Thực trạng của hiện tƣợng nạo phá thai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sống của thai nhi và vấn đề hoàn thiện khuôn khổ pháp luật việt nam về phá thai luận văn ths luật pháp luật về quyền con người chuyên nghành đào tạo thí điểm (Trang 64)

2.2.1. Thực trạng

Tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách ứng phó với xu hƣớng giảm sinh vừa tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trƣởng Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình cho biết, theo thống kê tại các cơ sở y tế công lập, hàng năm tại Việt Nam vẫn có từ 120.000 đến 130.000 ca nạo phá thai của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

Bảng 2.1: Số liệu Bộ Y Tế tiến hành thống kê tại các bệnh viện phụ sản năm 2011

Danh mục Năm 2009 Năm 2010

Số phụ nữ nạo thai (ngƣời) 76 973 98 948

Số phụ nữ phá thai (lần) 210 100 233 206

Tỷ lệ nạo hút thai (%) 26.9 29.0

Số phụ nữ xảy thai tự nhiên (ngƣời) 23 936 20 832 Tỷ lệ trẻ đẻ chêt/1000 trẻ sơ sinh sống 3.8 3.5

Nguồn: Http://www.moh.gov.vn/news/pages

Nhƣ vậy, trung bình mỗi ngày có khoảng gần 400 ca nạo phá thai. Tỷ lệ phá thai ở Việt Nam từng có thời gian ở mức 100/100, tức là cứ 100 trẻ ra đời thì cũng có 100 ca phá thai. Thậm chí ở khu vực thành thị năm 2003, tỷ lệ phá thai lên tới 190%, năm 2006 là 140%. Phá thai lặp lại cũng là một vấn đề đáng lƣu ý, theo một nghiên cứu năm 2000 khoảng một nửa số khách hàng phá thai có trên một lần phá thai và 23% số khách hàng phá thai chƣa có gia đình phá thai trên một lần. Theo hai nghiên cứu năm 1998 và 2002, có ít nhất một phần ba số khách hàng phá thai không dùng biện pháp tránh thai (BPTT) trƣớc khi có thai. Tại Bệnh viện Từ Dũ có thời kỳ ƣớc tính bình quân có trên 40.000 ca nạo phá thai/năm, trong số những ngƣời phá thai thƣờng xuyên thì có 2,4% là ngƣời chƣa thành niên.

Năm 1999, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo và xếp Việt Nam vào nhóm có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á và là 1 trong 5 quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Theo báo cáo của Daniel Goodkind năm 1994 tổng tỷ suất phá thai là 2,5 – nghĩa là mỗi phụ nữ Việt Nam đã phải trải qua 2,5 lần trong cả cuộc đời sinh đẻ của mình. Theo kết quả điều tra Y tế quốc gia 2001-2002 gần 12% phụ nữ đang có chồng đã từng phá thai trong 5 năm qua. Phá thai thực sự là một thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực

thai ngày càng tăng. Theo điều tra dân số năm 1997 phụ nữ nông thôn có tỷ lệ phá thai cao hơn thành thị, điều này đƣợc lý giải có thể một phần do sức ép của chƣơng trình kế hoạch hoá gia đình và sự cung cấp phƣơng tiện tránh thai không đƣợc thích ứng. Nhƣng từ những năm 2000 trở lại đây, số liệu cho thấy xu hƣớng tỷ lệ NPT thành thị lại cao hơn nông thôn, 2001 tỷ lệ phá thai thành thị là 1,7% và nông thôn là 1,2%, tƣơng ứng đến năm 2008 là 1,1% và 0,9% (Bảng 1).

Bảng 2.2: Tỷ lệ (%) phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt của phụ nữ 15-49 tuổi theo thành thị, nông thôn

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2010

Toàn quốc 1,3 1,1 1,7 1,2 1,0 1,1 0,7 1,0 0,8 Thành thị 1,7 1,1 1,9 1,3 1,0 1,4 0,6 1,1 0,8 Nông thôn 1,2 1,1 1,7 1,2 1,0 0,9 0,8 0,9 0,8

Nguồn: Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2010.

Trong số những trƣờng hợp phá thai cho thấy những ngƣời có trình độ học vấn cao có tỷ lệ phá thai cao hơn ngƣời có trình độ học vấn thấp. Theo điều tra nhân khẩu học và sức khỏe dân số năm 1997, tỷ lệ phá thai trong nhóm phụ nữ không đi học chiếm 3%, nhóm có trình độ đại học là 12,9%, tăng hơn 4 lần. Điều tra Y tế Quốc gia 2001-2002 cũng đƣa ra kết luận, tỷ lệ phá thai cao nhất ở nhóm ngƣời có trình độ học vấn cao. Đây cũng đƣợc xem là xu hƣớng ở các nƣớc đang phát triển.

Điểm đáng chú ý hơn cả là tỷ lệ nạo phá thai ở nhóm tuổi từ 15-24 khá cao, trong đó tỷ lệ nạo thai trong tổng số nạo thai/hút điều hoà kinh nguyệt ở nhóm tuổi này là 36,8%, cao hơn hẳn so với 2 nhóm tuổi còn lại, nhóm tuổi từ 25-34 là 29,3%, nhóm tuổi từ 35-49 là 29,1%. (Báo cáo Y tế 2001-2002). Trong một nghiên cứu của Hội Phụ sản khoa và sinh đẻ có kế hoạch năm 2006 cho biết tỷ lệ phá thai trong nghiên cứu tập trung đông nhất ở lứa tuổi từ 20-24 với 64,74%, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 20,5% là học sinh, sinh

viên đã từng phá thai trong tổng mẫu nghiên cứu. Trong một công bố năm 2008 của bệnh viện Phụ sản trung ƣơng cho biết có hơn 31% trong tổng số 154 trƣờng hợp phá thai từ 17-22 tuần tuổi là đối tƣợng học sinh, sinh viên.

Với tuổi kết hôn trung bình hiện nay là 23,2 ở phụ nữ và 26,6 ở đàn ông cùng với tuổi quan hệ tình dục lần đầu có xu hƣớng giảm dần (18,6 tuổi theo SAVY 2) thì rõ ràng vị thành niên và thanh niên có một khoảng thời gian khá dài mong muốn quan hệ tình dục không mang thai. Trong khi đó vấn đề quan hệ tình dục không an toàn trong thanh, thiếu niên hiện nay lại hết sức đáng lo ngại, điều này làm tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn cũng nhƣ phá thai trong lứa tuổi này. Phân tích số liệu từ điều tra SAVY cho thấy có 79% VTN, TN quan hệ tình dục lần đầu trƣớc hôn nhân là không an toàn và 71% VTN, TN không sử dụng bao cao su khi quan hệ . Mă ̣t khác: Các số liệu thống kê về tỷ lệ nạo phá thai hiện nay chủ yếu đƣợc lấy từ cơ sở dữ liệu của các bệnh viện, trong khi đó. phần lớn các bạn trẻ ở tuổi vị thành niên do tâm lý e ngại không muốn rắc rối hoặc muốn giấu giếm việc giải quyết hậu quả nên thƣờng tìm đến các cơ sở y tế tƣ nhân để giải quyết. Do đó, con số thống kê trên thực tế chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trƣờng phát triển (CGFED) năm 2012, thì hiện chúng ta vẫn đang là nƣớc dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ nạo phá thai (32%) và hiện là một trong những nƣớc có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Đáng báo động hơn, hơn 20% trong số đó nằm ở lứa tuổi vị thành niên. Cụ thể:

Mỗi năm nƣớc ta có khoảng 1.2 đến 1.6 triệu ca nạo phá thai, trung bình trung có hơn 2000 ca phá thai/ngày, trong đó có đến 25% chƣa lập gia đình. Trung bình cả nƣớc có 300.000 ca nạo phá thai cho đổi tƣợng từ 15-18 tuổi / năm; Trong đó nổi bật ở một số nơi nhƣ:

tƣợng là ngƣời chƣa thành niên. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Lân , Chi cục phó Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Con số nạo phá thai còn cao hơn rất nhiều do phần đông số ngƣời chƣa thành niên nạo phá thai ở các cơ sở tƣ nhân không hề đƣợc thống kê.

Trong 6 tháng đầ năm 2010, khoa điều trị của Trung tâm KHHGĐ bệnh viện phụ sản Trung ƣơng đã hỗ trợ nạo phá thai cho 6.556 ca (51 ca là ngƣời chƣa thành niên). Các bác sỹ trong bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng cũng cho biết: số ca NPT ngày càng tăng với nhiều trƣờng hợp thai to và đối tƣợng là ngƣời chƣa thành niên.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Theo thống kê của Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em Thành phố cho biết bình quân toàn thành phố năm 2009 có 114.002 ca nạo phá thai, bằng 101% trên tổng số ca sinh, Trong đó:

Tại TTYT QUận 6 tiếp nhận 2.200 ca NPT trên 228 ca sinh đẻ (gấp hơn 10 lần so với số ca sinh) trong 6 tháng đầu năm 2009; Tại TTYT Quận 7 tiếp nhận 1094 ca NPT, trong đó có 140 ca độ tuổi 19-21…; Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 tiếp nhận 20.000 ca NPT, trong đó có đến 80%đối tƣợng chƣa lập gia đình và trên 40% là ngƣời chƣa thành niên.

Tại Hải Phòng: Do đặc thù là một thành phố công nghiệp, lại là một trung tâm giáo dục của vùng Duyên hải Bắc bộ nên lƣợng công nhân và số học sinh, sinh viên ngoại tỉnh lƣu trú khá đông. Điều kiện này khiến cho thành phố phải đối mặt với tỷ lệ phá thai cao và ngày càng có chiều hƣớng gia tăng trong giới trẻ chƣa lập gia đình (chiếm trên 30% tổng số ca). Bác sỹ Trần Thị Xuân, Trung tam chăm sóc sức khỏe sinh sản – Sở Y tế cho biết: Năm 2009, Tổng số ca phá thai trên địa bàn thành phố là 13.438 ca trong đó có 376 ca là ngƣời chƣa thành niên. 6 tháng đầu năm 2010, số ca phá thai của ngƣời chƣa thành niên tăng 239 ca.

Không chỉ ở 3 thành phố kể trên, ở các khu vực khác cũng trong tình trạng tƣơng tự. Tuy nhiên, cần phải nhân mạnh: những con số kể trên chỉ là số

nhỏ bé. Ở các cơ sở tƣ nhân, sự quản lý thiếu chặt chẽ của Nhà nƣớc là điều kiện tốt để chuộc lợi, dẫn đến tình trạng nạo phá thai trái phép ở Việt nam diễn ra tràn lan mỗi ngày.

Đến nay, chƣa ai có đƣợc con số thống kê đầy đủ số phụ nữ đến NPT ở cơ sở y tế tƣ nhân. Rất nhiều đối tƣợng NPT đặc biệt là ngƣời chƣa thành niên đến cơ sở y tế tƣ nhân dù chi phí có cao hơn bởi tránh đƣợc nhiều thủ tục rƣờm rà trong bệnh viện, thực hiện nhanh gọn, có thể che dấu đƣợc ngƣời thân, gia đình. Đặc biệt sự thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản đã tạo cơ hội cho cơ sở NPT chui lộng hành với nhiều kiểu nạo phá thi gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe ngƣời mẹ. Nhƣ vâ ̣y, dù có cho phép phá thai vì sức khỏe của ngƣời mẹ thì viê ̣c phá thai chui, phá thai trái pháp luật, phá thai không an toàn cũng khiến cho sƣ́c khỏe, tính mạng của ngƣời mẹ rơi vào nguy hiểm. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cƣ́u về nhƣ̃ng rủi ro của các bà me ̣ trong quá trình mang thai. Cụ thể:

Bảng 2.3. Tỷ lệ % có dấu hiệu bất thƣờng về sức khoẻ sau lần nạo thai gần nhất

Sốt Chảy máu

kéo dài kèm dịch hôiĐau bụng Khác

Dân tộc Kinh – Hoa 13,4 21,0 26,7 7,8 Thiểu số 19,5 21,1 32,6 4,9 Tôn giáo Thiên chúa 20,6 28,5 43,3 12,3 Phật giáo 17,2 33,9 34,1 11,2 Không tôn giáo 14,5 20,2 27,2 6,9

Khác 0,0 18,2 18,2 7,6 Mức sống Nghèo 18,3 25,4 32,0 7,8 Cận nghèo 19,3 21,9 26,8 8,5 Trung bình 11,3 20,3 30,6 7,4 Khá 13,9 18,3 26,0 6,6 Giàu 4,9 16,3 18,1 4,2 Khu vực Thành thị 8,2 13,6 21,5 7,0 Nông thôn 16,0 22,7 29,2 7,3

Mặc dù luật pháp tự do và sẵn có của dịch vụ phá thai ở khu vực công và tƣ nhân phá thai không an toàn vẫn là một trong những lý do phổ biến cho cái chết của mẹ, ƣớc tính khoảng 11,5% các nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ ở Việt Nam trong năm 2002.

2.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân việc nạo phá thai:

Việc thực hiện chính sách dân số Việt Nam với việc khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con và khoảng cách sinh nên từ 3-5 năm đã góp phần quan trọng vào nâng cao ý thức của ngƣời dân về việc sinh ít con để nuôi dạy cho tốt. Theo báo cáo nghiên cứu của tác giả Đức Vy và Tiến Hoà thì số lƣợng con, khoảng cách sinh và lựa chọn giới tính thai nhi có tác động đến phá thai, đáng lƣu ý là lý do giới tính chiếm 10,47%. Báo cáo “Nạo hút thai ở Việt Nam: một phân tích về chính sách và thực tiễn” có đƣa ra những số liệu để chứng minh cho cùng nhận định này 70,7% số phụ nữ nạo hút thai đƣợc hỏi cho biết nguyên nhân nạo hút thai là “không muốn đẻ nhiều”, 13,4% “không muốn đẻ dày”, 6,3% “không muốn vi phạm chính sách 2 con”; và chỉ có 1,6% vì lý do “kinh tế khó khăn”. Báo cáo này cũng chỉ rõ hơn về việc phá thai liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi, trong đó đƣa ra kết quả điều tra ngƣời dân tại 4 tỉnh cho thấy 24,6% số ngƣời ủng hộ “siêu âm để lựa chọn giới tính thai nhi” và 3,9% đồng ý với việc “loại bỏ thai nhi nếu giới tính thai nhi không nhƣ mong đợi”. Mặc dù Việt Nam đã nghiêm cấm việc chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi nhƣng đây rõ ràng vẫn là một thực tế tồn tại không dễ xoá bỏ.

Việc sử dụng BPTT nhƣng vẫn mang thai ngoài ý muốn chiếm một tỷ lệ tƣơng đối cao đối với phụ nữ đã có chồng, điều tra DHS năm 1997 có 51% số trƣờng hợp nạo hút thai trƣớc đó đã sử dụng ít nhất một biện pháp tránh thai, theo đó BPTT truyền thống là 27%, vòng tránh thai 11%, bao cao su 8% và

thuốc tránh thai là 5%. 4 năm sau, điều tra Y tế quốc gia cũng cho thấy tỷ lệ thất bại trong sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống có tỷ lệ cao hơn cả 29,9%, biện pháp hiện đại là 5,9%. Hiện nay những quy định về vấn đề nạo hút thai cũng giúp các cơ sở y tế công hay tƣ nhân và khách hàng tiếp cận dịch vụ này một cách khá dễ dàng cả về mặt hành chính lẫn kinh phí, có ngƣời tìm đến dịch vụ này nhƣ một cách để tránh thai. Đáng lo ngại hơn cả là ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên có hành vi tình dục không an toàn và việc thiếu hiểu biết về thời điểm mang thai điều này dễ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và làm tăng nguy cơ nạo phá thai cũng nhƣ các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục ở lứa tuổi này, nó ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khoẻ sinh sản, hạnh phúc gia đình của các em về sau. Các tiêu chí đƣợc đƣa ra xuất phát từ chính những nguyên nhân thức hiện nạo phá thai đƣợc phân loại nhƣ sau:

- Nguyên nhân sức khỏe thể chất: Đối với ngƣời phụ nữ thời gian mang thai là khoảng thời gian thƣờng xuyên đƣợc đặt trong trạng thái nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, đặc biệt đối với những ngƣời có thể trạng yếu, có tiền sử bệnh tim mạch,… Do vậy khi xét thấy việc mang thai có thể gây hậu quả xấu đến sức khỏe ngƣời mẹ, việc nạo phá thai có thể đƣợc đặt ra. Bên cạnh đó, đối với bào thai, 9 tháng 10 ngày đầu này là giai đoạn mới đầu hình thành, hoàn thiện cơ thể, đây là khoảng thời gian bào thai rất dễ chịu tác động từ ngƣời mẹ hay môi trƣờng bên ngoài. Trong khoảng thời gian này, việc khám, siêu âm xác định tình trạng của thai nhi nếu đƣa ra kết luận không tốt nhƣ: thai nhi bị dị tật, khiếm khuyết… là nguyên nhân dẫn đến việc yêu cầu nạo, phá thai.

- Nguyên nhân về kinh tế: Vấn đề sinh và nuôi dạy một đứa trẻ là vô cùng khó khăn, đòi hỏi chi phí rất lớn và khoảng thời gian lâu dài. Do vậy, khi đƣa ra quyết định sinh một đứa trẻ đối với một gia đình, một ngƣời mẹ là một

quyết định quan trọng. Theo nhƣ quan sát thực tế: Rất nhiều ca nạo phá thai xuất phát từ nguyên nhân ngƣời phụ nữ: có thể do hoàn cảnh gia đình không thể nuôi thêm một đứa con, hoặc xác định không thể tự mình chăm sóc đứa trẻ nếu sinh ra (trong trƣờng hợp phụ nữ đơn thân, chƣa có gia đình,..)

- Nguyên nhân văn hóa - xã hội: Trong đó xoay quanh 3 nội dung chính: Về bất bình đẳng trong quan niệm về giới: đặc biệt ở các nƣớc Châu Á dẫn đến tình trạng nạo phá thai do giới tính. Về các chính sách dân số kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sống của thai nhi và vấn đề hoàn thiện khuôn khổ pháp luật việt nam về phá thai luận văn ths luật pháp luật về quyền con người chuyên nghành đào tạo thí điểm (Trang 64)