6. Bố cục của luận văn
3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét xử dân
VIỆT NAM
3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án quốc tế của Tòa án
3.1.1. Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách chung của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách tƣ pháp
3.1.1.1. Về hội nhập kinh tế quốc tế
Phát triển mạnh mẽ trong những thập niên cuối thế kỷ XX và trở thành xu thế tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại, toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động hết sức sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế.
Từ những năm 1990, Việt Nam đã từng bước triển khai nhiều hoạt động chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế như: Khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế trụ cột (Ngân hàng thế giới - WB, Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF) và các tổ chức kinh tế khác trong hệ thống Liên hợp quốc, gia nhập ASEAN, gia nhập AFTA (1/1996), tham gia với tư cách thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế liên chính phủ duy nhất giữa các nền kinh tế tại khu vực Thái Bình Dương (APEC),… cùng với việc thỏa thuận với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại, Việt Nam đã tiến hành ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO [50].
Qua các Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và các Hội nghị Trung ương, quan điểm đối ngoại mở rộng đề ra từ Đại hội Đảng VI đã phát triển thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa trở thành kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta trong quan hệ với các nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI một lần nữa khẳng định và phát triển đường lối đối ngoại của Việt Nam phù hợp với nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa trong giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới đó là ―Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa giàu mạnh.‖ [42].
3.1.1.2. Về cải cách tƣ pháp
Để công tác tư pháp có những bước chuyển mạnh mẽ trong thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật, cải cách tổ chức và đổi mới hoạt động của các cơ quan, cán bộ tư pháp, việc tăng cường hợp tác quốc tế về công tác tư pháp được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp ở Việt Nam. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về việc ban hành Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã ra chỉ đạo ―Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai…Tiếp tục ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước khác, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có quan hệ truyền thống‖ [41].
Đây là nhiệm vụ chủ đạo cần được quán triệt và thực hiện có hiệu quả trong chiến lược hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp.
3.1.2. Yêu cầu giải quyết kịp thời, hiệu quả các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngoài trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Dòng thác hội nhập quốc tế cuốn theo sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học công nghệ giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu, sự tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội có tính toàn cầu, quá trình dỡ bỏ dần các rào cản trong thương mại quốc tế. Quan hệ hợp tác quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của bản thân các quốc gia và được mở rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, trong đó sự hợp tác về pháp luật và Tư pháp
quốc tế giữa các quốc gia luôn đóng vai trò quan trọng. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài tiến trình chung của thế giới.
Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới, có quan hệ hợp tác kinh tế tài chính, tín dụng với hơn 200 tổ chức và diễn đàn quốc tế, có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia, [53]... Cùng với sự tăng trưởng không ngừng hoạt động thương mại du lịch, đầu tư kéo việc số lượng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, số lượng người Việt Nam đi hợp tác lao động hoặc cư trú, làm việc, học tập ở nước ngoài cũng tăng lên đáng kể. Bối cảnh trong nước cũng như quốc tế đã và đang thúc đẩy, làm gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, và hệ quả tất yếu là các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần được xét xử cũng ngày càng tăng.
Tình hình đó luôn đặt ra một đòi hỏi khách quan là các vụ việc phát sinh phải được giải quyết kịp thời và có hiệu quả. Xuất phát từ đặc tính riêng của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, một hệ thống pháp luật quốc gia hoàn thiện và đủ mạnh vẫn sẽ là chưa đủ, bởi đi đôi với nó còn phải tính đến sự phát triển hợp lý các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp nhằm tạo ra một cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và các nước hữu quan.