MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong quy hoạch kinh tế xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 139 - 149)

Thứ nhất, cần ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu cấp bách của quy hoạch bảo vệ môi trường trong sự phát triển kinh tế, cụ thể là văn bản quy định bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường:

- Quốc hội ban hành luật phí môi trường (luật này đang được Quốc hội thông qua) để góp phần xử lý tốt về các vấn đề môi trường như ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường…

- Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể công tác giám sát thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trong quá trình thiết kế và xây dựng quy hoạch các dự án.

- Bộ tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật hưỡng dẫn kỹ thuật, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng của đánh giá tác động môi trường, góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Ban hành các quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể sự tham gia của cộng đồng vào quy hoạch bảo vệ môi trường

Thứ hai, quy định đầy đủ về các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam

Hiện nay, hệ thống các tiêu chuẩn môi trường phục vụ cho đánh giá tác động môi trường còn chưa hoàn chỉnh, chưa đông bộ. Trong những năm qua Bộ Khoa học và công nghệ mới nghiên cứu và ban hành được trên 80 tiêu chuẩn môi trường về chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng giấy loại… Hiện đang còn thiếu những loại tiêu chuẩn môi trường quan trọng như: tiêu chuẩn môi trường trong công nghiệp chế biến rau quả, công nghiệp giấy và bột giấy, công nghiệp chế biến thịt, công nghiệp sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa, công nghiệp sản xuất rượu bia, công nghiệp khoan thăm dò và khái thác dầu khí, công nghiệp sản xuất phân bón, công nghiệp xi măng, công nghiệp dệt nhuộm, công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử… Như vậy, số lượng các tiêu chuẩn được ban hành còn rất ít so với yêu cầu. Các tiêu chuẩn mới như ISO 9000, ISO 14000 được áp dụng còn quá ít, bản thân một số chỉ tiêu được quy định cũng cần phải được kiểm nghiệm trong điều kiện thực tế ở nước ta. Tiêu chuẩn này phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam phải đảm bảo tương xứng giữa lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư với lợi ích môi trường của cộng đồng xã hội và Quốc gia.

- Thứ ba, cần tổ chức tốt sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước về đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội

Có một thực trang đang diễn ra là trong nhiều trường hợp, việc đánh giá tác động môi trường chưa thực sự được coi là khâu đi trước trong quá trình xem xét và phê duyệt các dự án đầu tư. Hiện tượng ĐTM đi sau phê duyệt dự án vẫn đang diễn ra phổ biến. Điều này trái với phương pháp luận về ĐTM và đã gây ra không ít khó khăn cho việc thực hiện ĐTM, nhất là địa điểm thực hiện dự án có những vấn đề nhạy cảm. Vẫn còn tình trạng nhiều dự án không làm đánh giá tác động môi trường nhưng vấn được phê duyệt. Điều này, chứng tỏ chưa coi trọng khâu đánh giá tác

động môi trường ở các cơ quan liên quan đến việc xây dựng và phê duyệt dự án trong quy hoạch bảo vệ môi trường, mặt khác phản ánh tình trạng phối hợp chưa nhịp nhàng, chặt chẽ giữa cơ quan quy hoạch với các cơ quan liên quan. Từ thực trạng này, chúng ta cần quy định xác định rõ nguyên tắc, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc ĐTM. Trước mắt, cần soạn thảo và ban hành sớm Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ kế hoạch và Đầu tư về đánh giá ĐTM đối với các dự án đầu tư

- Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quy hoạch có ý nghĩa rất lớn nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những vi phạm pháp luật, phát hiện và xử lý những vi phạm đó. Kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất. Việc kiểm tra có thể được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung (Chính phủ, UBND cấp tỉnh) và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng (theo ngành, theo lĩnh vực). Các chủ án không tuân thủ hoặc tuân thủ không triệt để và không nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng quy hoạch bảo vệ môi trường, ĐTM thì có chế tài quyết liệt, triệt để ở nhiều mức độ khác nhau để đủ mạnh răn đe và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Các chế tài đó có thể là kinh tế, chế tài hành chính, chế tài hình sự. Theo Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là quá nhẹ so với hậu quả có thể xảy ra do hành vi đó gây nên. Nếu cứ duy trì mức phạt như hiện nay thì những quy định của pháp luật không đủ nghiêm khắc để răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Do đó, trong quá trình xây dựng Luật hành chính và Luật tố tụng hành chính phải nâng cao mức xử phạt gấp nhiều lần so với hiện nay.

Đối với việc xử lý bằng chế tài hình sự, trong bộ luật hình sự năm 1999 không có một điều khoản nào của chương XVII quy định về hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bảo về các quy định ĐTM và quy định về bảo vệ môi trường đã được quy hoạch. Đây là một chỗ “hổng” của pháp luật hình sự.

Chúng tôi cho rằng việc tội phạm hoá hành vi này trong Bộ luật hình sự là cần thiết, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong tình hình mới. Trong việc nghiên cứu trách nhiệm hình sự, cần xem xét cả trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với các tội phạm về kinh tế, về môi trường nói chung và tôi vi phạm quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường nói riêng.

Kết luận chương 3

1.Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (gọi tắt là quy hoạch bảo vệ môi trường) trong những năm qua cho thấy cần sớm hoàn thiện các quy định pháp luật vê quy hoạch bảo vệ môi trường. Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020. Việc hoàn pháp luật về quy hoạch bảo vệ môi trường theo hướng quy định đầy đủ và chặt chẽ về thủ tục, quy trình quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường, nhất là giai đoạn đầu và giai đoạn “hậu kiểm” của quy hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án.

2. Pháp luật về quy hoạch bảo vệ môi trường cần khắc phục những khoảng trống bằng cách quy định rõ ràng và cụ thể địa vị pháp lý của chủ đầu tư, của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tổ chức tư vấn về ĐTM, về thẩm định kế hoạch, quy hoạch bảo vệ môi trường cũng như vai trò, quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư trong dự án quy hoạch bảo vệ môi trường theo xu hướng xã hội hoá. Từ đó xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi chủ thể tham gia vào quy hoạch bảo vệ môi trường. Đồng thời đưa ra cách thức giải quyết các tranh chấp phát sinh về vấn đề trên.

3. Tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với quy hoạch bảo vệ môi trường. Xây dựng các chế tài đủ mạnh về dân sự, hành chính và hình sự để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án trong việc bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiến của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay đã rút ra một số kết luận sau đây:

1. Quy hoạch bảo vệ môi trường trong sự phát triển kinh tế cần phải quan tâm đến tính bền vững. Tính bền vững thể hiện trên 3 khía cạnh: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên môi trường. Quy hoạch bảo vệ môi trường trong các dự án phát triển kinh tế phải được thực hiện liên tục từ khi bắt giai đoạn điều tra, khảo sát đến thiết kế xây dựng cho đến triển khai thực hiện và giai đoạn kiểm tra, giám sát (giai đoạn hậu kiểm) có như vậy mới giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

2. Hoạt động quy hoạch bảo vệ môi trường trong sự phát triển kinh tế-xã hội trong những năm qua, đặc biệt là sau khi ban hành Luật BVMT năm 2005 đã dần dần đi vào nền nếp và đã đạt được những kết quả khả quan đã đánh giá đúng đắn vai trò và tầm quan trọng và ảnh hưởng của môi trường nói chung, quy hoạch bảo vệ môi trường nói riêng, từ đó nâng cao ý thức trách nhiêm của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường cũng như ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường, góp phần thúc đẩy việc quy hoạch bảo vệ môi trường ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, còn những khoảng trống nhất định mà các quy định của pháp luật về quy hoạch bảo vệ môi trường chưa vươn tới để điều chỉnh. Đó là các mối quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường với các cơ quan, tổ chức lập - thực hiện - kiểm tra quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường, giữa nhà đầu tư với các cơ quan tổ chức tổ chức tư vấn về quy hoạch bảo vệ môi trường, giữa cộng đồng dân cư nơi có dự án với các chủ thể nói trên, việc phân định trách nhiệm và giải quyết tranh chấp chưa có cơ chế cụ thể, trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia quan hệ chưa rõ ràng. Một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quy hoạch bảo vệ môi trường chưa được pháp luật điều chỉnh, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quy hoạch

bảo vệ môi trường, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay của giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3. Trong quá trình thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tại Việt Nam còn một số khó khăn do nhận thức về vai trò của quy hoạch bảo vệ môi trường chưa đầy đủ và chưa thật sự đồng bộ của một số người, cơ sở pháp lý chưa hoàn chỉnh, công tác thực hiện cưỡng chế, chế tài chưa thực sự kiên quyết, triệt để, nhiều người có trách nhiệm còn bàng quan với vấn đề này. Điều đó đã hạn chế rất nhiều kết quả và tác dụng của quy hoạch bảo vệ môi trường trong tình hình hiện nay.

4. Để phát huy hơn nữa vai trò của quy hoạch bảo vệ môi trường cần có sự đổi mới các quy định pháp luật về kế hoạch, quy hoạch bảo vệ môi trường theo hướng xã hôi hoá một số hoạt động cụ thể trong đánh giá tác động môi trường, mở rộng quyền tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu môi trường và ý kiến của chủ đầu tư, của cộng đồng dân cư nằm trong vùng quy hoạch. Có như vậy, mới phù hợp với nền kinh tế thị trường của trong giai đoạn hội nhập kinh tế, quốc tế toàn diện như hiện nay.

5. Cần từng bước tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về quy hoạch bảo vệ môi trường để đáp ứng đòi hỏi thực tiến của Việt Nam hiện nay, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo quan điểm chỉ đạo trong chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020 với nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật về tài nguyên, môi trường theo nguyên tắc chặt chẽ, phát triển bền vững, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Cần xây dựng Luật thuế môi trường, Pháp lệnh ĐTM, nhất là cần xiết chặt công tác quy hoạch bảo vệ môi trường từ khi xây dựng đến giai đoạn thực hiện và cả giai đoạn “hậu kiểm” nhằm điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này. Có như vậy công tác quy hoạch bảo vệ môi trường mới khả thi đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình hôi nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.

2. Bộ Công thương, Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và các vấn đề môi trường, Nhà Xuất bản Công thương, 2010.

3. Bộ Công thương, Doanh nghiệp hội nhập và những vấn đề môi trường, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2005 -2015, Nhà xuất bản Công thương, Hà Nôi, 2010.

4. Báo Công thương, Nghiên cứu lập pháp, số 8, tháng 8/2008, Thương mại và vấn đề môi trường khi Việt Nam gia nhập WTO.

5. Bộ Kế hoạch & Đầu tư tháng 11/2005, Nghiên cứu tổng thể một số mô hình phát triển bền vững ở Việt Nam, nhà xuất bản thống kê, 2008.

6. Boris Fabres, cố vấn cao cấp Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng - MCD, VnEconomy - Thời báo kinh tế Việt Nam, thứ 2 ngày 15/6/2009,

Cải thiện hệ sinh thái ven biển, 2009.

7. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, về Quy hoạch bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội.

8. Chính phủ (2006), Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, về Bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chương trình và dự án phát triển, Hà Nội.

9. Chính phủ (2006), Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006, về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.

10. Chính phủ (2006), Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội.

11. Chính phủ (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006, về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội.

12. Chính phủ (2007), Nghị định số 174/2007NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối chất thải rắn, Hà Nội.

13. Chính Phủ (2009), Nghị định số 04/2009/NĐ-CP Về ưu đãi hỗ trợ bảo vệ rừng, Hà Nội.

14.Chính phủ (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.

15. Chính phủ (2011), Nghị định số 29/2011NĐ-CP, ngày 18 tháng 04 năm 2011, Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội.

16.Chính phủ (2011), Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8.2011 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Hà Nội

17. Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam, Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam 18. Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vât hoang dã nguy cấp

(Cites).

19. Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên Hợp quốc 1992, ( Việt Nam tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong quy hoạch kinh tế xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 139 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)