1.4. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
1.4.4. Pháp luật tố tụng hình sự giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Qua thực tiễn áp dụng BLTTHS năm 1988 đã bộc lộ nhiều sự bất cập, chƣa đáp ứng với nhiệm vụ cải cách tƣ pháp, bảo đảm các quyền con ngƣời trong TTHS còn nhiều hạn chế. Bởi thế, BLTTHS năm 2003 thay thế cho BLTTHS năm 1988 đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong cải cách hệ thống pháp luật TTHS ở nƣớc ta. Bộ luật đã thể chế hoá quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong lĩnh vực đấu tranh tội phạm, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác tƣ pháp trong thời gian tới. BLTTHS năm 2003 đã có những thay đổi, bổ sung cơ bản trong việc bảo đảm quyền con ngƣời thể hiện ở những điểm sau đây:
Một là, tăng cƣờng một cách cơ bản các quyền và lợi ích hợp pháp của những ngƣời tham gia tố tụng.
Hai là, bên bị buộc tội có quyền sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật để có đƣợc các tài liệu tố tụng, đƣợc quyền thuê ngƣời bào chữa từ thời điểm bị tạm giữ, quyền thu thập chứng cứ, quyền khiếu nại ở những giai đoạn tố tụng nhất định, quyền khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại đƣợc quy định và mở rộng.
Ba là, nội dung tranh luận của bên buộc tội và bên bị buộc tội đã đƣợc thể hiện trong các quy định của BLTTHS. Chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử đƣợc phân định khá rõ ràng và đƣợc giao cho các cơ quan khác nhau và những ngƣời có thẩm quyền khác nhau. Các bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng trƣớc tòa.
Bốn là, nguyên tắc suy đoán vô tội đã đƣợc ghi nhận. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan và những ngƣời THTT. Ngƣời bị buộc tội có quyền nhƣng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Ngoài ra, xét trên bình diện pháp luật quốc tế, tính đến nay Việt Nam đã gia nhập hầu hết các điều ƣớc quốc tế về nhân quyền, trong đó Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ hình thức phân biệt chủng tộc gia, Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội, Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị gia, Công ƣớc Liên hợp quốc về quyền trẻ con, Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc, Công ƣớc về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng, Công ƣớc về ngăn chặn và trừng trị tội ác Apacthai, Công ƣớc quốc tế về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với các tội phạm
chiến tranh và tội ác chống nhân loại, và phê chuẩn nhiều công ƣớc của Tổ chức Lao động quốc tế, đồng thời gia nhập nhiều các công ƣớc khác liên quan đến bảo vệ quyền con ngƣời [69, tr.453-456]. Việc tham gia hầu hết các Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời là nỗ lực to lớn của Nhà nƣớc và nhân dân ta, thể hiện cam kết và quyết tâm cao độ của Nhà nƣớc ta trong việc thúc đẩy, tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngƣời.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Quyền con ngƣời là thành quả phát triển lâu dài của lịch sƣ̉ xã hô ̣i loài ngƣời nhƣng quyền con ngƣời không thể đƣợc bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ, triệt để nếu không đƣợc ghi nhận bằng pháp luật. Ở nƣớc ta vấn đề quyền con ngƣời luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân quan tâm, bảo vệ thông qua Hiến pháp, các đạo luật, các văn bản pháp luật khác, cũng nhƣ bằng nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
Những nghiên cứu về mặt lý luận trong Chƣơng 1 của luận văn cho phép rút ra những kết luận nhƣ sau:
1. Quyền con ngƣời là những điều vốn có, tự nhiên mà con ngƣời đƣợc hƣởng, không phân biệt đẳng cấp, màu da, giới tính hay dân tộc đƣợc ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật quốc gia và quốc tế.
2. Các cơ chế bảo đảm quyền con ngƣời bao gồm: Cơ chế quốc tế trong việc bảo đảm quyền con ngƣời; Cơ chế khu vực trong việc bảo đảm quyền con ngƣời; Cơ chế quốc gia trong việc bảo đảm quyền con ngƣời.
3. Bên cạnh những nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, thuộc tính, phân loại quyền con ngƣời, Chƣơng 1 luận văn còn làm rõ vai trò của pháp luật TTHS với việc bảo đảm quyền con ngƣời nhƣ: Bảo đảm quyền con ngƣời trong pháp luật TTHS là bảo đảm quyền con ngƣời của những ngƣời tham gia tố tụng, bảo đảm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hình sự đƣợc tuân thủ, chấp hành và áp dụng một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và triệt để bởi các cơ quan THTT, cũng nhƣ những ngƣời THTT trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử tránh khỏi sự tùy tiện, áp dụng sai các quy định của pháp luật của cơ quan THTT, ngƣời THTT.
4. Đối với TTHS Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử thì tựu chung lại đã có một bƣớc phát triển lớn liên quan đến việc tôn trọng và bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc thể hiện qua các bản Hiến pháp và đƣợc cụ thể hóa trong BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003, đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong cải cách hệ thống pháp luật TTHS ở nƣớc ta trong việc bảo đảm quyền con ngƣời.
Chương 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY