Quyền của phụ nữ khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam - nghiên cứu so sánh Luận văn ThS. Luật (Trang 66 - 68)

Phụ nữ khuyết tật là những ngƣời bị phân biệt và gặp khó khăn gấp đơi so với những ngƣời khuyết tật khác bởi họ vừa là phụ nữ và vừa là ngƣời khuyết tật. Vì vậy các quốc gia cần phải có các biện pháp đặc biệt để đảm bảo rằng phụ nữ khuyết tật đƣợc bình đẳng trong việc tiếp cận với giáo dục và việc làm, những dịch vụ y tế và an sinh xã hội, đồng thời nhằm đảm bảo cho phụ nữ khuyết tật có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực trong đời văn hóa và xã hội.

2.3.1. Luật Nhân quyền Quốc tế

Vấn đề phụ nữ khuyết tật đã đƣợc đề cập tại điểm q – Lời nói đầu – Phụ lục I - ICRPD: “Thừa nhận rằng phụ nữ và trẻ em khuyết tật thƣờng dễ bị bạo hành, thƣơng tổn hoặc lạm dụng, bị đối xử vô trách nhiệm hoặc bất cẩn, ngƣợc đãi hay bóc lột”.

Qua việc thừa nhận phụ nữ, trẻ em khuyết tật dễ bị phân biệt đối xử hơn so với những NKT khác, Điều 6 - ICRPD quy định: “1. Quốc gia thành viên thừa nhận rằng phụ nữ và các bé gái khuyết tật dễ bị phân biệt đối xử, do vậy quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp bảo đảm cho họ đƣợc hƣởng trọn vẹn và bình đẳng các quyền và tự do cơ bản của con ngƣời. 2. Quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm cho phụ nữ có đƣợc sự phát triển đầy đủ, sự tiến bộ tối đa và quyền năng hồn tồn, nhằm mục đích bảo đảm cho họ thực hiện và thụ hƣởng các quyền và tự do cơ bản của con ngƣời đƣợc Công ƣớc này bảo vệ”.

CEDAW là văn kiện quốc tế quan trọng nhất về quyền con ngƣời của phụ nữ tại Điều 11 yêu cầu: “Các quốc gia thành viên Công ƣớc phải áp dụng tất cả những biện pháp thích hợp để xóa bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong lĩnh vực việc làm, nhằm đảm bảo những quyền nhƣ nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ, cụ thể là:.... Quyền đƣợc hƣởng an sinh xã hội, đặc biệt trong các trƣờng hợp về hƣu,

thất nghiệp, đau ốm, khuyết tật, tuổi già và các tình trạng mất khả năng lao động khác, cũng nhƣ quyền đƣợc nghỉ phép có hƣởng lƣơng...” [11].

Phụ nữ tàn tật, ở tất cả các lứa tuổi, thƣờng gặp khó khăn về mặt thể chất khi tiếp cận với những dịch vụ sức khoẻ. Phụ nữ tàn tật về tâm thần đặc biệt dễ bị tổn thƣơng bởi sự hiểu biết hạn chế nói chung của mọi ngƣời về họ và bởi hàng loạt các rủi ro mà phụ nữ dễ bị tâm thần bởi kết quả của sự phân biệt về giới, bạo lực, nghèo đói, xung đột chiến tranh, lang thang cơ nhỡ và những hình thức tƣớc đoạt xã hội khác. Các quốc gia thành viên cần có những biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng các dịch vụ sức khỏe nhạy cảm với nhu cầu của những ngƣời phụ nữ khuyết tật, tôn trọng các quyền con ngƣời và phẩm giá của họ [21, tr.548, 548].

NKT đôi khi bị coi là những ngƣời không rõ ràng về giới. Kết quả là, tình trạng phụ nữ khuyết tật bị phân biệt đối xử kép thƣờng bị bỏ qua. Mặc dù cộng đồng quốc tế thƣờng kêu gọi phải có sự lƣu ý đặc biệt đến tình trạng của họ, trong thập kỷ qua vẫn cịn rất ít nỗ lực đƣợc thực hiện. Sự bỏ mặc phụ nữ khuyết tật đã đƣợc đề cập đến một số lần trong báo cáo của Tổng thƣ ký về tình hình thực hiện chƣơng trình hành động thế giới. Vì vậy, Ủy ban kêu gọi các Quốc gia thành viên lƣu ý đến tình trạng của phụ nữ khuyết tật và dành cho họ sự ƣu tiên khi thực hiện các chƣơng trình kinh tế, xã hội và văn hóa liên quan [3, tr.35].

Phụ nữ khuyết tật cũng có quyền đƣợc bảo vệ và hỗ trợ trong thời kỳ mang thai và làm mẹ. Nhƣ đƣợc chỉ ra trong các Quy tắc tiêu chuẩn, “NKT không bị từ chối cơ hội đƣợc trải nghiệm về tình dục, có quan hệ giới tính và đƣợc làm bố mẹ”. Cần ghi nhận và khẳng định các nhu cầu và mong muốn này trong cả hai khía cạnh giải trí và sinh sản. Ở khắp nơi trên thế giới, những quyền này của cả nam và nữ khuyết tật thƣờng bị từ chối. Cả vấn đề triệt sản và nạo phá thai đối với phụ nữ khuyết tật nếu khơng có sự đồng thuận của họ là vi phạm nghiêm trọng Điều 10 [3, tr.38].

2.3.2. Pháp luật Việt Nam

Tại khoản 6 Điều 14 - Luật NKT quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong đó có nghiêm cấm hành vi “cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của NKT”.

kinh phí chăm sóc hàng tháng: “... 2. Đối tƣợng đƣợc hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao g ồm: … c) Ngƣời khuyết tâ ̣t quy đi ̣nh ta ̣i khoản 1 Điều này đang mang thai hoă ̣c nuôi con dƣới 36 tháng tuổi”.

Tại điểm c khoản 1 Điều 31 - Luật Bảo hiểm xã hội quy định về thời gian hƣởng chế độ thai sản là sáu tháng đối với lao động nữ là ngƣời tàn tật theo quy định của pháp luật về ngƣời tàn tật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam - nghiên cứu so sánh Luận văn ThS. Luật (Trang 66 - 68)