ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Một số khuyến nghị phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc (Trang 25 - 30)

III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI:

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương Việt Nam- Trung Quốc thì chính phủ hai nước đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo tiền đề, hướng đi cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu. Chính vì vậy mà chính phủ hai nước nên đưa ra những chính sách, kế hoạch cũng như các hoạt động cụ thể nhằm định hướng, tạo điều kiện thuân lợi, hỗ trợ về mọi mặt cho các doanh nghiệp. Đặc biệt về phía chính phủ Việt Nam, nên đưa ra chính sách hỗ trợ mạnh mẽ về mọi mặt ( nhân lực, vật lực, tài lực) cho các doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động có hiệu quả với Trung Quốc, có biện pháp tích cực trong phổ biến, tuyên truyền, cung cấp những thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam về chính sách, pháp luật của cả Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến hoạt động ngoại thương giữa hai nước. Tăng cường hoạt động kiểm soát quản lý và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, trốn thuế hàng giả...trong buôn bán tiểu ngạch và qua biên giới... Tuy nhiên, từ phía doanh nghiệp cũng rất quan trọng khi chuẩn bị cho mình những gì cần thiết để thâm nhập và phát triển kinh doanh trên thị trường Trung Quốc, bởi các doanh nghiệp còn nhiều lung túng, yếu kém khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Đặc là đối với Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được các thuận lợi vốn có giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phần này xin được đi sâu vào việc đưa ra những khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam khi quan hệ thương mại với Trung Quốc.

*. Đối với chất lượng và sản phẩm:

Các doanh nghiệp Việt Nam cần có những chính sách đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và quản lý của cán bộ, cải tiến mẫu mã, chủng loại và đặc biệt

là nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Đây được coi là chiến lược mang tính chất lâu dài nhưng cần phải được thực hiện ngay ở mỗi bản thân các doanh nghiệp. Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho từng mặt hàng, từng khu vực thị trường cụ thể của Trung Quốc.

* Đối với giá cả hàng hoá:

Kinh doanh trên thị trường Trung Quốc thì một điều đáng quan tâm đó là vấn đề giá cả do hầu hết người tiêu dùng Trung Quốc rất nhạy cảm với giá và thường chọn sản phẩm rẻ hơn trừ khi họ bị tác động bởi các hoạt động hậu mãi tốt hơn hay chất lượng cao hơn hẳn. Chính vì thế nên vấn đề đạt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam làm sao giảm được giá thành sản phẩm mà vẫn giữ vững chất lượng hàng hoá. Đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trong từ yếu tố đầu vào sản xuất tốt đảm bảo chất lượng hàng hoá. Sản xuất nhiều chủng loại hàng hoá với nhiều mức chất lượng ứng với với nó là nhiều mức giá khác để phục vụ hết nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc, từ người có mức thu thập thấp đến mức thu nhập cao rất rõ rệt trong từng khu vực thị trường ở Trung Quốc.

* Đối với các chiến lược xúc tiến thương mại:

Các doanh nghiệp nên áp dụng công nghệ tiếp thị và quảng cáo mạnh hơn trên thị trường này. Quảng cáo được coi là một trong những cách hữu hiệu nhằm tạo dựng nhận thức của người tiêu dùng tiềm năng về sản phẩm ở Trung Quốc. Những kênh quảng cáo bao gồm các ấn phẩm, đài, tivi, bảng hiệu, internet và bảo trợ cho các hoạt động thể thao.

Hiện nay, hàng trăm các cuộc triển lãm được tổ chức hàng năm ở Trung Quốc, hầu hết được tài trợ hay đồng tài trợ bởi các cơ quan Chính phủ, các hiệp hội nhà nghề hoặc Cục xúc tiến ngoại thương Trung Quốc. Các cuộc triển lãm cũng được tổ chức bởi Mỹ, Hồng Kông ... Và Việt Nam cũng có thể độc lập hoặc phối hợp cùng Trung Quốc tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại trên nhiều nơi ở Trung Quốc để các doanh nghiệp

Việt Nam có điều kiện giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng Trung Quốc và để người tiêu dùng Trung Quốc biết đến các loại sản phẩm “made in Việt Nam” giúp hàng Việt Nam khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường Trung Quốc. Đây là cách rất hiệu quả để trực tiếp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng quốc tế.

Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của quảng cáo và công nghệ thông tin đã làm gia tăng lợi ích trong việc sử dụng “ thương mại điện tử” ở Trung Quốc. Thêm vào đó, marketing trực tiếp và bán hàng qua mạng đã bắt đầu được khai thác trên thị trường này. Qua đó, các doanh ngiệp Việt Nam có thể thâm nhập thị trường này con đường “thương mại diện tử” bằng cách xây dựng các trang Web của mình, cá siêu thị bán hàng trực tuyến trên mạng.

Ngoài ra, các dịch vụ hậu mãi cung được người tiêu dùng Trung Quốc rất quan tâm. Họ có thể chấp nhận một mức giá cao hơn nếu như chất lượng hàng hoá tốt hơn và dịch vụ hậu mãi tốt hơn. Nên các doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh trực tiếp trên thị trường này cần quan tâm hơn nữa tới các dịch vụ xúc tiến này.

* Đối với khâu thanh toán: * Các khuyến nghị khác:

Các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng có thể liên kết với nhau thành một hiệp hội có người đứng đầu điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu của hiệp hội. Vì lợi ích lâu dài của mình các doanh nghiệp trong hiệp hội hỗ trợ nhau về các mặt khác nhau để cùng nâng cao chất lượng hàng hoá cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại. Các hiệp hội ở các ngành hàng khác nhau có thể liên kết với nhau xây dựng mạng lưới siêu thị trên thị trường Trung Quốc ( có sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc và các cơ quan ban ngành chuyên môn) nhằm kích thích sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc.

Các hiệp hội này có thể định kỳ tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo để cùng nhau trao đổi thông tin thị trường, kinh nghiệm kinh doanh cho nhau, có thể mời đại diện các cơ quan quản lý tại một số khu vực thị trường, các doanh nghiệp Trung Quốc cùng tham gia để nhận được đóng góp, giúp đỡ từ phía bạn.

Chuẩn bị trong thời gian không xa, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc một số mặt hàng mới như các sản phẩm của công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, các dich vụ tư vấn có hàm lượng trí tuệ cao.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên thận trọng khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với những khách hàng Trung Quốc mà mình chưa có quan hệ làm ăn lâu dài.

Tránh đối đầu khi cạnh tranh cùng mặt hàng với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trên đây là một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập, kinh doanh trên thị trường Trung Quốc. Hy vọng trong tương lai các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát huy được những lượi thế của mình, tận dụng được những thuận lợi để nâng cao hiệu qủa kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Từ đó, tạo dựng uy tín cho hàng hoá mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung, ở thị trương nước bạn nói riêng.

KẾT LUẬN

Nhìn lại chặng đường phát triển tốt đẹp của quan hệ thương mại hai nước, chúng ta tin tưởng rằng với sự quan tâm chu đáo chặt chẽ của chính phủ hai nước, sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, các cáp chính quyền địa phương hai nước, sự đổi mới và kiện toàn nội dung hoạt động của Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại hai nước lần thứ ba đã diễn ra tại Hà Nội, với mục tiêu tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đạt 5 tỷ USD vào năm 2005 nhất định sẽ trở thành hiện thực, góp phần đưa quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc phát triển theo đúng như phương châm “ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” trong thế ky XXI và mãi mãi về sau.

Một phần của tài liệu Một số khuyến nghị phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc (Trang 25 - 30)