OECD đối với các tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc Việt Nam
Nhƣ vậy, kết quả áp dụng thành công Bộ nguyên tắc về quản trị công ty của OECD đối với DNNN của các nƣớc nhƣ phân tích tại mục 1.3 cho thấy: Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD nếu đƣợc tuân thủ triệt để sẽ đƣợc
coi là “lý tƣởng” để xây dựng nên một doanh nghiệp vững mạnh, có khả năng cạnh tranh cao hơn và minh bạch hơn. Đối với các TĐKT nhà nƣớc Việt Nam, việc vận dụng những nguyên tắc nêu trên sẽ có những thuận lợi sau đây: Áp dụng các nguyên tắc của OECD sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trƣởng của các TĐKT nhà nƣớc. Quản trị công ty tốt là quan trọng đối với hoạt động tối ƣu của công ty, thị trƣờng vốn và nền kinh tế nói chung. Thực tế triển khai thực hiện tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp đối với các TĐKT đang đƣợc nghiên cứu và áp dụng bƣớc đầu bộ nguyên tắc quản trị công ty trong các DNNN của OECD. Đây là một một chủ trƣơng đúng đắn khi mà thời điểm các TĐKT đã không phát huy đƣợc tác dụng, vai trò trong nền kinh tế quốc dân, mặt khác yêu cầu của hội nhập quốc tế, cũng nhƣ yêu cầu tự thân của mỗi doanh nghiệp cần tháo bỏ, bứt phá để khẳng định mình.
Quản trị tốt giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐKT nhà nƣớc. Khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) đòi hỏi sự đối xử công bằng giữa DNNN và doanh nghiệp tƣ nhân. Nền kinh tế thị trƣờng cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các công ty nƣớc ngoài vào Việt Nam với quy mô lớn về vốn, về công nghệ sẽ tạo ra khoảng cách lớn đối với các doanh nghiệp trong nƣớc. Bản thân các TĐKT nhà nƣớc Việt Nam đƣợc thành lập trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trƣờng. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, đòi hỏi tách biệt vai trò Nhà nƣớc với tƣ cách là chủ sở hữu và vai trò quản lý nhà nƣớc trong việc điều tiết sự phát triển chung của nền kinh tế. Việc tách bạch nhƣ vậy sẽ tạo áp lực cho lãnh đạo doanh nghiệp phải cƣ xử theo cơ chế thị trƣờng. Khi những ƣu đãi của nhà nƣớc với TĐKT nhà nƣớc không còn, DNNN nếu không có nền tảng quản trị tốt sẽ không thể tồn tại đƣợc trong nền kinh tế thị trƣờng.
thành mũi nhọn kinh tế cả nƣớc. Nâng cao năng lực nội tại của tập đoàn và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh. Kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới cho thấy, tập đoàn chỉ đƣợc hình thành và có điều kiện phát triển khi đã đạt tới trình độ nhất định về khả năng tích tụ và tập trung vốn, tài sản. Tuy nhiên, TĐKT nhà nƣớc nƣớc ta đƣợc hình thành chủ yếu từ quyết định thành lập của Thủ tƣớng chính phủ bằng hình thức tổ hợp lại các Tổng công ty nhà nƣớc và tổ hợp lại các doanh nghiệp độc lập hoạt động chủ yếu trong cùng lĩnh vực. Quy mô vốn của các tập đoàn còn nhỏ, tính đến nay tại Việt Nam chỉ có 2 tập đoàn là tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Dầu khí Việt Nam là có tổng tài sản đạt mức trên 100.000 tỷ đồng (nguồn: Thesaigontimes.vn). Nếu so với quy mô vốn các một số tập đoàn của một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới thì số vốn này còn quá khiêm tốn. Đồng thời, trong khi phạm vi hoạt động của các TĐKT khác hầu nhƣ dàn trải khắp toàn cầu, các khu vực kinh tế thì phạm vi các hoạt động của các TĐKT nhà nƣớc Việt Nam giới hạn trong lãnh thổ quốc gia, mặc dù có một số tập đoàn đã thực hiện đầu tƣ hoặc xuất khẩu ra nƣớc ngoài nhƣng tỷ trọng còn nhỏ.
Quản trị tốt giúp nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ lãnh đạo. Mục tiêu của quản trị doanh nghiệp nhà nƣớc là hƣớng tới tạo sự cân bằng giữa thành phần kinh tế nhà nƣớc và thành phần kinh tế tƣ nhân. Đội ngũ lãnh đạo DNNN thƣờng là những ngƣời đã làm việc lâu năm và có kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, khi thực hiện tái cơ cấu thì cơ chế hành chính, mệnh lệnh trong quản trị và kiến thức mới về nền quản trị hiện đại cần đƣợc bổ sung và tiếp thu, để nâng cao năng lực điều hành của các nhà quản lý.