa kế riêng là tài riêng của vợ, chồng cần lƣu ý đến nội dung đã nêu ở mục 2.2.1.4 Luận văn này. Theo đó, nếu trong hợp đồng tặng cho hoặc trong di chúc, ngƣời tặng cho tài sản hoặc ngƣời để lại di sản thừa kế tuyên bố tặng cho hoặc để lại thừa kế cho vợ, chồng, trong đó xác định rõ kỷ phần nhất định cho mỗi bên vợ, chồng, thì phần tài sản đó thuộc tài sản riêng của vợ, chồng [26, tr. 139 - 140].

Khi vợ, chồng cùng hàng thừa kế theo pháp luật, nếu đƣợc phân chia di sản mỗi ngƣời một phần bằng nhau thì tài sản đó vẫn là tài sản riêng của vợ chồng, trừ khi vợ chồng thỏa thuận nhập tài sản đó vào tài sản chung của vợ chồng.

2.3.1.3. Tài sản mà vợ, chồng đƣợc chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ vào Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân , sau khi thực hiện việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân , nếu vợ chồng không có thỏa thuận nào khác, tài sản đã đƣợc chia là tài sản riêng của vợ, chồng, đồng

thời hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó sau khi việc phân chia có hiệu lực cũng là tài sản riêng của vợ, chồng (Xem lại mục 2.2.1.3).

Vậy, thành phần khối tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm tài sản vợ, chồng đƣợc chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

2.3.1.4. Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng

Mọi cá nhân, trong đó có vợ, chồng đều cần có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Do đó, trên cơ sở đảm bảo quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tƣ của vợ, chồng, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định những tài sản phụ vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng là tài sản nhằm phục vụ những nhu cầu sinh hoạt thông thƣờng về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thƣờng khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi ngƣời, ví dụ: quần áo, giày dép, đồ dùng phục vụ cho nghề nghiệp…

Trƣớc đây, khi quy định về tài sản riêng của vợ, chồng, thay vì sử dụng khái niệm “tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng”, Luật HN&GĐ năm 2000 đã sử dụng khái niệm “đồ dùng, tƣ trang cá nhân”, cụ thể là khoản 1 Điều 32 Luâ ̣t quy đi ̣nh:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi ngƣời có trƣớc khi kết hôn; tài sản đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản đƣợc chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tƣ trang cá nhân.

Theo đó, tất cả những tài sản là tƣ trang cá nhân đều là tài sản riêng của vợ, chồng mà không xem xét đến nguồn gốc của đồ dùng, tƣ trang cá nhân đó đƣợc mua sắm bằng tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng; không xem xét đến giá trị của đồ dùng, tƣ trang cá nhân; không tính đến mục đích của đồ dùng, tƣ trang cá nhân có phục vụ trực tiếp cho công việc, nghề nghiệp và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân. Ngƣời vợ, chồng quản lý, sử dụng tài

sản là đồ dùng, tƣ trang cá nhân sẽ đƣợc xác định là chủ sở hữu tài sản đó. Quy định này rõ ràng là không phù hợp, đã tạo khe hở cho vợ hoặc chồng chuyển dịch trái phép tài sản chung sang tài sản riêng, gây thiệt hại cho bên vợ, chồng còn lại. Bên cạnh đó, theo văn hóa truyền thống của ngƣời Việt, trong thực tế hầu hết gia đình nào cũng tặng, cho con cái các loại tƣ trang vào ngày cƣới, văn hóa cất giữ tiền bạc thông qua các loại tƣ trang thì việc quy định tƣ trang là tài sản riêng của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 2000 đã tạo ra sự không công bằng trong việc giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa vợ, chồng về đồ dùng, tƣ trang cá nhân [26, tr. 140 - 143].

Khắc phục những hạn chế của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 bỏ khái niệm đồ dùng, tƣ trang cá nhân và thay thế bằng khái niệm tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng. Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng đƣợc xác định căn cứ đặc điểm và công dụng của tài sản. Việc quy định những tài sản này là tài sản riêng của vợ, chồng nhằm mục đích bảo đảm nhu cầu thiết yếu của mỗi ngƣời để duy trì cuộc sống.

Nhƣ vậy, quy định tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng là một trong những điểm mới quan trọng trong chế độ tài sản vợ chồng pháp định nói chung và quy định về tài sản riêng của vợ, chồng nói riêng, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những tranh chấp về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng mà Luật HN&GĐ năm 2000 chƣa giải quyết đƣợc.

2.3.1.5. Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật là tài sản riêng của vợ, chồng

Theo khoản 2 Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2014, tài sản riêng của vợ chồng còn bao gồm “tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”

Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về tài sản khác mà theo quy định của pháp luật là tài sản riêng của vợ, chồng nhƣ sau:

1. Quyền tài sản đối với đối tƣợng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

3. Khoản trợ cấp, ƣu đãi mà vợ, chồng đƣợc nhận theo quy định của pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Quyền tài sản đối với đối tƣợng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ gồm: tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trƣớc công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phƣơng tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phƣơng tiện kỹ thuật nào khác;cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chƣơng trình máy tính [20, Khoản 1 Điều 20]. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác nhƣ tiền đƣợc bồi thƣờng trong tranh chấp lao động khi Tòa án giải quyết; tiền đƣợc bồi thƣờng khi bị ngƣời khác hủy hoại tài sản riêng, sau đó kiện đòi bồi thƣờng và đƣợc Tòa án giải quyết…. Khoản trợ cấp, ƣu đãi mà vợ, chồng đƣợc nhận theo quy định của pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng nhƣ trợ cấp tiền tuất hàng tháng; trợ cấp thờ cúng liệt sĩ…[9, Điều 9]. Quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng nhƣ tiền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự khi vợ, chồng bị xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…

Sở dĩ pháp luật HN&GĐ quy định những tài sản trên thuộc sở hữu riêng của vợ chồng vì căn cứ vào nguồn gốc tài sản và tính chất đặc biệt của những tài sản này là tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Đây là một điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 so với những văn bản luật HN&GĐ trƣớc đây. Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành quy

định tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm: gồm tài sản mà mỗi ngƣời có trƣớc khi kết hôn; tài sản đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản đƣợc chia riêng cho vợ, chồng trong trƣờng hợp chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ; đồ dùng, tƣ trang cá nhân, ngoài ra Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 bổ sung thêm thành phần khối tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản mà ngƣời có công cách mạng đƣợc nhận trong thời kỳ hôn nhân là tài s ản riêng của ngƣời đó. Nhƣ vậy, pháp luật HN&GĐ trƣớc Luật HN&GĐ năm 2014 hoàn toàn không nhắc đến các loại tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng nhƣ quyền tài sản đối với đối tƣợng sở hữu trí tuệ, các khoản trợ cấp…

Có thể thấy rằng, quy định tài sản khác mà theo quy định của pháp luật là tài sản riêng của vợ, chồng không chỉ đơn giản là dự liệu cho các trƣờng hợp mà pháp luật chƣa dự liệu hết mà quy định này bổ sung đầy đủ các tài sản mà theo quy định là tài sản riêng của vợ, chồng. Quy định này có ý nghĩa to lớn khẳng định nhận thức toàn diện trong quá trình lập pháp nói chung và xây dựng, hoàn thiện pháp luật HN&GĐ nói riêng, góp phần tạo ra hệ thống pháp lý vững chắc cho việc áp dụng pháp luật.

2.3.1.5. Các tài sản đƣợc hình thành từ tài sản riêng, trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

Tài sản đƣợc hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản đƣợc tạo ra, thu đƣợc, chuyển nhƣợng khi vợ, chồng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản riêng của mình. Ví dụ: khi vợ hoặc chồng chuyển nhƣợng ngôi nhà là tài sản riêng thu đƣợc một khoản tiền thì khoản tiền này cũng là tài sản riêng của ngƣời đó; khi vợ hoặc chồng dùng tiền riêng của mình để mua đồ vật, mua nhà, ô tô…thì những tài sản đƣợc mua từ khoản tiền riêng đó là tài sản riêng của vợ, chồng. Nhƣ vậy, tài sản đƣợc hình thành từ tài sản riêng là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân nhƣ đã trình bày ở mục 2.2.1.3.

Có thể thấy rằng, khi Luật HN&GĐ năm 2000 đƣa ra nhƣ̃ng căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng tại Điều 27, Điều 32, về cơ bản là tƣơng đối đầy đủ. Tuy nhiên, khi áp dụng những điều luật này trong thực tế thì không thể xác định đƣợc tài sản hình thành từ tài sản riêng là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng. Do đó, việc Luật HN&GĐ năm 2014, xác định tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trƣờng hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân sẽ đảm bảo quyền tài sản riêng của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, giải quyết đƣợc những vƣớng mắc trƣớc đây trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản giữa vợ, chồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014 (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)