Trình tự hoàn trả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Trang 79)

3 .Phạm vi nghiên cứu

2.3 .Trình tự, thủ tục pháp lý giải quyết việc bồi thường

2.3.2. Trình tự hoàn trả

Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự và Nghị quyết 388 thì trình tự hoàn trả được thực hiện như sau: Người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây oan do lỗi của mình trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự có nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng cơ quan đã thực hiện việc bồi thường thiệt hại có trách nhiệm quyết định mức hoàn trả, phương thức hoàn trả mà người có nghĩa vụ hoàn trả phải thực hiện. Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người có nghĩa vụ hoàn trả, thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đó có trách nhiệm quyết định mức hoàn trả, phương thức hoàn trả.

Nếu người có nghĩa vụ hoàn trả không đồng ý với quyết định về việc hoàn trả thì có quyền khiếu nại với thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định về việc hoàn trả. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.

Theo Nghị định 47/CP ngày 3 - 5 - 1997, thì thủ tục hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại quy định như sau: người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng phải hoàn trả khoản tiền mà cơ quan tiến hành tố tụng đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Mức hoàn trả do thủ trưởng cơ quan đó quyết định dựa trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng xét giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệt hại theo quy định tại các điều 14,15 và 16 của Nghị định này; cụ thể là sau khi bồi thường cho người bị thiệt hại, Thủ trưởng có quan tiến hành tố tụng thành lập Hội đồng xét giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệt hại.

Về phương pháp hoàn trả bồi thường thiệt hại: người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng phải hoàn trả khoản tiền bồi thường cho cơ quan mình theo phương thức là hoàn trả một lần bằng tài sản riêng của mình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định hoàn trả hoặc trừ dần vào thu nhập nhưng không được dưới 10% và không vượt quá 30 % tổng thu nhập từ tiền lương và phụ cấp hàng tháng, nếu có

Tại Nghị định số 47/CP còn quy định trong trường hợp người phải hoàn trả không đồng ý với quyết định của thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng về việc hoàn trả bồi thường thiệt hại hoặc không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thì các bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết

Nghị quyết 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được ban hành nhằm giải quyết những bức xúc về hiện tượng người bị oan, sai kiện đòi bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự có xu hướng gia tăng. Nghị quyết đã đưa ra những quy định cụ thể về thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; phương thức phục hồi danh dự, nhân phẩmvà trách nhiệm hoàn trả của ngưòi gây thiệt hại. Tuy nhiên trong trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại và hoàn trả bồi thường thiệt hại có thể thấy vẫn còn nhiều điểm bất cập và chưa rõ ràng, đặc biệt trình tự thương lượng của cơ quan tiến hành tố tụng với người bị thiệt hại về khoản tiền bồi thường thiệt hại là không hợp lý, bản thân cơ quan đã gây thiệt hại thì không thể được đi thương lượng với người bị oan, mặt khác khi thương lượng không thành thì người bị oan khởi kiện ra tòa án cấp quận, huyện. Trong trường hợp Tòa án cấp quận, huyện tiến hành xét xử mà đương sự có thể là Tòa án hoặc Viện kiểm sát, hoặc cơ quan điều tra cấp trên thì không thể đảm bảo tính khách quan của việc xét xử.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI THTT GÂY RA VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.1. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI 3.1.1. Thực tiễn đền bù oan, sai trong hoạt dộng tố tụng hình sự

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay, sự ưu tiên hàng đầu được dành cho vấn đề nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trước các công dân, trong đó có vấn đề bồi thường thiệt hại cho các công dân bị các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý oan sai. Các cơ quan tư pháp đã góp phần tích cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp luật và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ tích cực cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Tuy nhiên, việc xử lý oan sai trong hoạt động điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử các vụ án hình sự hiện vẫn đang còn là vấn đề bức xúc, đáng lo ngại. Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 22/01/2002 của Bộ Chính trị quy định về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc cải cách tư pháp đã đề ra nhiệm vụ là: các cơ quan tư pháp phải nâng cao chất lượng công tác điều ta, truy tố, xét xử và thi hành án, nhằm ngăn ngừa, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và tránh để xảy ra oan sai trong tố tụng.

Nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự về việc bồi thường thiệt hại và khôi phục danh dự cho người bị bắt, bị giam giữ, bị khởi tố, điều tra, bị truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật, ngày 17/03/2003 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 388 quy định việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết 388 là xác định rõ những trường hợp được bồi thường thiệt hại và những trường hợp không được bồi thường thiệt hại. Việc bồi

thường được thực hiện đối với các trường hợp oan kể từ khi Bộ luật dân sự có hiệu lực pháp luật (ngày 01/07/1996) đến nay và các trường hợp có bản án, quyết định của cơ quan tư pháp xác định người bị oan từ trước ngày 01/07/1996 mà họ đã có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng chưa được giải quyết hoặc đang giải quyết

Theo số liệu báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về kết quả thực hiện Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQH11, tính đến ngày 18/10/2005 Viện kiểm sát nhân dân đã tiếp nhận 55 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị oan, trong đó có 53 trường hợp bị oan thuộc trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát các cấp đã tiến hành thương lượng được 33 người, có 8 người đã thương lượng nhiều lần nhưng không thành công, trong số đó có 5 người đã có đơn khởi kiện ra Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Kết quả bồi thường như sau: Trong số 33 người Viện kiểm sát các cấp đã bồi thườngvới tổng số tiền 741.613.115 đồng; có 05 người đã khởi kiện ra Tòa án gồm: Hoàng Minh Tiến ở Thành phố Hà Nội, Phạm Trung Tương ở Đắc Lắc, Lâm Quang Chiến ở Bạc Liêu, Huỳnh Thành Nghiệp ở Bến Tre. Đến nay, Tòa án đã xét xử sơ thẩm theo đơn của ba người là Hoàng Minh Tiến, Phạm Trung Tương và Lâm Quang Chiến. Sau khi xử sơ thẩm ba trường hợp này kháng cáo lên phúc thẩm; Tòa án đã xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của Ông Nguyễn Trung Tương ở Đắc Lắc kết quả y án sơ thẩm; trường hợp của Lâm Quang Chiến, Tòa phúc thẩm tăng mức bồi thường từ 7 triệu lên 9 triệu đông; trường hợp Hoàng Minh Tiến Tòa phúc thẩm tăng mức bồi thường từ 28 triệu đồng lên 44,4 triệu đồng.

Trong số 33 trường hợp được bồi thường, Viện kiểm sát các cấp tổ chức khôi phục danh dự bằng hình thức xin lỗi công khai là 18 người, còn 15 người không yêu cầu khôi phục danh dụ mà chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất. Đến nay còn 12 trường hợp Viện kiểm sát các cấp đang xem xét, giải quyết tiếp

Công an các cấp đã tiếp nhận 61 đơn yêu cầu bồi thường, qua phân loại xác định có 40 đơn thuộc trách nhiệm của ngành Công an. Trong số đó có 06 trường hợp thuộc diện bồi thường và 34 trường hợp không thuộc diện bồi thường theo Nghị quyết 388, trong đó có 09 trường hợp trước khi có Nghị quyết 388 Công an các cấp đã bồi thường xong

Ngành Tòa án nhận được 64 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do Tòa án kết án oan gồm những vụ án từ những năm 1990 đến nay. Tòa án các cấp đã thương lượng hòa giải thành và bồi thường cho 27 trường hợp, với tổng số tiền bồi thường là 1.487,5 triệu đồng.

Trong thời gian qua, các Tòa án đã thụ lý 16 vụ án do đương sự khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu bồi thường theo Nghị Quyết số 388 do thương lượng không thành; Tòa án đã xét xử theo thủ tục sơ thẩm 8 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 5 vụ( trong đó có 3 vụ sơ thẩm và 3 vụ phúc thẩm thuộc trách nhiệm bồi thường của Tòa án). Theo kết quả xét xử thì số tiền phải bồi thường tổng cộng là 109,4 triệu đồng. Hiện nay, TAND tối cao chưa nhận được một đơn nào đề nghị xem xét lại các bản án về bồi thường thiêt hại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.

Các cơ quan tư pháp trong quân đội cũng đã tiến hành rà soát và thấy có 04 vụ án phải đình chỉ điều tra vì không chứng minh được tội phạm, đến nay chỉ có một trường hợp có đơn yêu cầu đòi bồi thường theo theo Nghị quyết 388 do Tòa án quân sự khu vực I thụ lý, giải quyết.

Qua hơn hai năm thực hiện, Nghị quyết số 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã phần nào đáp ứng được yêu cầu bức xúc của xã hội và công dân về việc xử lý oan, sai trong hoạt động tố tụng nhằm khôi phục và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan, đồng thời nâng cao trách nhiệm và năng lực hoàn thành nhiệm vụ của người tiến hành tố tụng trong các cơ quan tư pháp trong khi thi hành nhiệm vụ, từng bước giảm thiểu tình trạng làm oan trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, theo báo cáo của các cơ quan tư pháp thì hiện việc giải quyết bồi thường thiệt hại mới chỉ tiến hành đối với

những trường hợp có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, mà chưa thống kê, được đầy đủ số lượng những người bị oan mà theo quy định của Nghị quyết 388 phải được bồi thường. Báo cáo của Viện kiểm sát kiểm sát nhân dân tối cao tại một số kỳ họp quốc hội gần đây cho thấy cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp đình chỉ điều tra vì không phạm tội đối với trên một ngàn người, những trường hợp đình chỉ này qua quá trình điều tra mới xác định được họ không thực hiện hành vi phạm pháp luật hoặc họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc do thay đổi chính sách hình sự của Nhà nước.

Thực tiễn hoạt động tiến hành tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Tiền Giang cho thấy nhiều trường hợp cơ quan điều tra bắt khẩn cấp nhưng không được Viện kiểm sát phê chuẩn, trong đó có những trường hợp bắt khẩn cấp không đúng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Vì vậy, việc các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải tiếp tục rà soát, thống kê đầy đủ các trường hợp quy định tại Điều 1 Nghị quết 388 như : Người bị tạm giữ, tạm giam vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội, người bị khởi tố, truy tố, xét xử,thi hành án mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong họat động tố tụng hình sự, xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội để khôi phục và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị oan, đồng thời nâng cao trách nhiệm và năng lực hoàn thành nhiệm vụ của người tiến hành tố tụng, từng bước giảm thiểu tình trạng oan, sai trong tố tụng hình sự

Một vấn đề khác cần phải đề cập đến nữa là việc các cơ quan tiến hành tố tụng làm thất lạc hồ sơ vụ án hình sự, gây khó khăn cho việc xác định công dân bị oan theo quy định của Nghị quyết 388, chẳng hạn trường hợp của Ông Phạm Ngọc Quỳnh, cư trú tại 71 Quang Trung, Hải Châu - Đà Nẵng bị Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng xét xử về tội cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ và thể lệ về kinh tế tài chính và tội tham ô tài sản Xã hội chủ nghĩa và trường hợp Ông Nguyễn Bá Diệp, cư trú tại tổ 1, xã Hòa Phát,

Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng bị xét xử về tội tham ô tài sản Xã hội chủ nghĩa. Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm, nhưng cả 02 bộ hồ sơ vụ án này bị thất lạc và cho đến nay, theo quy định của pháp luật thì đều đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sư, cả hai Ông Quỳnh và Diệp đều yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhưng vẫn chưa được giải quyết.

3.1.2. Việc bồi thƣờng thiệt hại

Sau khi Nghị quyết 388 được ban hành, việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành khẩn trương; bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và từng bước xây dựng cơ chế bảo đảm thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

Các trường hợp giải quyết bồi thường thiệt hại đã có sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm xác định trách nhiệm bồi thường của từng cơ quan, đồng thời để chủ động bồi thường thiệt hại khi người bị oan có đơn yêu cầu. Đến nay các cơ quan tiến hành tố tụng đã thụ lý đơn để giải quyết bồi thường theo thẩm quyền đối với 177 trường hợp( Công an: 40; Viện kiểm sát nhân dân: 73; Tòa án nhân dân: 64). Thông qua thương lượng, các cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đã thống nhất được mức bồi thường và thực hiện bồi thường đối với 77 người bị oan với số tiền là 2.291.818.352 đồng ( trong đó Công an 03 trường hợp, Viện kiểm sát nhân dan 41 trường hợp, Tòa án nhân dân 33 trường hợp) và 03 được bồi thường theo quyết định của Tòa án với số tiền là 1.900.000.000 đồng; có 32 trường hợp thuộc thẩm quyền của ngành Công an đã được xử lý theo diện không được bồi thường theo Nghị quyết 388; còn 66 trường hợp đang được các cơ quan tư pháp tiếp tục giải quyết bồi thường, trong đó Viện kiểm sát nhân dân còn 32 trường hợp ( có 10 trường hợp thương lượng không thành), Tòa án nhân dân còn 31 trường hợp và Công an còn 03 trường hợp.

Việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan của các cơ quan tiến hành tố tụng ở các cấp, các địa phương khác nhau rất nhiều, có nơi việc giải quyết bồi thường được tiến hành kịp thời như Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng có 07 trường hợp phải bồi thường, đã giải quyết xong bằng thương lượng 06 trường hợp. Tại Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thanh phố Hồ Chí Minh có 05 trường hợp phải bồi thường, đã giải quyết 03 trường hợp. Ngược lại ở một số địa phương các cơ quan tư pháp giải quyết việc bồi thường cho nguời bị oan còn chậm như Tòa án nhân dân tỉnh Long An, có 06 trường hợp, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An có 01 trường hợp và TAND huyện Tân Hưng, tỉnh Long An có 01 trường hợp phải bồi thường, thụ lý đơn đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được trường hợp nào.

Nghị quyết 388 (Điều 11) và thông tư liên tịch số 01 quy định sau khi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)