Khái niệm và đặc trƣng của văn hóa pháp luật hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 39 - 47)

1.2. Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan

1.2.1.Khái niệm và đặc trƣng của văn hóa pháp luật hải quan

1.2.1.1. Khái niệm

- Năm 2001, Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Hải quan đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hóa pháp luật hải quan ở nƣớc ta. Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan là một dạng văn hóa pháp luật chuyên ngành, một bộ phận của văn hóa pháp luật nói chung. Văn hóa pháp luật hải quan là toàn bộ những giá trị tinh thần và vật chất đƣợc hình thành và sáng tạo, phát triển trong hoạt động hải quan. Đó là những hoạt động “hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá

cảnh, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan” [22].

Trong giai đoạn mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, ngành hải quan đóng một vai trò quan trọng, đƣợc ví nhƣ là “chiến sỹ gác cửa nền kinh tế”, hải quan là lực lƣợng canh giữ, chọn lọc sự hội nhập về hàng hóa, về văn hóa…, vừa bảo vệ sự công bằng cạnh tranh giữa trong nƣớc và ngoài nƣớc, thực hiện các chính sách thuế quan bảo hộ sản xuất trong nƣớc, thống kê cán cân xuất nhập khẩu v v. Có nhiều công trình nghiên cứu, tạp chí khoa học, những nghiên cứu về mô hình, tổ chức hoạt động của hải quan trong thời kỳ mới nhƣng chƣa có sự nghiên cứu về văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Vì vậy để đƣa ra một khái niệm cụ thể là chƣa có, dựa trên tinh thần của văn hóa pháp luật nói chung và những nghiên cứu về ngành hải quan ngƣời viết luận văn đƣa ra những quan điểm về khái niệm văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan, các bộ phận cấu thành và đặc trƣng của nó để từ đó làm nổi bật vai trò của văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Trả lời câu hỏi vì sao xây dựng văn hóa pháp luật lại là quan trọng, là gốc của vấn đề thực hiện tốt pháp luật hải quan hiện nay. Theo tác giả: “văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan là dạng văn hóa pháp luật chuyên ngành, là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật hải quan được thể hiện trong ý thức, tư tưởng và hành vi của con người, là quá trình và kết quả hoạt động sáng tạo của con người trong lĩnh vực pháp luật hải quan, thể hiện trong việc xây dựng và giữ gìn những giá trị pháp luật ấy”

1.2.1.2. Đặc trưng và các yếu tố tác động của văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan

chung và văn hóa pháp luật nói riêng. Vì vậy nó cũng có đầy đủ những đặc điểm của văn hóa và văn hóa pháp luật. Tuy nhiên, văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan vẫn có những đặc trƣng riêng biệt nhằm giúp phân biệt với các loại hình văn hóa pháp luật trong các lĩnh vực khác nhƣ văn hóa pháp luật giao thông, văn hóa pháp luật xét xử…. Những đặc trƣng chủ yếu có thể kể đến nhƣ:

- Đặc trưng về chủ thể.

Chủ thể là những ngƣời trực tiếp tham gia vào một quan hệ xã hội hay quan hệ pháp luật nhất định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua việc tham gia vào quan hệ đó. Bất kỳ một lĩnh vực văn hóa pháp luật nào cũng có những chủ thể riêng biệt. Xác định chủ thể của một lĩnh vực văn hóa pháp luật nói chung, của lĩnh vực văn hóa pháp luật hải quan nói riêng có nghĩa là xác định xem văn hóa pháp luật trong lĩnh vực này hƣớng tới những đối tƣợng nào, phạm vi những vấn đề mà văn hóa pháp luật trong lĩnh vực này nghiên cứu ở những đối tƣợng đó là gì. Đồng thời qua đó xác định ranh giới, sự khác nhau và những mối liên hệ, những điểm tƣơng đồng giữa văn hóa pháp luật trong lĩnh vực đó với văn hóa pháp luật trong các lĩnh vực khác.

Điều này thực sự là rất có ý nghĩa, bởi lẽ, chủ thể là các tổ chức, cá nhân là đối tƣợng của rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội; cần phải xác định sự khác nhau giữa các lĩnh vực đó trong việc cùng hƣớng tới cùng một chủ thể. Chẳng hạn, chủ thể của lĩnh vực văn hóa pháp luật giao thông cũng là các tổ chức cá nhân nhƣng lại hoàn tòan khác với văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan, bởi đó là những tổ chức, cá nhân tham gia giao thông và tuân thủ đúng các qui định của Luật giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng hải, đƣờng hàng không. Chủ thể của lĩnh vực văn hóa pháp luật xét xử là những

ngƣời tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng, điểm khác biệt với chủ thể của văn hóa pháp luật hải quan là họ tham gia vào quan hệ tố tụng và tuân thủ các qui định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hình sự…

Chủ thể của văn hoá pháp luật trong lĩnh vực hải quan không phải là mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội, mọi tầng lớp, không phân biệt tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp; văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan chỉ hƣớng tới việc nghiên cứu vấn đề trình độ hiểu biết, thái độ tình cảm, hành vi xử xự các cá nhân, cơ quan tổ chức tham gia hoạt động hải quan nhƣ quy định tại Điều 3 Luật hải quan đó là “1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; 2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan; 3. Cơ quan khác của Nhà nước trong

việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan”[22]. Đồng thời văn hóa pháp

luật hải quan cũng nghiên cứu hệ thống pháp luật hải quan cũng nhƣ năng lực, trình độ, đạo đức của các cán bộ, công chức hải quan, cơ quan nhà nƣớc trong việc ban hành các văn bản pháp luật hải quan và áp dụng các văn bản đó. Từ đó đề ra những biện pháp chủ yếu để xây dựng văn hóa pháp luật hải quan tiến bộ, phát triển.

- Đặc trưng về khách thể.

Khách thể của một lĩnh vực nói chung là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu của các tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực đó. Khi tham gia một lĩnh vực nhất định, các tổ chức, cá nhân đều nhằm đạt tới những lợi ích đó. Khách thể là một yếu tố quan trọng nhằm giúp phân biệt các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Khách thể cũng là nhân tố cho thấy tầm quan trọng của một lĩnh vực nhất định. Khách thể càng rộng, càng ảnh hƣởng tới nhiều tổ chức, cá nhân thì càng đƣợc quan tâm và chú trọng phát triển lĩnh vực đó.

Khách thể của lĩnh vực hải quan đó là các hoạt động hải quan, đó là những hoạt động đặc thù, là hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh của phƣơng tiện vận tải, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của hành khách trong lãnh thổ hải quan

Vì lẽ đó, khách thể của văn hóa pháp luật kinh doanh vừa là những lợi ích vật chất lại vừa là những lợi ích tinh thần. Có nghĩa là bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận để phát triển nền kinh tế, các chủ thể kinh doanh vẫn phải tuân thủ đúng pháp luật, tạo ra và duy trì một trật tự pháp lý công bằng, bình đẳng, trong sạch và lành mạnh.

- Các yếu tố tác động đến văn hóa pháp luật hải quan:

+ Yếu tố chủ thể trong pháp luật hải quan

Trong mọi vấn đề về xã hội yếu tố con ngƣời luôn đóng vai trò then chốt. Chủ thể trong thực thi pháp luật hải quan đây là đội ngũ công chức hải quan và doanh nghiệp, hành khách xuất nhập cảnh, ngƣời dân tham gia vào các hoạt động hải quan (sau đây gọi chung là khách hàng nhƣ trong tuyên ngôn của ngành).

Về đội ngũ cán bộ công chức hải quan là những ngƣời đại diện cho Nhà nƣớc quản lý trong lĩnh vực hải quan, những hành vi nhƣ mặc trang phục, lời nói, tác phong làm việc đạt chuẩn mực, thân thiện, lịch sự, văn minh sẽ là yếu tố tác động tích cực cho khách hàng làm thủ tục hải quan. Cần thiết phải đƣợc ghi nhận thành những quy tắc của ngành mà mọi cán bộ công chức đều phải thực hiện dƣới sự giám sát của nhân dân. Hiện nay Tổng cục Hải qua đã đƣa ra quy tắc ứng xử của ngành Hải quan quy định về chuẩn mực ứng xử, giúp công chức hải quan định hƣớng và tìm ra cách thức đúng đắn nhất khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, quan hệ với khách hàng. Những quy tắc đƣợc đƣa ra gồm: trách nhiệm cá nhân; tuân thủ pháp luật; chuẩn mực ứng xử trong cơ quan, đơn vị; chuẩn mực ứng xử với các cơ quan,

DN và ngƣời dân; chuẩn mực ứng xử tại nơi cƣ trú; môi trƣờng làm việc; sử dụng các tài sản và dịch vụ công. Quy tắc đã đƣa ra 7 chuẩn mực ứng xử của công chức hải quan với các cơ quan, DN và ngƣời dân gồm:

Nắm vững quy định của pháp luật để xử lý công việc đúng với quy trình, quy định của pháp luật; có trách nhiệm giúp cơ quan, DN và ngƣời dân hoàn thành các nghĩa vụ và hƣởng các quyền theo luật định.

Nhiệt tình, tận tụy, khách quan trong giải quyết công việc; không trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết công việc với các cơ quan, DN và ngƣời dân.

Tích cực hƣớng dẫn, tuyên truyền, giải thích rõ ràng, tận tình, cụ thể về các quy định để các cơ quan, DN và ngƣời dân hiểu và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Khi tiếp xúc với DN, ngƣời dân phải mặc chế phục, đeo thẻ công chức theo đúng quy định của ngành và có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong giao tiếp và ứng xử. Công chức hải quan có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ, phản hồi nhanh chóng, giải quyết khẩn trƣơng các ý kiến đóng góp, khiếu nại từ phía các cơ quan, DN và ngƣời dân.

Không nhận tiền, tài sản, lợi ích bất hợp pháp từ phía các cơ quan, DN và ngƣời dân dƣới mọi hình thức.

Trong trƣờng hợp bị tấn công hoặc bị cản trở công việc bất hợp pháp, công chức hải quan cần tìm kiếm ngay sự trợ giúp của các lực lƣợng chức năng và kịp thời báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền.

Việc làm này là tối cần thiết trong điều kiện hiện nay, nó đảm bảo cho việc thực thi pháp luật đúng đắn, chuẩn mực từ phía ngƣời quản lý, đó là một nét văn hóa tích cực để từ đó khuyến khích khách hàng chấp hành nghiêm túc và

đúng đắn các quy định của pháp luật hải quan. Tạo nên những giá trị văn hóa pháp lý trong lĩnh vực hải quan.

Về phía khách hàng (các cơ quan, doanh nghiệp và ngƣời dân) hiện nay điều kiện tìm hiểu về pháp luật hải quan là rất dễ dàng, các phƣơng tiện mạng xã hội, cụ thể là website customs.gov.vn luôn đăng tải đầy đủ các quy trình thủ tục, những quy định cần thiết để tham gia các quan hệ pháp luật hải quan. Từ năm 2002 tới nay có thêm loại chủ thể là các đại lý thủ tục hải quan, là những doanh nghiệp chuyên sâu về lĩnh vực hải quan nhƣ giao nhận hàng hóa, khai thuê hải quan...Việc các khách hàng thông qua những đại lý này cũng là một yếu tố tích cực làm nên văn hóa pháp luật hải quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Yếu tố áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hải quan

Có thể nói những đột phá của công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi bộ mặt của thế giới chúng ta. Công nghệ thông tin đƣợc áp dụng vào trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ nghiên cứu khoa học, kinh tế, y tế, giáo dục... cho tới các lĩnh vực văn hóa, thể thao và tất nhiên là cả trong quản lý nhà nƣớc và xã hội. Trong lĩnh vực hải quan cũng vậy, hải quan điện tử đang thay thế dần phƣơng thức quản lý hải quan thủ công. Vậy nó có tác động thế nào đến việc xây dựng văn hóa pháp luật hải quan:

Thứ nhất việc áp dụng hải quan điện tử tránh đƣợc những phiền phức về thủ tục hải quan, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.Từ việc chuẩn bị bộ hồ sơ thủ công, đủ loại giấy tờ thì khách hàng chỉ cần ngồi nhà thông qua phần mềm kết nối mạng internet với hải quan để khai báo hải quan và trình các hồ sơ điện tử, chịu trách nhiệm về nội dung khai báo.

Thứ hai là tránh đƣợc những tiêu cực từ việc tiếp xúc trực tiếp của công chức hải quan với khách hàng. Chúng ta vẫn biết rằng tệ nạn hách dịch, cửa quyền, phiền nhiễu dân chúng là sự nuối tiếc của một bộ phận công chức nhà nƣớc đối với cơ chế “xin cho”. Nó cố hữu ở mọi ngành nghề chứ không riêng gì

lĩnh vực hải quan. Việc xóa bỏ điều này là một khó khăn lớn khi tình trạng kinh tế còn khó khăn, chế độ lƣơng cho công chức còn hạn hẹp, việc chạy chức chạy quyền, tiêu cực trong thi tuyển cán bộ công chức vẫn còn thì còn khó khăn trong xóa bỏ những tiêu cực khi công chức tiếp xúc với dân. Vậy cách hữu hiệu là hạn chế sự tiếp xúc ấy đó cũng là một phƣơng thức hiệu quả và không gì hơn là phải hiện đại hóa quản lý.

+ Yếu tố truyền thống

Yếu tố truyền thống luôn có tính hai mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực. Truyền thống trọng tình, duy tình của ngƣời Việt Nam nếu không đƣợc nhận thức trên nền tảng pháp quyền thì sẽ dẫn tới những tiêu cực nhƣ thờ ơ, dị ứng, bất tuân pháp luật. Công chức hải quan lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, giải quyết công việc theo “tình cảm”, khách hàng luôn tìm cách làm quen, đƣa phong bì hối lộ, lách luật để đƣợc lợi, làm trái pháp luật. Vì vậy cần phải nhận thức truyền thống này trên nền tảng pháp quyền, tức là phải làm sao cho mọi quyết định pháp luật đạt đƣợc một cách tối ƣu yêu cầu: thấu tình, đạt lý để có thể tâm phục khẩu phục. Ở đây là cần một hệ thống luật hải quan dựa trên những điều kiện về kinh tế, hàng hóa, đặc trƣng của các loại hình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đƣa ra những quy trình thủ tục công khai, minh bạch. Những quyết định, quy trình này phải đƣợc tham khảo, nghiên cứu rộng rãi từ các doanh nghiệp để tháo gỡ khúc mắc của doanh nghiệp. Từ đó sẽ làm cho khách hàng thấy đƣợc những lợi ích từ việc tuân thủ pháp luật. Những quy trình thủ tục hải quan “thấu tình, đạt lý” nhƣ vậy thì không có lý do gì khách hàng phải lách luật, hối lộ công chức hải quan để đạt đƣợc mục đích của mình. Từ năm 2005, ngành hải quan đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, cấp thẻ ƣu tiên cho những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật vv là những quyết định đƣợc doanh nghiệp hoan nghênh và xem đó là thấu tình đạt lý. Tuy nhiên việc khảo sát,

theo dõi doanh nghiệp, thu thập, xử lý thông tin vẫn còn nhiều hạn chế nên việc cấp thẻ ƣu tiên còn chƣa phổ biến và công bằng, còn cần nhiều sự đầu tƣ về thời gian và vật chất cho vấn đề này.

+ Yếu tố đa dạng nguồn pháp luật hải quan

Các quan hệ kinh tế bao giờ cũng là khách quan và luôn phát triển cả về số lƣợng, chủng loại mà pháp luật phải luôn thay đổi để điều chỉnh kịp thời các quan hệ ấy. Điều này càng rõ hơn trong pháp luật hải quan. Đơn cử về chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu, trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế lƣợng hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan (Trang 39 - 47)