CHƯƠNG 2 NHỮNG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ THẾ KỶ 19-20-21
2.3. Học thuyết Mác
Những năm 40 của thế kỷ XIX, Mác và Ăngghen đã tiếp thu những yếu tố lý luận của CNXH không tưởng, xây dựng học thuyết CNXH trên quan điểm DVLS và lý luận về giá trị thặng dư, từ đó xác lập học thuyết về xã hội khoa học. Đây là cách mạng vĩ đại trong lịch sử tư tưởng loài người. Tư tưởng của Mác - Ăng nghen và của Lênin về sau trở thành sức mạnh hiện thực trong phong trào công nhân và trong các thành quả của CNXH.
- Bản chất của chủ nghĩa Mác:
15
+ Là tổng hợp quy luật lịch sử đó để chứng minh rõ TBCN nhất định sẽ bị thay thế bởi chế độ XHCN, cũng như nó đã từng thay thế chế độ phong kiến một cách hợp quy luật. Lịch sử tiếp tục vận động phát triển tự nhiên của lịch sử.
+ Nó không rơi vào thái độ trực quan lịch sử mà từ sự nhận thức tất yếu lịch sử để chủ động tác động thúc đẩy lịch sử tiến lên bằng lý luận giải phóng: giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc, giải phóng con người dựa trên “cái cốt vật chất”, “cái nền tảng kinh tế” là giải phóng lực lượng sản xuất.
+ Bản chất cách mạng và bản chất khoa học luôn gắn liền với nhau như hình với bóng. Các bản chất khoa học đấy kế thừa và phát triển toàn bộ tri thức loài người đã đạt được vào đầu thế kỷ XIX mà tiêu biểu là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào, định luật tiến hóa của các giống loài, các trào lưu triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế Anh và lý luận xã hội không tưởng Pháp. Từ đó hình thành nên hệ thống lý luận mới vừa cách mạng vừa khoa học trên cả 3 bộ phận: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học với một hệ thống các quy luật, nguyên lý và phạm trù có giá trị và ý nghĩa phổ biến về thế giới quan và về phương pháp luận khoa học không chỉ cho trước đây mà cho cả hiện nay.
- Lênin là người phát triển học thuyết chủ nghĩa Mác trong giai đoạn mới (kể cả ba bộ phận). Ông làm phong phú thêm triết học Mác xít bằng nhiều tư tưởng mới. Lênin coi lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử là nền tảng khoa học để hiểu những quy luật phát triển xã hội và đấu tranh cách mạng nhằm xây dựng xã hội mới.
CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Ý nghĩa:
Sự khởi đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã đưa con người tiến vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của tri thức. Đây là bước quá độ trong sự phát triển khoa học và kỹ thuật hoàn toàn chỉ dựa trên cơ sở khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và các ngành sản xuất vật chất, biến bản thân khoa học thành nên công nghiệp tri thức trong thời đại tri thức, nền kinh tế công nghiệp sẽ trở thành nền kinh tế thông tin (hay còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tin học, nền kinh tế mạng...).
16
Như vậy, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại dựa trên cơ sở cốt lõi là cuộc cách mạng vi điện tử diễn ra từ đầu thập niên 60 và các thành tựu khoa học kĩ thuật lớn nhất của thế kỉ XX thì đó là "bước quá độ dưới sự chỉ đạo với vai trò dẫn đường của khoa học sang quá trình tổ chức lại về căn bản kỹ thuật sản xuất, điều tiết các quy trình kỹ thuật với quy mô ngày càng tăng, tổ chức lại tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội dựa trên cơ sở những ngành kỹ thuật cao mà các cuộc cách mạng trước đó chưa đủ điều kiện tạo ra một cách hoàn chỉnh như Kỹ thuật thông tin, kỹ thuật sinh học, kỹ thuật vật liệu mới, kỹ thuật năng lượng mới kỹ thuật tự động hoá trên cơ sở kỉ thuật vì điện tử ".
Thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo điều kiện tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội. Cho phép chi phối tương đối các phương tiện sản xuất để cùng tạo ra cùng một khối lượng hàng hoá tiêu dùng. Kết quả là kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội làm thay đổi tận gốc lực lượng sản xuất mà khoa học kỹ thuật là yếu tố hàng đầu. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã tác động sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người, đưa con người tiến vào thời đại mới- thời đại của nền kinh tế tri thức.
Vai trò:
Trong nửa thế kỷ qua, việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo ra công ăn việc làm luôn luôn đứng ở vị trí cao trong trong danh mục những ưu tiên hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy rằng ít nhất một nửa mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu là nhờ những tiến bộ khoa học-kỹ thuật đem lại thông qua việc chúng góp phần làm tăng thêm hiệu quả đầu tư của các nguồn vốn và năng suất lao động xã hội cũng như tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Chính vì vậy khoa học và kỹ thuật đóng vai trò rất lớn trong các chiến lược tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển. Sự thành công của các nước trong việc đạt tới những mục tiêu về khoa học kỹ thuật để tạo ra tăng trưởng kinh tế đã tác động trực tiếp tới sức cạnh tranh và dẫn tới kết quả là làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nếu như trong thiên niên kỷ thứ nhất, than đá, sức gió, sức nước, sức mạnh cơ bắp của người và gia súc là nguồn năng lượng chủ yếu thì tới gần thiên niên kỷ thứ hai, đó là dầu khí, máy hơi nước, điện năng lượng nguyên tử phân hạch. Hiện nay nhân loại đang
17
tiến vào thiên niên kỷ thứ ba dựa trên nền tảng của các nghành công nghiệp cao như kỹ thuật thông tin, kỹ thuật năng lượng hạt nhân, tổng hợp nhiệt hạch, kỹ thuật nano... Có thể nói rằng từ vị trí đi sau, tổng hợp các kinh nghiệm ở hai thiên niên kỷ đầu, khoa học và kỹ thuật đã trở thành động lực phát triển hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, là lực lượng dẫn đường và là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu hoá.
Khoa học là một khái niệm thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau: khoa học là một
hình thái ý thức xã hội, là một công cụ nhận thức, khoa học là một lĩnh vực hoạt động xã hội; khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết... Tuy nhiên định nghĩa cho rằng khoa học là một hệ thống chính thể các tri thức của tiến trình lịch sử xã hội được coi là định nghĩa đầy đủ nhất dưới góc độ lịch sử phát triển của khoa học. Ngoài ra, khoa học còn được hiểu là quá trình hoạt động của con người để có được hệ thống tri thức về thế giới với chức năng làm cho con người nắm được những quy luật của hiện thực khách quan ngày càng làm chủ được những điều kiện sinh hoạt tự nhiên và xã hội
Kỹ thuật trước hết là tập hợp tri thức gắn liền và tương ứng với một tập hợp kỹ
thuật (Như máy móc, thiết bị, phương tiện...) bao gồm các tri thức về phương pháp, kỹ năng, bí quyết kinh nghiệm...được sử dụng theo một quy trình hợp lý để vận hành, tập hợp kỹ thuật đó, tác động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Kỹ thuật từ chỗ chỉ dùng trong các hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất theo sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu thì giờ đây khái niệm đó được sử dụng với nghĩa rộng hơn và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người.
Nếu như trong nhiều thế kỷ trước đây khoa học chỉ phát triển một cách độc lập riêng rẽ thì tới đầu thế kỷ 20 mối quan hệ mật thiết giữa khoa học- kỹ thuật đã tạo nên cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại của xã hội loài người, đánh dấu "quá trình khoa học kỹ thuật biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp là điều kiện cần để đưa lực lượng sản xuất lên một bước phát triển mới". Ở nét khái quát nhất có thể định nghĩa cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là sự biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất của xã hội hiện đại, được thực hiện với vai trò dẫn đường của khoa học kỹ thuật trong toàn bộ chu trình: "khoa học - kỹ thuật - sản xuất- con người - môi trường ". Có thể nói rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đưa văn minh nhân loại quá độ sang một giai đoạn phát
18
triển mới về chất. Đó là kết quả của quá trình tích luỹ lâu dài các kiến thức khoa học của việc đổi mới kỹ thuật sản xuất, và việc tăng quy mô sử dụng kỹ thuật mới. Trong đó sự phát triển có tính tiến hoá và các dịch chuyển có tính chất có tính cách mạng đã cùng tạo điều kiện cho nhau phát triển. Trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong các ngành tri thức khoa học đều có thể quan sát thấy những sự luân phiên đặc sắc của cuộc nhảy vọt và sự phát triển tuần tự trong nhiều lĩnh vực như:
Trong ngành năng lượng, sử dụng năng lượng nước, cơ bắp, gió, than, điện, dầu
lửa rồi năng lượng nguyên tử và hiện nay chính là năng lượng nhiệt hạch.
Trong lĩnh vực sản xuất, từ hợp tác lao động giản đơn qua giai đoạn công
trường thủ công rồi tiến lên phương thức sản xuất đại cơ khí với các quy trình sản xuất và kỹ thuật được cơ giới hoá tổng hợp, xuất hiện các hệ thống máy móc, tạo ra các máy tự động, tự động hoá đồng bộ, hệ thống sản xuất linh hoạt.
Trong sản xuất vật liệu, chuyển từ nguyên liệu nông nghiệp, các loại vật liệu
xây dựng truyền thống ( như gỗ, gạch, đá...), sử dụng kim loại đen ( như sắt gang...) là chủ yếu sang sử dụng kim loại màu, chất dẻo, bê tông, các vật liệu kết cấu (composite), vật liệu thông minh vật liệu siêu dẫn...
Trong kỹ thuật sản xuất, chế tạo từ sản xuất thủ công, tiến lên bán tự động rồi
tới kỹ thuật tự động hoàn tự động hoá thiết kế - chế tạo...), kỹ thuật thông tin ( tin học, viễn thông vũ trụ...) kỹ thuật nano, kỹ thuật sinh học, kỹ thuật hạt nhân, kỹ thuật không gian, kỹ thuật vật liệu mới,...
19
KẾT LUẬN
Thời cổ đại, trong quá trình phát triển gần như độc lập của mình, mỗi dân tộc cũng cũng đã tiếp thu những giá trị văn minh của các dân tộc khác. Chúng ta đã biết, người Hy Lạp thời cổ đại xây dựng được nền văn minh rực rỡ so với thời kì đó, trong đó có nhiều giá trị văn minh họ tiếp thu từ người Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại rồi khái quát, phát triển lên. Tới thời Trung đại, dù không thích người Arập nhưng người phương Tây cũng vẫn phải tiếp thu các chữ số mà người Arập sử dụng, vẫn phải học cách làm giấy từ người Arập...( mặc dù trên chữ số trên mặt các đồng hồ lớn ở nhà thờ phương Tây thì vẫn sử dụng chữ số La Mã). Xu thế hoà nhập, tiếp thu những giá trị văn minh lẫn nhau là qui luật sống còn của mỗi dân tộc. Trong thời kì các nước thực dân phương Tây đi xâm chiếm các nước chậm phát triển, văn minh phương Tây được các nhà cầm quyền thực dân đề cao. Sau này, cùng với phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc, nhiều giá trị văn minh phương Tây bị lên án, bị cho là thủ phạm của lối sống thực dụng, suy đồi, mất gốc. Các cụ nhà Nhotrước kia có người đã chửi mắng nặng lời con cháu dám cắt tóc ngắn...Nhưng chỉ sau khi giành độc lập vài chục năm, nhiều nước đã có xu hướng nhận ra rằng, nền văn minh dân tộc sẽ rất hạn chế nếu không chịu tiếp thu những giá trị hợp lí của văn minh phương Tây. Trong vấn đề này, bài học Nhật Bản là một tấm gương đáng để ta suy nghĩ. Nhật Bản trước kia vốn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của văn minh Trung Hoa, nhưng văn minh Nhật Bản đã sớm biết phá vỡ tính biệt lập, sẵn sàng chịu chấp nhận những giá trị hợp lí của văn minh phương Tây. Nhờ vậy, Nhật Bản đã có được chỗ đứng đáng nể trên thế giới của thế kỉ XX. Khái niệm văn minh phương Đông và văn minh phương Tây cũng chỉ mang tính chất rất tương đối. Nhiều giá trị của văn minh phương Tây có nguồn gốc từ phương Đông và ngược lại. Ngày nay đi tìm một nền văn minh nào chỉ hoàn toàn do dân tộc đó xây dựng nên cũng khó như đi tìm một dân tộc nào thuần chủng. Trong cuộc giao lưu, cọ xát này, các nền văn minh dân tộc có cơ hội giao lưu với nhau, tiếp thu thành quả của nhau. Khi xem xét một nền văn minh của một dân tộc nào, phải đặt nó trong mối liên quan với các nền văn minh mà nó có quan hệ, nhất là khu vực quan hệ đó lại nằm trong vùng ảnh hưởng của một nền văn minh lớn.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay thì sự hoà nhập giữa các nền văn minh là một điều tất yếu. Sự hoà nhập này lại được thúc đẩy nhanh bởi các phương tiện giao thông hiện đại, cùng với mạng thông tin toàn cầu. Một vài ngôn ngữ đang ngày trở thành ngôn
20
ngữ phổ biến, dùng chung cho các dân tộc như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ảrập. Những thành tựu của văn minh thế giới ngày nay là kết quả chung những tri thức mà cả loài người đã xây dựng, tích luỹ qua bao thế hệ. Văn minh thế giới chứa đựng những nét chung nhất mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều tiếp thu và vận dụng nó vào cuộc sống của dân tộc mình. Do những điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử khác nhau, giá trị văn hoá của mỗi dân tộc có những nét khác nhau, có những sắc thái riêng biệt. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp thu những yếu tố hợp lí, tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Ánh, Lịch sử văn minh thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2.Vũ Duy Ninh CB (2010), Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. ThS.LS. Phạm Quang Thanh (2020), Văn minh thế giới Thế kỷ XX đến nay.
https://iluatsu.com/lich-su-van-minh-the-gioi/van-minh-the-gioi-the-ky-xx/
22