Việc so sánh pháp luật Việt nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala và Nepan tập trung chủ yếu vào các vấn đề mang tính điều kiện hơn là qui trình do cho nhận con nuôi. Vì qui trình cho nhận này phụ thuộc vào hệ thống cơ quan hành chính của mỗi quốc gia, và để hoàn thiện qui trình cho nhận con nuôi thì nhất thiết phải đáp ứng đủ các điều kiện về cho nhận con nuôi.
2.2.1. Thời điểm tham gia Công ƣớc Lahay 1993 của các nƣớc
Mục Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ Guatemala Nepan Thời điểm
tham gia
18/7/2011 16/9/2005 06/6/2003 26/11/2002
Chưa tham gia
Hiệu lực 01/02/2012 01/01/2006 01/10/2003 01/3/2003
Lƣu ý Hoa kỳ tạm thời dừng quan hệ nuôi con nuôi với Việt Nam từ 01/9/2008 đến nay.
Hoa kỳ tạm thời dừng quan hệ nuôi con nuôi với Guatemala từ 01/01/2008 đến nay.
Hoa kỳ yêu cầu được xác minh lại hồ sơ của trẻ khi có nghi ngờ về nguồn gốc của trẻ từ 6/6/2010
Theo bảng so sánh trên thì Guatemala và Ấn Độ là hai nước tham gia Công ước Lahay sớm nhất (năm 2002 và 2003) sau đó đến Trung Quốc (năm 2005) và Việt Nam vào năm 2011. Riêng Nepan chưa tham gia Công ước Lahay.
Việc tham gia Công ước Lahay thể hiện địa vị pháp lý trên trường quốc tế của mỗi quốc gia cũng như thể hiện cam kết sâu sắc của mỗi quốc gia về việc bảo vệ trẻ em. Khi tham gia Công ước Lahay các quốc gia sẽ nhận được các điều kiện thuận lợi hơn trong quan hệ con nuôi quốc tế với nhau. Rút ngắn được các điều kiện hạn chế về con nuôi quốc tế của quốc gia mình. Xu thế tham gia Công ước Lahay là xu thế tất yếu. Guatemala, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là các quốc gia đã đáp ứng được các tiêu chí để tham gia Công ước Lahay, các nước này đảm bảo hoàn
65
thiện hệ thống pháp luật trong nước cũng như đã xây dựng được cơ quan con nuôi trung ương của mình.
Để tham gia Công ước Lahay, các nước đã phải có thời gian chuẩn bị cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước đáp ứng các tiêu chí theo Công ước Lahay như: có cơ quan con nuôi trung ương điều phối chung, xây dựng qui trình cho con nuôi nước ngoài rõ ràng minh bạch, có các tổ chức con nuôi trong nước và nước ngoài được cấp phép hoạt động hợp pháp để hỗ trợ cho qui trình nuôi con nuôi…
Với Nepan, xét về tiến trình phát triển chung của các quốc gia thì quốc gia này chưa tham gia Công ước Lahay tức là chưa tham gia vào một cam kết chung của thế giới về lĩnh vực con nuôi quốc tế và bảo vệ trẻ em. Việc Nepan chưa tham gia Công ước Lahay cũng hạn chế quan hệ của Nepan với các nước trên thế giới về con nuôi dẫn đến việc trẻ em Nepan giảm cơ hội được các nước nhận làm con nuôi.
Đối với quan hệ về con nuôi nước ngoài, Hoa Kỳ là một trong các quốc gia trên thế giới nhận con nuôi nhiều nhất. Tuy nhiên phía Hoa kỳ đã tạm dừng nhận con nuôi Việt Nam từ tháng 8/2008 và cũng tạm dừng nhận con nuôi Guatemala từ tháng 1 năm 2008. Do chính sách về con nuôi giữa Việt Nam, Guatemala với Hoa Kỳ có những khác biệt mà các bên chưa đưa ra được những thỏa thuận chung để giải quyết vấn đề này. Việt Nam, Guatemala và Hoa Kỳ cũng đang tính đến những bước nhằm nối lại quan hệ con nuôi trong thời gian tới.
2.2.2. Thời điểm ra đời, phạm vi và đối tƣơng áp dụng của Luật Nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài của các nƣớc
Mục Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ Guatemala Nepan
Thời điểm ra đời
Năm 2010 Năm 1991 sửa đổi bổ
sung vào 04/11/1998 có hiệu lực từ 01/4/1999
Năm 1995; sửa đổi bổ sung và ban hành bản Hướng dẫn chính thức năm 2006
Năm 2007 Năm 2008
Phạm vi các điều luật nuôi con nuôi nƣớc -Qui định trong phần chung và - Qui định trong -Qui định trong phần chung và - Qui định trong một
Qui định riêng cho quan hệ nuôi con nuôi nước ngoài.
Qui định chung cho cả con nuôi trong nước và
Qui định
riêng cho
quan hệ nuôi
66
ngoài. một phần riêng. phần riêng. con nuôi nước
ngoài.
con nuôi
nước ngoài
Đối tƣợng áp dụng
Cho công dân nước gốc và nước có quan hệ nuôi con nuôi.
Cho công dân nước gốc và nước có quan hệ nuôi con nuôi.
Cho công dân nước gốc (người Hin Du) và nước có quan hệ nuôi con nuôi.
Cho công dân nước gốc và nước có quan hệ nuôi con nuôi.
Cho công dân nước gốc và nước có quan hệ nuôi con nuôi.
a. Thời điểm ra đời
- Trong các nước nêu trên, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ban hành Luật Nuôi con nuôi (năm 1991) qui định cả về con nuôi trong nước và con nuôi nước ngoài. Điều này thể hiện Trung Quốc đã sớm chú trọng đến vấn đề con nuôi nước ngoài, đảm bảo tạo cơ hội cho trẻ bị bỏ rơi, mồ côi có nhiều cơ hội được chăm sóc trong môi trường gia đình.
- Ấn Độ cũng là nước sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế, chỉ sau Trung Quốc 2 năm (năm 1995). Dựa trên Đạo luật nuôi con nuôi và cấp dưỡng năm 1956 của người Hin Du, Ấn Độ đã ban hành Bản hướng dẫn thí điểm các nguyên tắc nuôi con nuôi nước ngoài. Đến năm 2006, Ấn Độ đã sửa đổi Bản hướng dẫn này thành bản hướng dẫn chính thức. Bản hướng dẫn ra đời đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quan hệ con nuôi nước ngoài giữa Ấn Độ và các nước. Cũng như Trung Quốc, Ấn Độ đã tạo được nhiều cơ hội cho trẻ Ấn Độ được chăm sóc trong môi trường gia đình người nước ngoài, giảm gánh nặng cho Chính phủ.
- Tiếp theo là các nước Guatemala, Nepan, Việt Nam lần lượt ban hành Luật con Nuôi có yếu tố nước ngoài vào các năm 2007, 2008 và 2010. Điều này thể hiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của ba nước này chưa bắt kịp với xu thế chung của thế giới, muộn hơn Trung Quốc và Ấn Độ từ 10-20 năm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết nhu cầu xin con nuôi của người nước ngoài và giảm cơ hội cho các trẻ cần tìm mái ấm thay thế . Mặc dù nhu cầu người nước ngoài xin con nuôi ở Guatemala, Nepan và Việt Nam là rất lớn. Điều này có thể hiểu bởi lịch sử, điều kiện xã hội, kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy Luật Nuôi con nuôi ra đời muộn nhưng đã thể hiện được một chính sách nhân đạo của của Nhà nước trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia với nhau. Tạo khung pháp lý hoàn chỉnh cho con nuôi quốc tế tại các nước này.
67
Như vây, Trung Quốc và Ấn Độ đã ban hành Luật Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước chúng ta gần 20 năm. Chứng tỏ các quốc gia này đã có sự phát triển, đi trước một bước trong lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài so với Việt Nam.
Guatemala và Nepan cũng đã ban hành Luật Nuôi con nuôi lần lượt vào năm 2007 và 2008, rõ ràng đây cũng là các quốc gia tuy ban hành luật muộn hơn Ấn Độ và Trung Quốc nhưng họ vẫn hoàn thiện trước chúng ta về hệ thống pháp luật nuôi con nuôi đặc biệt là con nuôi nước ngoài.
Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng Việt Nam chưa bắt nhịp kịp với các nước khác trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài trong thời gian qua, một phần từ chính tình hình xã hội, nhận thức của cộng đồng và quan trọng hơn hết đó là luật của Việt Nam ra đời khá muộn mằn. Dẫn đến các quan hệ nuôi con nuôi nước ngoài chậm được điểu chỉnh. Luật Nuôi con nuôi ra đời năm 2010, sau hai năm thực hiện đã đang dần đi vào cuộc sống. Luật Nuôi con nuôi góp phần từng bước hoạch định lại chính sách về con nuôi nước ngoài cũng như đưa các quan hệ này thống nhất về một mối. Nhằm từng bước minh bạch và quản lý hiệu quả về nuôi con nuôi nước ngoài ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đề cập về khía cạnh pháp luật rõ ràng các nước mà luật nuôi con nuôi ra đời hoặc sửa đổi càng muộn thì yếu tố tiến bộ càng nhiều do học hỏi và tiếp thu cũng như chắt lọc được các nội dung của luật hiện đại nhiều hơn (điển hình là Việt Nam, Ấn Độ), nhất là khi Công ước Lahay 1993 ra đời đã làm nền tảng cho việc xây dựng Luật Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của mình.
b. Phạm vi điều chỉnh
Trong các nước trên Việt Nam, Trung Quốc, Guatemala xây dựng Luật Nuôi con nuôi áp dụng cho cả con nuôi trong nước và con nuôi quốc tế. Trong đó có chia ra các phần áp dụng cho con nuôi trong nước và con nuôi quốc tế.
Còn Ấn Độ và Nepan xây dựng cho mình một luật riêng về con nuôi quốc tế.
Mỗi quốc gia chọn cho mình một mô hình luật phù hợp với điều kiện thực tế của nước mình. Điều quan trong nhất tạo ra khung pháp lý điều chỉnh lĩnh vực con nuôi quốc tế một cách hoàn chỉnh, đảm bảo đầy đủ các căn cứ pháp lý để thực hiện qui trình cho nhận con nuôi quốc tế.
68
Xét một cách tổng thể thì Luật Nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam, Ấn Độ và Guatemala có bố cục rõ ràng hơn cả so với Luật Nuôi con nuôi quốc tế của Trung Quốc và Nepan. Trong đó luật của Ấn Độ thực sự đem lại cho người đọc nhiều khái niệm mới mẻ nhưng rất hiện đại và tiến bộ, các định nghĩa rõ ràng, các cơ quan tổ chức con nuôi được qui định cụ thể. Bộ hướng dẫn nuôi con nuôi quốc tế của Ấn Độ đáng để chúng ta nghiên cứu và học hỏi, trong một chừng mực nào đó chúng ta cũng có thể xem xét tính hợp lý đối với hoàn cảnh xã hội của Việt Nam so với Ấn Độ.
c. Đối tƣợng áp dụng
Luật con nuôi nói chung và có yếu tố nước ngoài nói riêng của năm nước trên áp dụng với công dân nước gốc và công dân nước nhận con nuôi. Duy có Ấn Độ chỉ áp dụng đối với người Hin Đu (tức là chỉ trẻ em người Hin Du mới được cho làm con nuôi nói chung và làm con nuôi nước ngoài nói riêng), sự khác biệt này của Ấn Độ thể hiện ở quan điểm tôn giáo Ấn Độ trong việc tôn trọng tập quán của mình.
2.2.3. So sánh về nội dung a. Về nguyên tắc cho con nuôi
Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ Guatemala Nepan
Ưu tiên làm con nuôi tại nước gốc.
Trường hợp không tìm được gia đình tại nước gốc mới tìm gia đình nước ngoài thay thế. Ưu tiên trẻ em có nhu cầu đặc biệt.
Không quy định Ưu tiên làm con nuôi tại nước gốc.
Trường hợp không tìm được gia đình tại nước gốc mới tìm gia đình nước ngoài thay thế. Ưu tiên trẻ em có nhu cầu đặc biệt.
Ưu tiên làm con nuôi tại nước gốc. Trường hợp không tìm được gia đình tại nước gốc mới tìm gia đình nước ngoài thay thế.
Không quy định
Trong năm quốc gia trên có ba quốc gia là Việt Nam, Ấn Độ, Guatemala đều có chung nguyên tắc chỉ cho trẻ làm con nuôi nước ngoài sau khi đã tìm kiếm gia đình tại nước gốc cho trẻ không thành công. Riêng Trung Quốc và Nepan không qui định nguyên tắc này.
Thực tế nguyên tắc cho con nuôi người nước ngoài phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh xã hội của mỗi nước. Mỗi quốc gia đều xem xét mối tương quan chung giữa con nuôi trong nước và
69
con nuôi quốc tế. Lựa chọn nguyên tắc cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài đều tính đến lợi ích tốt nhất cho trẻ.
Nhóm các quốc gia Việt Nam, Ấn Độ, Guatemala đều dựa trên cơ sở rằng nước gốc vẫn là lựa chọn tối ưu cho trẻ. Tại nước gốc, trẻ không bị thay đổi về mặt văn hóa, ngôn ngữ và dễ hòa nhập. Việc bảo vệ một đứa trẻ tại nước gốc rõ ràng sẽ dễ dàng hơn so với trẻ đang sống tại nước nhận. Chỉ khi không thể tìm được gia đình thay thế cho trẻ tại nước gốc mới chuyển trẻ sang làm con nuôi quốc tế.
Trung Quốc thì có quan điểm rằng, việc tìm mái ấm cho trẻ em không nên phân biệt tại nước gốc hay nước ngoài. Việc phân biệt sẽ chỉ làm giảm cơ hội cho trẻ được sống trong môi trường gia đình. Việc càng tìm được nhiều mái ấm cho trẻ chính là mục tiêu của chương trình cho con nuôi quốc tế của Trung Quốc.
Tại phần mở đầu của Công ƣớc Lahay 1993 có qui định: Nhắc lại rằng, mỗi quốc gia cần phải ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em có thể được chăm sóc trong gia đình gốc của mình và Công nhận rằng, vấn đề con nuôi nước ngoài có thể có lợi thế là đem lại một gia đình lâu dài cho những trẻ em không tìm được một gia đình thích hợp tại quốc gia gốc của mình.
Như vậy các quốc gia Việt Nam, Ấn Độ, Guatemala cùng đưa ra một nguyên tắc ưu tiên tìm gia đình tại nước gốc cho trẻ, nội dung này đã được qui định trong Công ước Lahay 1993 và đã nội luật hóa nguyên tắc này trong Luật Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của mình cũng nhằm mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tại tại nước gốc.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đưa ra một nguyên tắc khác, việc tìm gia đình cho trẻ không phân biệt tại nước gốc hay nước ngoài mà tìm cơ hội tốt nhất cho trẻ có mái ấm gia đình, nguyên tắc này cũng được qui định trong Công ước Lahay 1993.
Sự khác biệt giữa hai nhóm quốc gia về nguyên tắc cho con nuôi nước ngoài thể hiện hai xu hướng quan điểm, nhưng cuối cùng mỗi nguyên tắc đều mang trong mình sứ mệnh là tìm được mái ấm tốt nhất cho trẻ theo quan niệm của mỗi quốc gia.
b. Nguyên tắc cho nhận con nuôi đích danh của ngƣời nƣớc ngoài
Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ Guatemala Nepan
Qui định trong các trường hợp sau đây: Qui định: Không quy định
70 a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận
làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi.
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi. đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Một người có thể nhận trẻ em làm con nuôi có cùng quan hệ huyết thống trong vòng 03 đời, và không .hạn chế tuổi của con nuôi dưới 14 tuổi.
Trẻ em có nhu cầu đặc biệt (trẻ khuyết tật)
Nguyên tắc này chỉ có Việt Nam và Trung Quốc áp dụng, các quốc gia còn lại là Ấn Độ, Guatemala và Nepal không áp dụng. Việc cho phép nhận con nuôi đích danh dựa trên cơ sở pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện cho trẻ nhanh chóng tìm được gia đình thay thế tốt nhất cho mình. Việc áp dụng nguyên tắc này đã giảm thiểu một số thủ tục pháp lý, rút ngắn qui trình cho nhận con nuôi. Nguyên tắc này là cần thiết đối với việc nuôi con nuôi quốc tế.
Tuy nhiên đối tượng được cho làm con nuôi đích danh giữa Việt Nam và Trung Quốc có qui định khác nhau. Trung Quốc chỉ qui định với nguyên tắc chung là: “có quan hệ huyết thống trong vòng 03 đời và trẻ có nhu cầu đặc biệt” còn Việt Nam qui định một cách cụ thể, rõ ràng (chi