Những giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật năng lượng nguyên tử ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 142)

lƣợng nguyên tử ở Việt Nam

4.4.1. Giải pháp nghiên cứu lý luận về nhận thức và hoạch định chính sách pháp luật năng lượng nguyên tử sách pháp luật năng lượng nguyên tử

Nhâ ̣n thức là cơ sở của hành đô ̣ng, nhâ ̣n thức đúng là cơ sở của hành đô ̣ng đúng. Vì vậy, muốn xây dựng và hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t trong lĩnh v ực NLNT ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, trước hết chúng ta phải nhâ ̣n thức rõ vai trò , tầm quan tro ̣ng của việc ứng dụng NLNT mà đặc biệt phát triển hạt nhân đối với quá trình công nghiệp hóa, điện đại hóa đất nước trong việc bảo đảm an toàn cho con người và môi trường tránh khỏi những nguy cơ có hại không đáng có mà bức xạ, hạt nhân mang lại. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, các nhà làm luật, nhà quản lý, cơ sở hạt nhân và mọi tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải nhận thức rõ tầm quan trọng của pháp luâ ̣t về NLNT và an toàn nhà máy điện hạt nhân đang chuẩn bị khởi công trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật NLNT cần đươ ̣c chú ý hơn bao giờ hết, nó mang tính khách quan, xuất phát từ yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Nhâ ̣n thức, tư tưởng đúng về pháp luâ ̣t NLNT và quản lý an toàn cơ sở hạt nhân phải có trong tư duy của cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương, cũng như cơ quan, tổ chức quản lý cơ sở hạt nhân và tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông qua đó, pháp luật về NLNT mới được xây dựng , tổ

việc bảo đảm an toàn, an ninh cho con người và môi trường.

Trong lĩnh vực lập pháp cần xác đi ̣nh yêu cầu tiếp tu ̣c xây dựng và hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t năng lượng nguyên tử là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ của nhà làm luật là phải xác đi ̣nh đúng yêu cầu điều chỉnh pháp luâ ̣t và loa ̣i văn bản cho phù hợp , thường xuyên rà soát các văn bản mâu thuẫn , chồng chéo để sửa đổi, bổ sung hoă ̣c ban hành mới cho phù hợp.

Đối với các cơ quản lý, cần xác định đúng vai trò của mình trong việc đưa pháp luật NLNT vào đời sống . Vì vậy, thông qua hoa ̣t đô ̣ng quả n lý của mình theo chức năng, nhiê ̣m vu ̣, quyền ha ̣n sẽ đúc rút những kinh nghiê ̣m thực t ế hữu ích cho quá trình thực hiện pháp luật về qu ản lý an toàn, an ninh trong các hoạt động NLNT trên thực tế.

Đối với cơ s ở hạt nhân là chủ thể chi ̣u sự tác đô ̣ng trực tiếp của văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t về NLNT, mà đặc biệt quản lý an toàn nhà máy điện hạt nhân thì cần ph ải có tư tưởng tuân thủ pháp luâ ̣t về bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực NLNT và coi đây là công cụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với nhóm chủ thể này , cơ quan nhà nước có liên quan cần thực hiê ̣n đồng bô ̣ nhiều biê ̣n pháp tuyên truyền hiê ̣u quả nhằm nâng cao nhâ ̣n thức về trách nhiệm bảo đ ảm an toàn, an ninh nhà máy điện hạt nhân, đấu tranh, ngăn ngừa phát hiê ̣n những hành vi vi pha ̣m pháp luâ ̣t ảnh hưởng đến sự an toàn nhà máy điện hạt nhân. Sự thực thi nghiêm túc pháp luâ ̣t về quản lý an toàn, an ninh nhà máy

điện hạt nhân của nhóm chủ thể này là điều kiê ̣n quan tro ̣ng để pháp luâ ̣t NLNT đươ ̣c

thực hiê ̣n nghiêm chỉnh, triê ̣t để.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền , giáo dục pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực NLNT cho cán bô ̣ quản lý, các cơ quan, doanh nghiê ̣p và mọi người dân nhằm nâng cao ý thức trách nhiê ̣m trong việc bảo đảm an toàn, an ninh nhà máy điện hạt nhân và thực hiê ̣n tốt pháp luâ ̣t về NLNT hiê ̣n nay.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của các chủ thể trong mối quan hệ của pháp luật NLNT, các chủ trương , chính sách liên quan đ ến phát triển điện hạt nhân có vai trò rất quan tro ̣ng trong quá trình phát triển kinh t ế, xã hội của đất nước. Viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh chính sách pháp luâ ̣t về qu ản lý an toàn, an ninh nhà máy điện hạt nhân cần phải có trong tất cả các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến đi ̣a p hương và các ngành có liên quan sao cho phù hợp với điều kiê ̣n thực tế của ngành, lĩnh vực mình quản lý. Vì vậy, mỗi ngành đi ̣a phương cần xây

dựng phương án, kế hoạch nhằm quản lý và kiểm soát các hoạt động liên quan đến NLNT, trong đó có nhà máy điện hạt nhân. Mă ̣t khác, trong quá trình hoa ̣ch đi ̣nh chính sách pháp luâ ̣t về NLNT Việt Nam cũng cần xem xét , xây dựng sao cho phù hợp với các cam kết quốc tế mà Viê ̣t Nam đã và dự đi ̣nh sẽ trở thành thành viên. Bên ca ̣nh đó, cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật NLNT trực tiếp và có liên quan không còn phù hợp để sửa đổi, bổ sung ki ̣p thời.

4.4.2. Giải pháp hoàn thiện về nội dung pháp luật năng lượng nguyên tử ở Việt Nam tử ở Việt Nam

Xuất phát từ viê ̣c nghiên cứu pháp luâ ̣t và quá trình triển khai thực hiê ̣n pháp

luâ ̣t năng lượng nguyên tử trong những năm qua, nhâ ̣n thấy cần phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về năng lượng nguyên tử của Việt Nam theo những hướng sau:

Thứ nhất, theo kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp hạt nhân

phát triển trên thế giới, để bảo đảm an toàn, an ninh trong việc xây dựng, thiết kế, lắp đặt, vận hành, tháo dỡ, chôn lấp chất thải hạt nhân thì cần có quy định đặc thù riêng để quản lý thì quốc gia đi sau cần nghiên cứu để đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành mô ̣t đạo luật về quản lý các cơ sở hạt nhân bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu tách ra khỏi Luật Năng lượng nguyên tử điều chỉnh tất cả các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động hiện nay. Viê ̣c ban hành một đạo luâ ̣t riêng sẽ có những thuâ ̣n lợi sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp hoá các văn bản luật về quản lý nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu trên cơ đó sửa đổi bổ sung những mâu thuẫn , chồng chéo trong bản thân mỗi văn bản quy pha ̣m phá p luâ ̣t và giữa các văn bản với nhau.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân có liên quan áp du ̣ng và thực hiê ̣n pháp luâ ̣t quản lý an toàn cơ sở hạt nhân mô ̣t cách dễ dàng, thống nhất. Thông qua đó xác định rõ ràng hơn trách nhiê ̣m của các nhà quản lý, tổ chức, cá nhân đối với vấn đề bảo vệ sức khỏe, con người và môi trường.

Thứ hai, trong chiến lươ ̣c xây dựng và hoàn thiê ̣ n hê ̣ thống pháp luâ ̣t của

Viê ̣t Nam đến năm 2020 thì cần phải xác đi ̣nh vai trò của pháp luâ ̣t về ứng dụng, phát triển và bảo đảm an toàn, an ninh cho các cơ sở hạt nhân là nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu trong quá trình phát triển. Đặc biệt,

đi ̣nh là mô ̣t trong những ưu tiên của hê ̣ thống pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam . Hiện tại, Việt Nam đã có Chiến lược phát triển và ứng dụng năng lượng vì mục đích hòa bình, trong đó đặc biệt chú ý đến chủ trương phát triển điện hạt nhân, do đó, pháp luật về bảo vê ̣ môi trường , pháp luật về dân sự, hình sự cũng cần được trú trọng xây dựng cho tương xứng với vai trò , vị trí của nó trong tiến trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, trong điều kiê ̣n hiê ̣n nay , khi Việt Nam chưa xây dựng được luật

riêng về quản lý cơ sở hạt nhân, cần nhanh chóng khắc phu ̣c , sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật còn tồn tại bất cập trong Luật năng lượng nguyên tử và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ yêu cầu quản lý ứng dụng và phát triển NLNT.

4.4.3. Giải pháp liên quan đến các cơ quan, tổ chức trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện pháp luật năng lượng nguyên tử Việt Nam xây dựng và hoàn thiện pháp luật năng lượng nguyên tử Việt Nam

Cơ quan, tổ chức trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện pháp luật NLNT là một trong những nhân tố quan trọng tạo lên sự hoàn thiện của pháp luật. Cơ quan, tổ chức làm công tác pháp luâ ̣t và các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương cần xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số 41/2009/QH12 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án điện hạt

nhân Ninh Thuận, trong đó nêu: “Khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt các quy

hoạch và ban hành đầy đủ, đồng bộ văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác nhà máy

điện hạt nhân”[50]. Vì vậy , các bộ , ngành liên quan, đặc biệt là Khoa học và

Công nghệ cần tích cực, chủ động hơn nữa đưa ra quy hoạch, kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về NLNT. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn của các cán bộ luật pháp trực tiếp xây dựng tham gia xây dựng pháp luật đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣ cho đô ̣i ngũ cán bộ chuyên trách công tác trong ngành NLNT.

Đối với hoạt động của các cơ quan quản lý về NLNT cần có sự phối kết hợp

đồng bô ̣ giữa các cơ quan, ban ngành để tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, công cu ̣, phương tiê ̣n cho lực lượng cán bộ công tác quản lý thực thi nhiê ̣m vu ̣, góp phần ngăn ngừa vi phạm pháp luật về NLNT và là cơ sở để pháp luật này đươ ̣c triển khai thực hiê ̣n đầy đủ, nghiêm túc hơn.

pháp luật NLNT cần phải chú trọng đến vai trò phản biê ̣n xã hô ̣i của các tổ chức , ý kiến các nhà khoa ho ̣c đối với những lợi ích trước mắt do dự án điện hạt nhân mang lại và những tổn hại lâu dài về mặt môi trường , xã hội. Thực hiê ̣n nghiêm túc các quy đi ̣nh về viê ̣c công khai thông tin , dữ liê ̣u liên quan đến điện hạt nhân cho nhân dân khu vực dự án được biết , tổ chức ho ̣p dân để lắng nghe những ý kiến của nhân dân nhằm điều chỉnh các quy định pháp luật cho phù hợp với điều kiện thực tế.

4.4.4. Giải pháp về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn tài chính trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật năng lượng nguyên tử ở Việt Nam

Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn tài chính là những điều kiện hết sức cần thiết nhằm bảo đảm tính khả thi của các giải pháp khác như nhân lực, hợp tác quốc tế và cải tiến quy trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật muốn đạt kết quả tốt, có hiệu quả, đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp quản lý và các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn, an ninh trong việc ứng dụng NLNT.

Để tạo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật có liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật NLNT, chúng ta cần:

- Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc kiện toàn tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến các địa phương: quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước; đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động quản lý của các cơ quan này;

- Có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút nhân lực để cơ quan quản lý nhà nước có thể triển khai thực hiện được các nhiệm vụ quản lý của mình bao gồm: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cấp phép, thanh tra và xử lý các vi phạm, ứng phó với các trường hợp sự cố, điều tra cơ bản, đào tạo nhân lực, phổ biến thông tin và cung cấp các trợ giúp kỹ thuật, thu hút nhân lực.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ quản lý cũng như cán bộ làm công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm quản lý các hoạt động trong lĩnh vực NLNT thông qua các chương trình đào tạo trong nước, cũng như các chương trình đào tạo từ sự hỗ trợ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.

- Xây dựng cơ chế để bảo đảm có nguồn tài chính để trang bị thiết bị, phương tiện và cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, đặc biệt là ở các cơ

cầu nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và pháp luật, nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hỗ trợ kỹ thuật cho việc quản lý nhà nước. Nhà nước bảo đảm việc huy động vốn từ nguồn vay nước ngoài và nguồn lực của xã hội để ứng dụng và phát triển trong lĩnh vực NLNT của Việt Nam.

4.4.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật năng lượng nguyên tử ở Việt Nam pháp luật năng lượng nguyên tử ở Việt Nam

Năng lượng nguyên tử, đặc biệt phát triển điện hạt nhân không chỉ là một lĩnh vực công nghệ cao mà còn là lĩnh vực rất nhạy cảm về chính trị quốc tế. Do đó, hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật năng lượng nguyên tử là rất cần thiết. Sự hợp tác quốc tế trong hoạt động năng lượng nguyên tử nhằm tạo được sự tin cậy của cộng đồng quốc tế về chính sách phát triển năng lượng nguyên tử của Việt Nam và là một trong những điều kiện bảo đảm sự thành công trong chuyển giao tri thức, kinh nghiệm, công nghệ và đầu tư. Trong hợp tác quốc tế về sử dụng năng lượng nguyên tử và đặc biệt là phát triển điện hạt nhân cần hướng vào các đối tác có nhiều kinh nghiệm, có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Trước mắt, chúng ta cần tổ chức thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế đã ký kết, tích cực nghiên cứu tham gia các điều ước quốc tế khác có liên quan đến năng lượng nguyên tử. Viê ̣c hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t NLNT cũng phải phù hợ p các điều ước quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử mà Việt Nam đã tham gia, đă ̣c biê ̣t trong điều kiê ̣n vấn đề a n toàn, an ninh hạt nhân đang là mối quan tâm của cộng đồng thế giới . Vì vậy, pháp luật NLNT nói chung trong đó có quản lý và bảo đảm an toàn, an ninh nhà máy điện hạt nhân nói riêng cần đươ ̣c hoàn thiê ̣n khẩn trương theo hướng ứng dụng, phát triển NLNT phải bảo đảm an toàn, an ninh nhằm mục đích hòa bình.

Ngoài ra, để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý quốc tế cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình; đảm bảo an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân trong các hoạt động ứng dụng NLNT, đặc biệt là trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)