Đối sách cho Việt Nam trƣớc tác động của chính sách, pháp luật Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Trung Quốc về biển đảo nhìn từ góc độ Luật pháp quốc tế và thực tiễn tranh chấp Biển Đông Luận văn ThS. Luật (Trang 109 - 115)

Trung Quốc về biển đối với cục diện tranh chấp Biển Đông

Chính sách, pháp luật biển của Trung Quốc đã tác động tới cục diện tranh chấp Biển Đông. Không giải pháp giải quyết tranh chấp nào có thể trở thành hiện thực nếu thiếu sự hợp tác và thiện chí của Trung Quốc. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa. Tuy nhiên, giải pháp đƣa tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế trong bối cảnh hiện nay là một phƣơng án không khả thi. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục đƣa ra những yêu sách phi lý trên Biển Đông và có những hành động gây hấn trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Pháp luật Trung Quốc vẫn tiếp tục đƣợc xây dựng theo xu hƣớng tạo cơ sở pháp lý để Trung Quốc có thể mở rộng, hợp thức hóa các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Điều này đã gây bất ổn cho hòa bình, an ninh khu vực và ảnh hƣởng trực tiếp tới chủ quyền, lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Trƣớc xu hƣớng xây dựng pháp luật về biển, đảo nhƣ hiện nay của Trung Quốc, Việt Nam cần có những hành động quyết liệt. Nhƣ đã phân tích ở các phần trên, nhiều quy định của pháp luật Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế (nhƣ quy định về vấn đề đi qua không gây hại trong lãnh hải, đƣờng cơ sở, một số quy định trong Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa…). Trong nhiều đạo luật về biển, Trung Quốc đặt “quyền lợi mang tính lịch sử” cao hơn cả những quy định của luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã phê chuẩn Công ƣớc Luật biển 1982 và là một thành viên của Công ƣớc. Công ƣớc Luật biển 1982 không chấp nhận bảo lƣu, cũng không chấp nhận các ngoại lệ ngoài những điều đã đƣợc các điều khác của Công ƣớc cho phép một cách rõ ràng (Điều 309 Công ƣớc). Trong khi, nhiều quy định tại các văn bản pháp luật về biển, đảo Trung Quốc lại đặt

ra nhiều ngoại lệ, cụ thể hóa Công ƣớc Luật biển 1982 nhƣng lại có điều khoản loại trừ hiệu lực của các quy định đó, điều này không phù hợp với luật pháp quốc tế. Vùng biển, đảo trong yêu sách đƣờng 9 đoạn của Trung Quốc còn vi phạm trắng trợn chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nhiều quốc gia tại Biển Đông theo pháp luật quốc tế. Để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, trƣớc hết, Việt Nam cần có những hành động kiên quyết hơn để phản đối yêu sách đƣờng 9 đoạn của Trung Quốc, cũng nhƣ phản đối những hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy cơ chế giải quyết đa phƣơng, nâng cao hơn nữa vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp. Trải qua một chặng đƣờng dài hơn 40 năm hoạt động, dù vẫn còn nhiều hạn chế nhƣng ASEAN đã có những đóng góp lớn lao vào việc duy trì, tăng cƣờng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực nói chung cũng nhƣ vào tiến trình giải quyết tranh chấp Biển Đông nói riêng.

Xét về tổng thể, ASEAN đã tạo ra những cơ chế, giải pháp khá hữu hiệu, có khả năng ngăn ngừa xung đột, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng môi trƣờng hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nƣớc thành viên để từ đó giúp họ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế trong nƣớc, củng cố độc lập chủ quyền quốc gia và thúc đẩy liên kết khu vực, trƣớc hết là liên kết kinh tế tiến tới sự liên kết chặt chẽ hơn về chính trị.

Trong thực tiễn hoạt động, ASEAN đã tạo ra “phong cách” hay “tập quán” ứng xử giữa các nƣớc thành viên. Đó là sự tự kiềm chế, tôn trọng lẫn nhau và tinh thần trách nhiệm cùng với các cuộc đối thoại đa phƣơng thƣờng xuyên và định kỳ, thƣơng lƣợng tập thể thông qua các cuộc họp của các quan chức. Chính cơ chế hợp tác uyển chuyển giúp ASEAN hoà giải nhanh chóng

các mối bất hòa trong khu vực bao gồm cả những bất đồng về tranh chấp trên biển.

Bên cạnh đó, ASEAN đã thông qua, đã và đang thực hiện tƣơng đối có hiệu quả hàng loạt các hoạt động nhƣ “Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và trung lập – ZOPFAN” (ký năm 1971), “Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác – TAC”, và “Tuyên bố về sự hoà hợp - ASEAN Concord” (1976), “Tuyên bố về Biển Đông” (1992), “Diễn đàn khu vực – ARF” (1993), “Hiệp ƣớc về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân – SEANWFZ” (1996) và “Tuyên bố về quy tắc ứng xử Biển Đông” (2002)…

Có thể thấy “Tuyên bố về Biển Đông 1992” và “Tuyên bố về quy tắc ứng xử Biển Đông” chính là minh chứng rõ nét nhất thể hiện đóng góp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào tiến trình giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Tuyên bố ASEAN về Biển Ðông (Tuyên bố Manila) do AMM-35 tại Manila tháng 7-1992 đƣa ra, nhấn mạnh các nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực và tự kiềm chế; đề xuất xây dựng Bộ luật ứng xử ở Biển Ðông trên cơ sở nguyên tắc của Hiệp ƣớc TAC. Tuyên bố ASEAN đã góp phần làm giảm những căng thẳng chính trị giữa các quốc gia và bƣớc đầu mở ra nhận thức chung cho các bên về phƣơng hƣớng giải quyết tranh chấp - giải quyết trên cơ sở hoà bình.

Bên cạnh đó, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, song song với việc thƣờng xuyên tổ chức các Hội nghị Hiệp thƣơng với 5 cƣờng quốc có vũ khí hạt nhân, ASEAN đã tiếp tục bàn thảo với Trung Quốc để sớm đi đến nhất trí ký kết “Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông”.

“Tuyên bố về quy tắc ứng xử Biển Đông” đƣợc hình thành xuất phát từ nhận thức sự cần thiết phải thúc đẩy một môi trƣờng hòa bình, thân thiện, và hòa hợp ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc cho việc tăng cƣờng hòa

bình, ổn định, phát triển kinh tế và thịnh vƣợng trong khu vực. Sau những nỗ lực bàn thảo với Trung Quốc, ngày 4/11/2002, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VIII tại Phnôm Pênh (Campuchia), ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố cách ứng xử của các bên ở Biển Đông nhằm cam kết thúc đẩy những nguyên tắc và mục tiêu của Tuyên bố chung 1997 giữa ASEAN - Trung Quốc và mong muốn tăng cƣờng những điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết một cách hoà bình và lâu dài những bất đồng, tranh chấp giữa các bên liên quan.

Theo Tuyên bố cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, các bên đồng ý tự kiềm chế, tránh những hành động có thể gây căng thẳng và xung đột tại Biển Đông; tổ chức tiếp xúc thƣờng xuyên giữa giới quân sự hai bên; và thông tin cho nhau về những cuộc tập trận. Để đạt đƣợc kết quả lần này, các bên đã có một số nhƣợng bộ. Văn bản ký kết cuối cùng mang tên là Tuyên bố cách ứng xử (Declaration on the conduct), ít tính ràng buộc, chứ không phải Bộ Quy tắc về ứng xử (Code of Conduct) mang tính ràng buộc nhiều nhƣ ASEAN mong muốn lúc đầu. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã đồng ý sẽ tiếp tục đàm phán để tiến tới xây dựng một bộ luật có tính ràng buộc nhiều hơn. Văn bản lần này cũng không nêu tên các khu vực cụ thể Hoàng Sa hay Trƣờng Sa nhƣ yêu cầu của một số nƣớc ASEAN (trong đó có Việt Nam), mà chỉ nêu chung chung khu vực Biển Đông. Bên cạnh đó, các nƣớc ASEAN cuối cùng cũng đã đồng ý xoá cụm từ “không xây dựng các cơ sở mới” tại khu vực mà Philippines yêu cầu. Nhìn chung, Tuyên bố còn mang tính đại cƣơng và ít ràng buộc, nhƣng chỉ riêng việc đạt đƣợc thoả thuận và ký kết đã là một bƣớc tiến quan trọng trong việc đối thoại giữa Trung Quốc và ASEAN. Nếu đƣợc các bên thực hiện nghiêm túc, thoả thuận sẽ giúp tránh đƣợc các xung đột tại Biển Đông nhƣ đã từng xảy ra và giữ ổn định cho khu vực có tầm quan trọng rất lớn về địa chiến lƣợc này.

Ngày 10/12/2002, phát biểu ý kiến tại Đại hội đồng Liên hợp quốc về đề mục “Luật biển và đại dƣơng”, liên quan đến vấn đề Biển Đông, Đại sứ Nguyễn Thành Châu, đại diện thƣờng trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh: Việt Nam chia sẽ quan điểm của tất cả các bên liên quan rằng mọi bất đồng phải đƣợc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, thông qua thƣơng lƣợng, trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và triệt để tuân theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ƣớc về Luật biển 1982. Việt Nam hài lòng trƣớc việc các nƣớc ASEAN và Trung Quốc ký kết tuyên bố cách ứng xử của các bên ở Biển Đông. Việt Nam coi đây là một bƣớc đi tích cực tiến tới hình thành Bộ Quy tắc ứng ở Biển Đông.

Việc các nƣớc ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố cách ứng xử của các bên ở Biển Đông là bƣớc quan trọng tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhƣ lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã thoả thuận, và mở đƣờng cho một giải pháp cơ bản, lâu dài đối với tranh chấp Biển Đông.

Qua 09 năm thực hiện, đến nay tuy không thể nói rằng Tuyên bố về cách ứng xử Biển Đông có đóng góp đáng kể và phát huy hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên nhƣng phải khẳng định nó đã có đóng góp nhất định vào việc giảm thiểu xung đột tại vùng biển này.

Trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và 5 nƣớc hữu quan, Trung Quốc dƣờng nhƣ dành ƣu thế khi không một nƣớc nào trong Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei có thể đối trọng với Trung Quốc. Việc tìm kiếm sự liên kết và hợp tác thông qua ASEAN của 5 quốc gia hữu quan đƣợc xem là xu thế hợp lý và tất yếu. Dù nhƣ Tiến sĩ Toshi Yoshihara- Nhà nghiên cứu chiến lƣợc chính trị Trung Quốc tại trƣờng đại học Hải chiến (Naval War College), Rhodes Island, Hoa Kì có nói: “ASEAN ở trong tình thế bấp bênh về cả kinh tế, quân sự, ngoại giao và ngay cả họ có tập hợp lại cũng không đủ sức phản công Trung Quốc”. Nhƣng với những gì đã đạt đƣợc

cho thấy sự liên kết giữa các nƣớc trong Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á đã có tác động tích cực trong việc kiềm chế và đối trọng với một Trung Quốc - cƣờng quốc mới nổi của châu Á. Việt Nam cùng các quốc gia cần tiếp tục kiên trì theo đuổi cơ chế giải quyết tranh chấp đa phƣơng và nâng cao hơn nữa vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Chỉ với sự đoàn kết trên tinh thần bình đẳng, hợp tác và tin tƣởng lẫn nhau, các quốc gia mới có thể tìm đƣợc tiếng nói chung và hạn chế đƣợc những hành động chia rẽ của Trung Quốc.

Bên cạnh việc nâng cao hơn nữa vai trò của ASEAN, Việt Nam cần tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông. Năm 2003, Trung Quốc và ASEAN đã ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông tuy nhiên DOC 2002 là một văn kiện nửa chính trị nửa pháp lý và không có giá trị ràng buộc. Hiê ̣u lƣ̣c của văn bản này tùy thuô ̣c vào thiê ̣n chí thi hành của các bên . Một số quy định của DOC 2002 quá chung chung, dẫn đến việc các quốc gia có sự “vận dụng” khác nhau. Quan trọng nhất là quy định về việc các nƣớc tự kiềm chế , không có các hành vi làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp hay ảnh hƣởng đến hòa bình và ổn định ở khu vực . Về vấn đề này , DOC chỉ cu ̣ thể hóa mô ̣t hành vi thuộc loại nêu trên , đó là không đƣa ngƣời ra ở tại những vị trí chƣa bị chiếm đóng, ngoài ra không đƣa thêm định hƣớng nào cho việc xác đi ̣nh loại hành vi mà các bên c am kết không tiến hành. Bên cạnh đó, quy định của DOC 2002 về triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin quá “lỏng lẻo”, chỉ dừng ở mức các bên “tìm kiếm cách thức” xây dƣ̣ng lòng tin , có thể thông qua một số biện pháp đƣợc gợi ý trong đoa ̣n 5 của DOC. Tƣơng tự nhƣ vậy , viê ̣c triển khai các hoạt động hợp tác theo đoạn 6 của DOC còn phụ thuộc vào mô ̣t loa ̣t điều kiê ̣n sẽ đƣợc c ác bên liên quan đàm phán xác đi ̣nh tiếp. Trên thƣ̣c tế, các bên tham gia DOC đã phải mất vài năm mới thỏa thuận đƣợc các khuôn khổ , điều kiện thƣ̣c hiê ̣n

DOC. Còn các dự án hợp tác trong khuôn khổ DOC mặc dù đã đƣợc thảo luận sơ bộ, đến nay vẫn chƣa đƣợc triển khai , phần nào tạo cớ cho nƣớc có thƣ̣c lƣ̣c tiến hành các hoạt động đơn phƣơng.

Qua 09 năm thực hiện, DOC đã không đạt đƣợc mục tiêu nhƣ đã kỳ vọng, những động thái của Trung Quốc và các quốc gia hữu quan trên Biển Đông đã ảnh hƣởng tới hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Do đó, cần nhanh chóng hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông trên cơ sở khắc phục những hạn chế của DOC 2002. Cần đƣa nhƣ̃ng quy pha ̣m hành vi liên quan đến chuẩn mƣ̣c hiê ̣n hành c ủa luật pháp quốc tế vào Bộ Quy tắc để có thể áp dụng những cơ chế hiện hành của luật quốc tế trong trƣờng hợp có vi phạm nghiêm trọng. Nhƣ vậy, Bộ quy tắc ứng xử sẽ có tác dụng hữu hiệu hơn trong việc duy trì an ninh, ổn định cho khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Trung Quốc về biển đảo nhìn từ góc độ Luật pháp quốc tế và thực tiễn tranh chấp Biển Đông Luận văn ThS. Luật (Trang 109 - 115)