Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống Tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội làm nhục người khác theo luật hình sự Việt Nam. Lý luận và thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội001 (Trang 62 - 65)

nhục ngƣời khác

Để xây dựng hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác có hiệu quả, ngoài việc xác định cơ sở khoa học, cần phải làm sáng tỏ những yêu cầu, quan điểm và nguyên tắc của việc xây dựng. Đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác là việc Nhà nước tiến hành một cách đồng bộ các biện pháp chính trị, pháp luật, văn hóa, giáo dục để từng bước ngăn chặn, hạn chế dần dần, tiến tói xóa bỏ những hiện tượng làm nhục người khác. Chỉ trên cơ sở thực hiện hệ thống các biện pháp này, mới có thể loại trừ các nguyên nhân, điều kiện phát sinh Tội làm nhục người khác, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế hậu quả tiêu cực do tình hình tội phạm này gây ra. Trong tình hình hiện nay, cuộc đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể sau đây:

Thứ nhất, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó quyền con người, nhân phẩm, danh dự của con người được tôn trọng và bảo vệ.

Trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quyền con người, nhất là danh dự, nhân phẩm của con người được tôn trọng và bảo vệ. Trong Hiến pháp năm 1992, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, cụm từ "quyền con người" đã chính thức được ghi nhận tại Điều 50: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật" [29, tr.139]. Đối với chúng ta, nội

dung quyền con người được đặt ra xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn cách mạng, từ bản chất của chế độ ta. Quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia.

Trong những quyền con người, nhân phẩm, danh dự của con người là một trong quyền cơ bản, quan trọng, có tính quyết định toàn bộ những quyền con người khác.

Thứ hai, phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết các đối tượng phạm Tội làm nhục người khác. Trừng trị người phạm tội là để giáo dục họ, thông qua đó, giáo dục người khác không đi vào con đường phạm tội. Tội làm nhục người khác xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của con người, cho nên bên cạnh việc phát hiện, xử lý kiên quyết các đối tượng phạm tội này, còn áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng ngừa để tội phạm này không xảy ra. Để các biện pháp phòng ngừa đạt hiệu quả cao, cần kịp thời phát hiện những mâu thuẫn tồn tại trong cộng đồng dân cư, có các biện pháp hòa giải, tác động để việc giải quyết những mâu thuẫn này được thực hiện trên cơ sở pháp luật và theo đúng những quy định của pháp luật. Chỉ có như vậy, những mâu thuẫn trong xã hội mới không bị bùng phát thành những xích mích lớn, dẫn tới các vụ phạm tội, nhất là các vụ phạm Tội làm nhục người khác.

Thứ ba, góp phần xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, thiết lập trật tự kỷ cương trong đời sống xã hội. Sau hai mươi năm đổi mới, hệ thống pháp luật nước ta nói chung, những quy định của pháp luật hình sự về Tội làm nhục người khác nói riêng, đã từng bước hình thành, phát triển góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhưng nhìn chung, vẫn còn không ít bất cập, chưa đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng. Cuộc đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác phải góp phần vào việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền con người, bảo vệ danh dự,

nhân phẩm của con người một cách đồng bộ, phù hợp với tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của đất nước ta. Thứ tư, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận pháp lý hình sự về Tội làm nhục người khác. Việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác, không những giúp cán bộ Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, chính xác những quy định của pháp luật hình sự về Tội làm nhục người khác, từ đó thấy được trách nhiệm của mình trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người, danh dự, nhân phẩm của con người.

Để cuộc đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác đạt hiệu quả cao, cần phải xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo sau: Một là, đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Do vậy, phải coi đây là cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng. Phải phát động cho được phong trào quần chúng rộng rãi, thường xuyên tham gia đấu tranh, phòng, chống Tội làm nhục người khác, đồng thời phát huy được vai trò tham mưu, nòng cốt của các lực lượng Công an, Tư pháp, sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải luôn luôn bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những đặc điểm riêng của từng địa phương, để có những chủ trương, biện pháp sát thực, hiệu quả, tránh dập khuôn máy móc, phô trương hình thức.

Hai là, phải coi công tác giáo dục đạo đức, lối sống mới, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, sự tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Đây là những nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, liên tục có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh này.

quyền con người, cần phải kiên quyết xử lý hành chính và dân sự các trường hợp xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của con người, kịp thời răn đe, giáo dục người vi phạm để ngăn ngừa họ tiếp tục vi phạm và có thể trở thành người phạm tội. Đồng thời cũng kiên quyết phải xử lý về hình sự những hành vi phạm Tội làm nhục người khác để có tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Trong việc xử lý này, cần tăng cường phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, chính quyền các địa phương để tạo thành sức mạnh tổng hợp. Bốn là, giải quyết tình hình Tội làm nhục người khác phải trên cơ sở giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn nảy sinh trong xã hội, xây dựng gia đình, nhà trường, xã hội lành mạnh, mọi người tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.

Hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống Tội làm nhục người khác phụ thuộc vào việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh phong trào cách mạng của toàn dân, tính chủ động, tích cực của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm này và tính đồng bộ của các biện pháp. Tuân thủ những yêu cầu, quan điểm cơ bản nêu trên, cũng như căn cứ vào thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tình hình Tội làm nhục người khác, cần tiến hành các biện pháp sau đây để có thể đấu tranh phòng, chống có hiệu quả loại tội này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội làm nhục người khác theo luật hình sự Việt Nam. Lý luận và thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội001 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)