1.3. Khái quát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trên thế giớ
1.3.1. Thiết lập các tiêu chuẩn
Một khía cạnh quan trọng trong hoạt động của NGO là việc tham gia vào quá trình thiết lập các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Mặc dù việc tham gia vào tiến trình này là không chính thức, NGO có thể gây ảnh hưởng bằng việc đưa ra sáng kiến, thảo luận về chủ đề trong phạm vi mối quan tâm của họ, đề xuất và phác thảo các công ước/tuyên bố, vận động hành lang và cung cấp chuyên gia cho các chính phủ. Một số NGO, trong đó có Hội đồng Phụ nữ Quốc tế, đã đóng góp đáng kể vào việc soạn thảo một số điều trong Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền
1948 (UDHR), các điều khoản bổ sung của hai công ước quốc tế nền tảng về nhân quyền năm 1966 làICCPR và ICERCR. Trong một số trường hợp, NGOphát hiện ra những vấn đề mới đòi hỏi cần thiết lập quy chuẩn pháp lý quốc tế để điều chỉnh. Ví dụ, Amnesty International với các chiến dịch vận động xóa bỏ việc tra tấn đã có đóng góp to lớn trong việc xây dựng những quy chuẩn nhân quyền về cấm tra tấn.
Ủy ban Thụy Sĩ chống tra tấn (The Swiss Committee), hiện là Hiệp hội chống Tra
tấn (Association for the Prevention of Torture) và Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ)
là những tổ chức đã đề xuất Công ước châu Âu về chống tra tấn và các hìnhthức đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo. NGO cũng đề xướng quá trình xây dựng các công ước quốc tế liên quan đến quyền của các dân tộc bản địa. Ủy ban Chữ thập Đỏ
quốc tế (ICRC) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng hệ thống các
điều ước của luật nhân đạo quốc tế. NGO có đóng góp lớn cho việc khởi xướng soạn thảo Công ước về cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất, vận chuyển mìn sát thương cá nhân và việc phá hủy mìn (1997). Nghị định thư bổ sung cho Công ước về phụ nữ có hiệu lực ngày 22/12/2000 cũng do NGO khởi xướng. Các NGO, trong đó có tổ chức Bảo vệ Trẻ em Quốc tế (the Defense for Children
International), đã có ảnh hưởng to lớn đối với Nhóm làm việc của LHQ về quyền
trẻ em và những đóng góp của họ thể hiện ở một số điều khoản quan trọng của Công ước về Quyền Trẻ em. Cùng với các NGO khác, Ủy ban Luật gia Quốc tế
(ICJ), tham gia tích cực vào việc soạn thảo Công ước về Chống cưỡng bức đưa đi mất tích, được Đại hội đồng LHQ thông qua tháng 12/1992. Vai trò của NGO trong việc khuyến khích cách nghĩ mới và cách diễn giải mới về các tiêu chuẩn hiện hành trong luật quốc tế hiện đại đã được ghi nhận tại Điều 7 Tuyên ngôn về Người bảo vệ Nhân quyền năm 1998. Việc lần đầu tiên các tội phạm về tình dục và giới được ghi nhận trong Quy chế của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) năm 1998 một phần là nhờ kết quả hoạt động của Ủy ban Phụ nữ vì Công bằng về giới (The
Women’s Caucus for Gender Justice). Quá trình NGO tham gia Công ước về
Người Khuyết tật năm 2003 có thể coi là một trong những ví dụ điển hình về vai trò to lớn của NGO trong việc tham gia xây dựng pháp luật quốc tế. “… với những
NGOs tìm kiếm sử dụng ảnh hưởng lên việc thiết lập các quy chuẩn quốc tế, khung đối thoại và cấu trúc đối thoại là một phần cơ bản trong sự tham gia mang tính chiến lược của họ trong quá trình thiết lập các quy chuẩn.” [60, tr.100]
Thông qua việc tham gia vào các hội nghị trù bị và các hoạt động bên lề hội nghị lớn của LHQ theo các chủ đề, qua nhiều năm, các NGO đã tạo được cách thức có thể gây ảnh hưởng đến các thảo luận và kết quả của các hội thảo bằng việc cung cấp các đề xuất chung. Vì thế, các văn kiện quan trọng của các hội nghị Rio, Vienna, Cairo, Copenhagen, Bắc Kinh, Istanbul đều bao gồm nhiều yêu cầu của NGO. Chẳng hạn, NGO đã giúp đảm bảo vấn đề bạo lực chống lại phụ nữ được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị Nhân quyền Thế giới tại Vienna năm 1993.
Ngoài ra, NGO cũng góp phần vào việc soạn thảocác văn bản pháp luật của các quốc gia để bảo vệ nhân quyền. Chẳng hạn, tục cắt âm vật ở phụ nữ hiện đã bị coi là phạm pháp ở Togo, Bờ biển Ngà, Senegal – và đây là kết quả của những nỗ lực to lớn của các NGO, trong đó có Hiệp hội Phụ nữ châu Phi về Nghiên cứu Phát
triển (The Association of African Women in Research of Development).