Những thành tựu đã đạt đƣợc trong bƣớc đầu xây dựng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân (Trang 49)

pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

2.1.1. Chuyển biến nhận thức về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

Trước Đại hội Đảng toàn quốc năm 1986 trở về trước Học thuyết về Nhà nước pháp quyền là “ một sản phẩm “ rất xa lạ đối với chúng ta. Đã có quan niệm cho rằng: Nhà nước Pháp quyền chỉ có ở Nhà nước tư sản, chứ Nhà nước xã hội chủ nghĩa không xây dựng theo mô hình Nhà nước pháp quyền. Mặc dù, ngay trong buổi đầu xây dựng và trong toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực to lớn nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhưng chỉ đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, thì chúng ta mới chấp nhận học thuyết về Nhà nước pháp quyền - Tư tưởng tinh hoa của nhân loại, chúng ta mới khẳng định và thừa nhận sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là một tất yếu lịch sử, nó không chỉ là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người, của nền văn minh nhân loại. Mặc dù vậy cũng không ít các quan điểm khác nhau về Nhà nước pháp quyền:

- Có quan điểm cho rằng, trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì không thể có nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền chỉ dành riêng cho nhà nước tư sản. Cho nên không thể gán ghép Nhà nước pháp quyền với chủ nghĩa xã hội được.

pháp quyền XHCN là sự tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo của Đảng ta trong quá trình đổi mới tư duy về xây dựng Nhà nước Việt Nam XHCN.

Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) cho đến nay, tình hình hoạt động của bộ máy Nhà nước đã đạt được những thành quả đáng kể, là giai đoạn chúng ta đạt được những thành quả quan trọng về kinh tế. Các tiền đề kinh tế, chính trị, tư tưởng, xã hội và quốc tế thúc đẩy sự hình thành ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn những tư tưởng, quan điểm, sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Nhà Nước Pháp Quyền Việt Nam XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền là mục tiêu cần hướng tới của bất kỳ xã hội nào, vì nó đáp ứng được khát vọng tự do của nhân dân, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: "Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" (Điều 2 - Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001). Đó là một sự khẳng định phù hợp với thực tiễn khách quan, mang tính quy luật tất yếu của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền dân chủ chân chính của nhân dân, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế.

2.1.2. Kết quả bƣớc đầu về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

2.1.2.1. Về cải cách bộ máy Nhà nƣớc

Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động của Nhà nước đã có nhiều tiến bộ trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động; hiệu quả và chất lượng của bộ máy nhà nước được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực. Dân chủ về kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Dân chủ về chính trị có bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hiến pháp và các bộ luật, ở việc bầu cử dân chủ các cơ quan dân cử, ở chất lượng các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, hoạt động điều hành của Chính phủ, hoạt

động của Viện kiểm sát và Tòa án các cấp, cũng như tại các cuộc hội thảo của nhân dân tham gia, ý kiến xây dựng các dự án luật... trên tinh thần dân chủ cùng thảo luận và biểu quyết công khai thật sự trên mọi diễn đàn và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ. Đồng thời, hệ thống hành chính nhà nước các cấp đang được đổi mới từng bước cả trong thể chế, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức...., chuyển dần sang phương thức quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, phân biệt chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước với quyền tự do kinh doanh của các đơn vị kinh tế.

Cơ quan Lập pháp - Quốc hội đã có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hình thành cơ chế giải quyết kiến nghị của dân thông qua việc tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri. Dân chủ trong sinh hoạt của Quốc hội cùng với việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng được tôn trọng. Lòng tin và sự tín nhiệm của dân đối với Quốc hội được nâng lên. Trong việc bầu các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) đã thực hiện tốt hơn quyền đề cử, ứng cử, lựa chọn các đại biểu có chất lượng cao hơn và các cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội khóa XII đã được cơ cấu có 25% đại biểu chuyên trách sẽ tạo cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động của quốc hội từ nay trở đi có chất lượng và hiệu quả hơn.

Về hoạt động lập pháp, Quốc hội đã ban hành nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh, thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể hóa các quy định của hiến pháp nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát huy các quyền dân chủ của nhân dân. Quy trình xây dựng pháp luật ngày càng được cải tiến. Sự chuẩn bị, phối hợp giữa các cơ quan soạn thảo luật và cơ quan thẩm tra luật đã có những bước tiến bộ rõ rệt. Việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về các dự án luật quan trọng ngày càng được đề cao, đã trở thành cuộc sinh hoạt chính trị sôi nổi, rộng khắp trong cả nước. Việc xem xét, thông qua các dự án luật tại kỳ họp Quốc hội luôn được cải tiến, chú ý tập trung nâng cao chất lượng văn bản,

thuộc các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước, những nguyên tắc, những quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Trước đây, hoạt động lập pháp của quốc hội chủ yếu là phục vụ việc tổ chức bộ máy nhà nước, càng về sau phạm vi điều chỉnh của các luật của Quốc hội càng vươn rộng và đáp ứng được yêu cầu đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước.

Về hoạt động giám sát, Quốc hội đã quan tâm giám sát việc thực hiện các giải pháp chống tham nhũng, buôn lậu, chống các tệ nạn xã hội, lập lại trật tự kỷ cương trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai, xuất - nhập khẩu và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hoạt động giám sát của Quốc hội đã góp phần bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động đúng chức năng; bảo đảm hiến pháp, pháp luật và chính sách của Nhà nước được thi hành nghiêm chỉnh. Gần đây, Quốc hội đã tiến hành giám sát theo các chuyên đề, đi sâu khảo sát, theo dõi sát sao việc giải quyết, kiến nghị sau giám sát về nhiều vấn đề đang sôi động trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước. Đặc biệt, Quốc hội đã cùng với Chính phủ và các cơ quan hữu quan tìm giải pháp phù hợp góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là ở Tây Nguyên và một số vùng ở các tỉnh miền núi, biên giới. Quốc hội đã cải tiến việc xem xét các báo cáo của Chính phủ và các cơ quan Tư pháp, cũng như các hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội, tiếp dân, chỉ đạo việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân.

Về quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội đã thực hiện tốt việc quyết định kế hoạch và nhiệm vụ kinh tế - xã hội, dự toán và phân bổ ngân sách, chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, chính sách đối nội, đối ngoại. Quỗc hội đã có những quyết định về các công trình quan trọng của quốc gia như: xây dựng cụm công nghiệp khí - điện - đạm ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, chương trình trồng 5 triệu ha rừng, xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La - một công trình phức tạp và lớn nhất nước ta. Quốc hội đã quan tâm đến các chương trình xóa đói, giảm nghèo, chính sách đầu tư và phát triển ở các xã đặc biệt khó khăn; xem xét và quyết định việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước.

Bộ máy hành chính nhà nước các cấp đã giảm dần việc trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh, hướng mạnh vào chức năng quản lý vĩ mô của Chính phủ và các bộ. Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp đã có những đổi mới về tổ chức và phương thức điều hành, quản lý đất nước bằng pháp luật, tập trung chủ yếu vào đổi mới và sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương; quyết định đúng và kịp thời một số chính sách tình thế để đẩy lùi lạm phát, khắc phục suy thoái, vượt qua khủng hoảng kinh tế. Đồng thời chăm lo đến những vấn đề hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển, hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mở rộng hoạt động ngoại giao và kinh tế đối ngoại; chăm lo an ninh, quốc phòng, văn hoá, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội.

Cơ quan Hành pháp - Chính phủ đã tập trung cải cách thể chế và thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực trực tiếp liên quan đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Các thủ tục và quy trình giải quyết công việc hành chính trong nhiều lĩnh vực như: thành lập doanh nghiệp, nhà đất, thuế, hải quan, đầu tư, xuất - nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh đã được cải tiến. Chính phủ đã triển khai việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo và ban hành Nghị định về Quy chế dân chủ, công khai ở các loại cơ sở, tạo thêm cơ sở pháp lý cho việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân và tăng cường mối liên hệ giữa chính quyền với nhân dân, góp phần làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu đúng hơn về yêu cầu chung của dân chủ, nhờ đó mà việc thực thi dân chủ trong những năm gần đây được tốt hơn.

Trong lĩnh vực kinh tế, những năm qua Nhà nước cũng ban hành hệ thống các luật, các văn bản luật đã tạo ra cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi người và mọi thành phần kinh tế; đồng thời, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Nhờ vậy khơi dậy và phát huy được tính năng động xã hội và

bộ máy của hệ thống chính trị đã tinh giản hơn trước. So với năm 1986, ở cấp Trung ương tổng số đầu mối các cơ quan của Chính phủ đã giảm từ 76 xuống còn 22 bộ, cơ quan ngang bộ và khoảng 10 cơ quan thuộc Chính phủ. Ở cấp tỉnh từ 35 - 40 đầu mối, nay còn 19 cơ quan chuyên môn mà tỉnh, thành nào cũng có và 8 cơ quan chuyên môn tổ chức theo đặc thù cụ thể của từng cấp tỉnh, thành; Ở cấp huyện từ 20 - 25 nay còn 12 cơ quan chuyên môn huyện nào cũng phải có và 3 cơ quan chuyên môn được tổ chức theo đặc thù cụ thể của mỗi huyện.

Hệ thống cơ quan Tư pháp: các chủ trương, giải pháp về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và tổ chức thực hiện từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt trong vài năm gần đây đã đưa công tác tư pháp có những đóng góp quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố chính quyền nhân dân, giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, phục vụ tích cực cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.

Cải cách tư pháp đang từng bước bắt nhịp với đổi mới hoạt động lập pháp và cải cách nền hành chính quốc gia, đặc biệt là từ khi Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác

tư pháp trong thời gian tới”. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết nêu trên trong

thời gian qua đã và đang tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tư pháp trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Công tác tư pháp đang từng bước đáp ứng yêu cầu và phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. Chất lượng công tác tư pháp trong thời gian gần đây đã được chú trọng và có một số chuyển biến rõ. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của các cơ quan tư pháp tiếp tục được xác định rõ hơn, được điều chỉnh, sắp xếp lại phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn đòi hỏi. Đội ngũ cán bộ tư pháp, đặc biệt là

cán bộ có chức danh tư pháp đang được xây dựng, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp, trước hết là đội ngũ luật sư cũng được chú trọng và kiện toàn…

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc hoạch định và xây dựng pháp luật về lĩnh vực tư pháp. Pháp luật về hình sự đã được xây dựng theo hướng đề cao tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật; bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa nghiêm trị với khoan hồng trong áp dụng hình phạt đối với người phạm tội; đề cao tính nhân đạo, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; chú trọng việc phòng ngừa tội phạm. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự, kinh tế cũng được đặc biệt quan tâm. Chúng ta đã ban hành, sửa đổi Bộ luật dân sự, Luật Thương mại, Luật Đất đai và nhiều đạo luật quan trọng khác. Đây là những văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)