Kết quả kiểm soát môi trường lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động 07 (Trang 54 - 56)

Năm Tổng số mẫu đo (Mẫu)

% mẫu vƣợt tiêu chuẩn cho phép

(%) 2005 228.526 18,20 2006 242.345 16,90 2007 324.910 14,40 2008 176.284 13,04 2009 383.212 13,63 2010 376.746 11,20

Thứ hai, về tình hình TNLĐ, BNN và sức khoẻ NLĐ được xem xét ở

Trong giai đoạn 2006-2010, bình quân hàng năm số vụ TNLĐ là 5485 vụ, trong đó số vụ gây chết người là 513 vụ. Vùng có nhiều vụ TNLĐ nhất là vùng Đông Nam bộ (2910 vụ) và Đồng bằng sông Hồng (1015 vụ), đây cũng là 02 vùng có nền kinh tế phát triển và có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh hơn so với các vùng khác. Điều nay cho thấy việc đảm bảo an toàn cho NLĐ trong các cơ sở sản xuất vẫn là một vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới.

5784.6 1044.8 407.6 693.4 69.8 2910 659 513.2 124.8 61.6 83.8 21.6 162.4 59 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Cả nước//Whole country Đồng bằng sông Hồng/Red River Delta Trung du và miền núi phía Bắc/Midland and North Moutainous

region

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung/ Central Coast Tây Nguyên/Central Highlands Đông Nam Bộ/South East Đồng bằng sông Cửu Long/Mekong River Delta

Biểu đồ số 2.1: Biểu đồ về số vụ TNLĐ [31]

Biểu đồ về số người bị TNLĐ và cơ cấu giới tính: Giai đoạn 2006-2010, trung bình hàng năm số người bị TNLĐ là 6.030 người, trong đó số nam chiếm khoảng 80%, còn cơ cấu nữ giới chỉ chiếm khoảng 20%. Ngoài ra, TNLĐ xảy ra chủ yếu ở những ngành sản xuất, khai thác có tính chất năng nhọc, nguy hiểm thu hút nhiều lao động nam giới.

6094 6299 6047 6403 5307 4,821 5,351 4,785 5,251 4,313 1,273 948 1,262 1,152 994 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số Nam Nữ

Từ năm 2006 – 2010, tổng số người bị TNLĐ của năm 2009 tăng cao nhất 6.403 người, năm 2010 số người TNLĐ giảm xuống đáng kể là 5.307 người, giảm gần 1.100 người chiếm 83% số người TNLĐ của năm 2009. Con số này cho thấy, số người TNLĐ có dấu hiệu giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao.

Tình hình TNLĐ của cả nước vẫn đang có xu hướng gia tăng, tuy nhiên tần suất TNLĐ đã có dấu hiệu giảm tại một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Long An, các địa phương xảy ra nhiều TNLĐ chết người là những địa phương có công nghiệp phát triển như: Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương.v.v… Các Bộ, ngành xảy ra nhiều TNLĐ chết người đó là các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao Thông - Vận Tải. Các lĩnh vực sản xuất xảy ra nhiều TNLĐ chết người là: Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao thông; Xây dựng; Khai thác than, khoáng sản; Sản xuất vật liệu xây dựng; Cơ khí chế tạo [31]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động 07 (Trang 54 - 56)