(Bài 24) Đường cong Bézier

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Corel Draw ppsx (Trang 67 - 68)

Đường cong Bézier

[Hoàng Ngọc Giao]

Việc biểu diễn đường cong thông qua các nút (node) và các điểm khiển (control point) như bạn vừa chứng kiến được đề xuất bởi một nhà toán học người Pháp, Pierre Bézier. Vì thế, người ta thường gọi đường cong như vậy

đường cong Bézier (Bézier curve).

Đường gấp khúc chỉ là một dạng đặc biệt của đường cong Bézier trong đó mọi nút đều là nút thẳng (cũng có nghĩa là mọi đoạn đều thẳng). Mỗi đoạn của đường cong Bézier, như bạn vừa biết, có thể thẳng hoặc cong. Nghĩa là không phải mọi nút của đường cong Bézier đều là nút cong (bạn nhớ nhé!). Từ đây về sau, chúng tôi

chỉ nói ngắn gọn “đường cong”, bạn mặc nhiên hiểu đó là đường cong Bézier.

Thay vì vẽ đường gấp khúc và điều chỉnh độ cong tại từng đoạn như ta đã làm, bạn có thể trực tiếp xác định các nút đường cong và điểm khiển gắn liền với chúng ngay trong lúc vẽ nhờ một công cụ gọi là Bézier Tool .

Nói khác đi, với công cụ Bézier, bạn có thể vẽ ra đường cong ngay từ đầu.

Cụ thể, khi dùng công cụ Bézier, bạn xác định nút của đường cong và hai điểm khiển tại nút ấy bằng cách trỏ vào điểm mà bạn dự định đặt nút và kéo dấu trỏ. Khi bạn kéo dấu trỏ, hai “kim đan” xuất hiện, thay đổi hướng và

chiều dài theo sự điều khiển của bạn. Nếu hài lòng, bạn thả phím chuột. Cứ thế, bạn tiếp tục xác định các nút khác và cặp “kim đan” tương ứng. Bạn chú ý, nếu chỉ “bấm, bấm” để xác định lần lượt các nút, ta chỉ thu được

đường gấp khúc mà thôi. Bạn thử ngay đi...

Chọn File > Close Đóng bản vẽ đang mở (bản vẽ “kiến trúc củ hành”)

Chọn File > New Mở bản vẽ mới

Chọn công cụ Bézier

Công cụ Bézier nằm cùng “ngăn kéo” với “bút chì” Freehand Tool . Nếu “bút chì” Freehand Tool

đang xuất hiện trên hộp công cụ, bạn mở “ngăn kéo” bằng cách bấm vào “bút chì” chừng một giây. Đợi “ngăn kéo” thò ra, bạn bấm vào công cụ Bézier. Công cụ này có biểu tượng “bút chì vẽ nút và cần khiển”, do vậy ta có

thể gọi là “bút chì Bézier”. Trỏ vào điểm nào đó, kéo dấu trỏ sao cho hai cái “kim

đan” vừa xuất hiện giông giống như hình 1A

Thả phím chuột Bạn thu được nút đầu tiên của đường cong cùng với hai cần khiển tại đó

Trỏ vào điểm kế tiếp, kéo dấu trỏ sao cho hai cái “kim đan” vừa xuất hiện giông giống như hình 1B

Thả phím chuột

Bạn thu được nút thứ hai và đoạn cong giữa hai nút. Bạn để ý, dáng điệu đoạn cong được quy định bởi

hướng và chiều dài của hai cần khiển ở hai đầu Nếu không hài lòng về đoạn cong vừa vẽ, bạn ấn Ctrl+Z (hoặc Alt+BackSpace). Đoạn cong vừa vẽ (chứ không

phải toàn bộ đường cong) biến mất. Để vẽ lại đoạn cong vừa xóa bỏ, bạn bấm vào nút cuối cùng của đường cong cho hai cái “kim đan” hiện ra rồi tiếp tục xác định nút mới như không có gì xảy ra.

Cứ thế tiếp tục tạo ra các nút khác theo hướng dẫn trên hình 1 (dĩ nhiên, bạn không nhất thiết phải vẽ giống

hệt)

Bạn vẽ được một “con vịt cồ” dưới dạng một đường cong kín

Chọn File > Save để ghi bản vẽ với tên cụ thể (tùy bạn chọn)

Hình 1

Ghi chú

Trong trường hợp không vẽ đường cong kín, muốn kết thúc thao tác vẽ đường cong bằng công cụ Bézier, bạn gõ thanh Space (thanh dài cuối bàn phím) hai lần. Sau đó, bạn có thể tiếp tục vẽ đường cong khác với tư cách

là đối tượng riêng biệt.

Khi đang kéo chuột để xác định hướng và chiều dài của cần khiển, nếu bạn ấn giữ phím Ctrl, góc quay của cần khiển được khống chế, chỉ thay đổi từng mức 15 độ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Corel Draw ppsx (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w