tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999.
Định tội danh là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách cơng minh, chính xác, đồng thời làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Việc định tội danh sai sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn, đặc biệt là khơng đảm bảo được tính có căn cứ của hình phạt được tun, xét xử khơng đúng người, đúng tội, không đúng pháp luật.
Thực tiễn cho thấy các vụ án hình sự nói chung và các vụ án liên quan đến tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự cho thấy trong thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng cịn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh, đặc biệt đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo không thể hiện rõ các yếu tố cấu thành tội phạm. Đối với những vụ án này, đòi hỏi những cơ quan tiến hành tố tụng phải có trình độ lý luận cơ bản và vững chắc trên cơ sở đánh giá, phân tích, tổng hợp từng yếu tố của vụ án, áp dụng các văn bản pháp luật liên quan một cách chính xác thì mới định tội danh đúng.
Sau đây là một số ví dụ với nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về vấn đề định tội danh xung quanh Điều 143:
Ví dụ1: Lý Văn V đi làm đồng về, phát hiện thấy 3 con trâu đang phá lúa nhà mình, V dùng dây thừng buộc vào cổ con trâu mẹ rồi dắt lên đồi để
treo cổ con trâu vào một cành cây, con trâu cách mặt đất khoảng 2m. Buộc trâu xong V đi về nhà, hôm sau V đến chỗ buộc trâu thấy con trâu đã chết, V cắt dây buộc trâu để trâu rơi xuống đất sau đó xẻo 2 đùi trâu để mang về ăn dần. Vụ việc bị phát hiện, trong q trình giải quyết vụ án có những ý kiến khác nhau về việc định tội đối với V
- V phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật Hình sự
- V có hành vi hủy hoại tài sản, nhưng đã chuyển hóa sang hành vi trộm cắp tài sản.
- V phạm cả hai tội trên.
Khi xem xét nghiên cứu ví dụ trên đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề định tội danh đối với Lý Văn V, nhìn chung các tác giả đều căn cứ vào các cấu thành tội phạm của Điều 138 và Điều 143 để làm căn cứ cho lập luận của mình. Trong đó cấu thành của tội hủy hoại tài sản đã được tác giả chứng minh và lập luận hoàn chỉnh với các yếu tố:
- V treo cổ con trâu vào một cành cây, con trâu cách mặt đất khoảng 2m và bỏ đi về nhà, hôm sau V đến chỗ buộc trâu thấy con trâu đã chết. Hậu quả con trâu chết và hành vi treo cổ con trâu có mối quan hệ nhân quả với nhau. Việc con trâu chết dẫn đến các giá trị sử dụng của con trâu không thể khơi phục lại được (Ví dụ: sức kéo, sức sinh sản…), hành vi của V là hành vi cố ý hủy hoại tài sản của chủ nhân con trâu bị chết. Tội hủy hoại tài sản được hoàn thành kể từ khi con trâu bị chết.
- Vấn đề thứ hai gây tranh cãi là ở hành vi sau khi thấy con trâu đã chết V xẻo 2 đùi trâu để mang về ăn dần, có rất nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề này trong đó có những ý kiến xác định V tiếp tục phạm tội Trộm cắp tài sản:
+ Việc con trâu chết (tài sản bị hủy hoại) nhưng vẫn còn giá trị sử dụng thứ hai về nguồn thịt, thịt của con trâu vẫn thuộc quyền sử dụng của chủ
sở hữu con trâu, tuy nhiên lợi dụng không ai biết việc con trâu chết, V xẻ hai đùi sau và 1 đùi trước đề mang về an dần, hành vi này là hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản thịt trâu của chủ sở hữu của V cũng đã xâm phạm quyền sở hữu của người chủ con trâu. Nếu căn cứ vào các dấu hiệu của tội Trộm cắp tài sản thì hành vi của V đã đủ thỏa mãn các cấu thành tội phạm của Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999. Đối với lập luận này V phạm hai tội Hủy hoại tài sản và Trộm cắp tài sản.
+ Quan điểm thứ hai chỉ cho rằng V phạm tội hủy hoại tài sản, vì khi thực hiện hành vi đưa con trâu lên đồi V khơng có mục đích che dấu để nhằm chiếm đoạt con trâu của người khác, hơn nữa hành vi xẻ thịt trâu mang về đúng là vào lúc khơng có ai ở đó, nhưng nói là lén lút cũng khơng đủ căn cứ; và theo nguyên tắc "một hành vi không thể bị truy cứu hai lần và hậu quả của hành vi phạm tội đến đâu thì xử lý đến đó". Trong trường hợp V đã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chủ sở hữu con trâu về tội hủy hoại tài sản thì khơng thể tiếp tục bồi thường ba đùi trâu về tội Trộm cắp tài sản [7], [8], [9], [10], [29].
- Đối với những trường hợp dấu hiệu "tài sản thuộc sở hữu của người
khác" khơng rõ thì việc định tội danh sẽ phức tạp hơn và địi hỏi vào trình độ
nghiệp vụ cũng như nhận thức của ngươi định tội danh.
Ví dụ: Nguyễn Văn A có vợ là B và có 2 con (lớn 8 tuổi, nhỏ 2 tuổi). Vào 23 giờ, ngày 14.2.2008. Sau khi uống rượu cùng 1 số người bạn A trở về nhà, khi về đến nhà thấy vợ con khơng có ở nhà. Do bực tức với vợ từ trước (trước đó vợ chồng có xảy ra sơ sát), cộng thêm bản thân A đang trong trạng thái say rượu, nên A đã châm đóm tự đem ra châm lửa vào mái nhà của mình. Sau khi lửa cháy A quay vào trong nhà nằm ngủ.
Khi phát hiện ra nhà của A bị cháy, mọi người xung quanh chạy đến và kéo được A ra khỏi nhà và tiến hành dập lửa, nhưng do lửa đã cháy quá to nên đã làm cháy tồn bộ ngơi nhà gỗ của vợ chồng A, ngồi ra cịn làm cháy 1 chiếc lán của ơng C (hàng xóm). Tổng thiệt hại về tài sản do hành vi phạm
tội của bị cáo gây ra được xác định là 17,5 triệu đồng (trong đó tài sản chung của gia đình là 15,5 triệu; tài sản của ông C là 2 triệu).
Sau đó, A bị bắt về và bị truy tố, xét xử về tội "Hủy hoại tài sản". Theo khoản 1 Điều 143 của Bộ luật Hình sự. Xung quanh vụ án này có nhiều quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm 1: A không phạm tội "Hủy hoại tài sản".
Bởi vì: A tự đốt nhà mình nên khơng phạm tội "Hủy hoại tài sản", theo quy định tại khoản 1 Điều 143 của Bộ luật Hình sự thì "... Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác...", như vậy, ngôi nhà mà A đốt là tài sản của gia đình A và không phải là của người khác nên A không phạm tội. Đối với thiệt hại gây ra cho ơng C, thì do A khơng cố ý đốt chiếc lán của ông C. Tội "Hủy hoại tài sản", quy định yếu tố lỗi cố ý là bắt buộc. Do đó, A khơng phạm tội "Hủy hoại tài sản".
Quan điểm 2: A phạm tội "Hủy hoại tài sản" nhưng chỉ xác định thiệt hại gây ra cho ông C làm cơ sở cho việc xác định tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của A gây ra khi lượng hình.
Quan điểm 3: A phạm tội "Hủy hoại tài sản" và phải xác định thiệt hại do hành vi phạm tội của A gây ra là 9.750.000 nghìn đồng (trong đó thiệt hại gây ra cho chị B vợ của A là 7.750.000đ và của ông C là 2.000.000đ) để làm cơ sở khi xác định trách nhiệm hình sự đối với A.
Bởi lẽ: Số tài sản thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng (A và B) là ngơi nhà kể trên có tổng trị giá là 15.500.000đ, (q trình điều tra đã xác định là cơng sức đóng góp vào khối tà sản trên là ngang nhau, 2 con của A cịn nhỏ nên khơng có đóng góp gì vào số tài sản chung này). Như vậy, đã có đủ cơ sở để xác định phần tài sản của chị B trong khối tài sản chung của gia đình là 7.750.000đ. Chị B cũng là 1 cơng dân và có quyền sở hữu về tài sản trong phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng, vậy cần xác
định chị B cũng là bị hại và như vậy phải xác định là A tự đốt nhà của mình (trong trường hợp này tài sản là ngôi nhà mà A đốt là tài sản chung của vợ chồng) là đã phạm tội "Hủy hoại tài sản".
Như vậy, Việc truy tố, xét xử A về tội "Hủy hoại tài sản" và xác định thiệt hại do hành vi phạm tội của A gây ra là 9.750.000 nghìn đồng (trong đó thiệt hại gây ra cho chị B vợ của A là 7.750.000đ và của ông C là 2.000.000đ) để làm cơ sở khi xác định trách nhiệm hình sự đối với A. Là hồn tồn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Quan điểm khác cho rằng: Mặc dù thiệt hại mà A gây ra là 17,5 triệu đồng nhưng trong trường hợp này A chỉ phải bồi thường thiệt hại 2.000.000 đồng và các chi phí khi dựng lán mới cho ơng M mà thơi chứ khơng phải là 9.750.000 đồng. Vì tài sản của chị B chỉ được tính tốn phân chia khi có u cầu chia tài sản trong thời kỳ hơn nhân hoặc khi ly hôn, bởi tài sản ở đây là tài sản chung của vợ chồng (tài sản chung hợp nhất). Vì vậy, khi khơng có u cầu phân chia của chị B thì khối tài sản đó vẫn được coi là tài sản của A (A có quyền quyết định khối tài sản đó nêu B khơng phản đối gì)
Bởi vậy, tại Khoản 1 Điều 143 có nói là: "Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác..." như vậy trong trường hợp này tài sản của B không được coi là tài sản của người khác (vì khơng có sự phân chia ở đây mà nó vẫn đang là tài sản hợp nhất) và A chỉ chịu trách nhiệm tài sản với ông C mà thôi. Đối với thiệt hại gây ra cho ơng C, thì do A khơng cố ý đốt chiếc lán của ông C. Tội "Hủy hoại tài sản", quy định yếu tố lỗi cố ý là bắt buộc. Do đó, A khơng phạm tội "Hủy hoại tài sản" [1].
2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ XUNG QUANH CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU 143 BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐẾN ĐIỀU 143 BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Để đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của xã hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 1999 chính thức có hiệu lực vào 1/10/2010
được Quốc hội thơng qua ngày 19/6/2009, Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được sửa đổi như sau: mức định lượng tài sản bị hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản từ 500.000 đồng được nâng lên 2.000.000 đồng, các quy định khác vẫn được giữ nguyên. Qua nghiên cứu quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành tại Điều 143 Bộ luật Hình sự, tơi thấy cũng cịn tồn tại một số bất cập sau: