Đánh giá chung về việc sử dụng các công cụ CSTT

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 35 - 39)

3.1. Kết quả đạt được.

Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước. Ngân hàng Trung ương (NHTW) sử dụng chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh cung ứng tiền cho nền kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Những cột mốc sau đây nói rõ điều đó:

- Trước năm 1999, là quá trình vừa đổi mới, vừa điều chỉnh hoạt động thích ứng với cơ chế thị trường. Quá trình phân phối nguồn lực của nền kinh tế đã từng bước căn bản sử dụng công cụ thị trường - tiền tệ thay cho công cụ phân phối - hiện vật.

- Đến hết năm 1999, đã căn bản khắc phục xong hiệu ứng trễ của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, góp phần kéo lạm phát từ mức 9,2% năm 1998 xuống còn 0,1% năm 1999. Tiếp đó là quá trình chủ động kiềm chế và kiểm soát lạm phát (năm 1999: 0,1%; 2000:

-0,6%; 2001: -0,2%; 2002: 4%; 2003: 3%; 2004: 9,5%).

- Bắt đầu từ năm 2000, đã đổi mới căn bản cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái từ chỗ công bố tỷ giá chính thức theo tín hiệu thị trường với từng khoảng thời gian có hiệu lực tương đối dài sang cơ chế công bố tỷ giá theo động thái hàng ngày của thị trường ngoại tệ. Cơ chế này hiện vẫn đang phát huy được tác dụng rất tích cực.

- Từ năm 2000, đã đẩy mạnh hơn quá trình tự do hoá lãi suất và đến 6/2002 đã thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận và tự do hoá hoàn toàn lãi suất trên thị trường tín dụng thương mại.

- Từ 2001 đến nay, đã xây dựng và triển khai mạnh mẽ đề án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) - Theo đó, đã thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội tách ra khỏi NHTMNN, đã căn bản cơ cấu lại tài chính, đang đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nghiệp vụ và tiến tới từng bước cơ cấu lại sở hữu đối với các ngân hàng này.

- Từ 1999 đến 2003, về cơ bản đã thực hiện thành công việc điều hành một CSTT kích cầu góp phần chống giảm phát và thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân trên 7,3%/năm trong 6 năm liền (1999 - 2004);

- Từ quí II/2004 đến nay, đã căn bản thành công trong việc điều hành một CSTT thận trọng có kiểm soát. Nhờ đó, đã trực tiếp góp phần chống lại nguy cơ bùng nổ lạm phát vào năm 2004 và những tháng đầu năm 2005.

3.2. Hạn chế và nguyên nhân.

3.2.1. Công cụ tái cấp vốn:

Trong bối cảnh công cụ nghiệp vụ thị trường mở chưa phát huy được tác dụng như mong muốn thì tái cấp vốn là công cụ cơ bản giúp cho NHNN điều hành thành công chính sách tiền tệ trong thời gian qua. Hiệu quả của công cụ này thì đã thấy rõ đó là vừa đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế vừa đảm bảo thanh toán cho các TCTD tuy nhiên công cụ này vẫn còn nhiều hạn chế.:

- Việc điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn đối với giá trị nội tệ không kịp thời và chưa hợp lý dẫn đến xu hướng chuyển đổi từ nội tệ sang ngoại tệ tăng nhan.

- NHNN chỉ chủ động được trong việc cung ứng vốn nhưng lại bị động trong việc thu hút vốn về NHNN.Nghĩa là NHNN không hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng công cụ này để điều tiết lượng tiền cung ứng.

Nguyên nhân:

Quy chế tái cấp chưa được hoàn thiện, chưa quy định rõ từng hình thức tái cấp vốn( tái chiết khấu, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn...).Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu chưa được điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

3.2.2. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

Việc điều hành công cụ dự trữ bắt buộc của NHNN thời gian qua không bám sát vào thực tế vì vậy việc tăng hay giảm dự trữ bắt buộc đã không có tác dụng rõ rệt đối với việc điều khiển lượng tiền cung ứng . Có thời kỳ số tiền gửi vượt mức so với dự trữ bắt buộc rất lớn phản ánh độ dư thừa vốn của các NHTM là lớn. Nhưng trong điều hành NHNN chưa quan tâm tới việc quản lý nguồn vốn khả dụng này thông qua điều chỉnh dự trữ bắt buộc.

Nguyên nhân:

Khả năng kiểm soát tiền tệ và khuyến khích các tổ chức tín dụng sử dụng vốn linh hoạt và có hiệu quả còn yếu, Tỉ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh chưa linh hoạt, chưa phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh đối với các công cụ khác.

3.2.3. công cụ lãi suất.

Lãi suất cơ bản của NHNN công bố ít tác động đến lãi suất thị trường. Về cơ chế lãi suất ngoại tệ việc quy định lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân tạo các TCTD quá cứng trong khi lãi suất cho vay ngoại tệ đã được tự do hoá và tỷ lệ kết hối đã giảm. Điều này gây khó khăn về việc chủ động vốn của các NHTM.

Nguyên nhân:

Các cơ sở cho cơ chế điều hành lãi suất này chưa hội đủ, đó là thị trường tiền tệ, mà cụ thể là thị trường liên ngân hàng (thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng) chưa phát triển đồng bộ, các kênh dẫn truyền tác động của chính sách lãi suất và CSTT nói chung tới các tổ chức tín dụng và nền kinh tế chưa đầy đủ, việc quản lý vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng chưa thật sự được quan tâm thích đáng. NHNN chưa có một đề án lãi suất thống nhất xuyên suốt từ lãi suất ngắn hạn tới lãi suất trung và dài hạn.

3.2.4. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở:

Dẫu rằng đây là một công cụ được NHTW nhiều nước sử dụng làm công cụ chủ yếu và thường xuyên trong việc điều hành CSTT . Nhưng qua một thời gian NHNN Việt Nam sử dụng đã bộc lộ một số bất cập sau:

Số phiên giao dịch ít.Mặc dầu số phiên giao dịch đã được tăng lên 2 phiên/tuần nhưng số phiên giao dịch như vậy vẫn còn quá ít.Điều này sẽ gây khó khăn cho NHNN trong việc điều tiết vốn khả dụng của các NHTM một cách kịp thời. Đặc biệt là trong những trường hợp mà NHNN có những quyết định sai lầm trong phiên giao dịch nào đó thì khả năng đảo ngược tình thế là rất khó thực hiện và chắc chắn sẽ bị chậm trễ.

Hàng hoá được mua bán không nhiều.Trên thị trường mở, hàng hoá mua bán chủ yếu là tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN. Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác hầu như chưa được sử dụng để mua bán trên thị trường này. Đặc biệt là thương phiếu – một hàng hoá quan trọng được mua bán với tỷ trong lớn trên thị trường mở của nhiều quốc gia, thì với VN , công cụ này chưa được sử dụng.

Nghiệp vụ mua bán chủ yếu là mua đứt bán đoạn, nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn ít được sử dụng.

Với những bất cập trên có thể nói hiệu quả của công cụ này đối với việc điều hành chính sách tiền tệ là chưa đáng kể.

- Cơ sở pháp lí của thị trường còn gò bó chưa điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện để thu hút thành viên tham gia thị trường mở.

- Loại hàng hóa( như các loại trái phiếu, các chứng khoán do tổ chức tín dụng Nhà nước phát hành...) có thể sử dụng trong các giao dịch thị trường mở còn hạn chế.

- Chất lượng công tác dự báo điều hành, cung cấp thông tin trong thị trường chưa cao

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tiền tệ, trong nền kinh tế đó,ổn định và tăng trưởng là hai mục tiêu quan trọng và là tiền đề của nhau.Như ta đã biết để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô, chính phủ thường sử dụng nhiều công cụ trong đó có 4 chính sách kinh tế, đó là chính sách tài khóa,chính sách tiền tệ,chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách thu nhập.Những chính sách này có quan hệ chặt chẽ với nhau,thể hiện rõ ở các đặc điểm vốn có của các chính sách này,nếu như chính sách tài khoá hướng vào cân bằng ngân sách,xây dựng 1 chính sách thuế hiệu quả và công bằng thì chính sách tiền tệ hướng đến kiểm soát lượng tiền cung ứng, còn chính sách kinh tế đối ngoại đề ra các chính sách thương mại quốc tế và tỉ giá hối đoái,cuối cùng chính sách thu nhập sẽ cung cấp các công cụ để điều tiết mức tiền lương và thu nhập 1 cách hợp lí tiến tới công bằng xã hội. Với 3 chức năng đặc biệt của mình, Ngân Hàng Nhà Nước đã thực thi chính sách tiền tệ nhằm đem lại các mục tiêu kinh tế đã đề ra,và đặc biệt là ổn định giá cả và tiền tệ tạo tiền đề cơ bản cho tăng trưởng kinh tế và xây dựng, phát triển đất nước.Việc nghiên cứu chính sách tiền tệ giúp chung ta có được 1 cách nhìn nhận rõ ràng và đầy đủ nhất về tác dụng của chính sách tiền tệ từ đó khái quát được những định hướng phát triển của chính sách này trong tương lai.

Những nghiên cứu trên đây của đề án chỉ là những vấn đề cơ bản về Ngân Hàng Trung Ương và sự hoạt động của các công cụ của chính sách tiền tệ.

Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót do yếu tố chủ quan nên em rất mong muốn nhận được những nhận xét, đóng góp để hoàn thiện đề án tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn thanh Tâm đã giúp em hoàn thành đề án môn học này.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w