Tình hình của Tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự việt nam ( trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở hà tĩnh) (Trang 60 - 72)

địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Những năm gần đây, tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh diễn ra khá phức tạp, tập trung chủ yếu vào các tội phạm liên quan đến kinh tế, tính mạng, sức khỏe của con người. Tội chống người thi hành công vụ không phải là loại tội phạm điển hình, nổi trội trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh tuy nhiên nó lại là hệ lụy từ nhiều loại tội phạm khác như tội buôn lậu, tội cố ý gây thương tích, tội gây rối trật tự cơng cộng… hoặc cũng có thể là xuất phát điểm của những loại tội phạm trên.

Tại Hà Tĩnh Tội chống người thi hành công vụ chủ yếu diễn ra trên các mặt trận như: an tồn giao thơng, trật tự cơng cộng, chống đối lại lực lượng kiểm lâm và đặc biệt là bn lậu qua biên giới. Nhìn tổng thể trên địa bàn cả nước, Hà Tĩnh khơng phải là điểm nóng của tình hình tội phạm nói chung và Tội chống người thi hành cơng vụ nói riêng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây số lượng tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Số vụ án được đưa ra xét xử nhiều hơn với khung hình phạt ngày càng tăng nặng.

Bảng 2.3: Tỷ lệ số vụ án XXST về Tội chống ngƣời thi hành công vụ trong tổng số tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008- 2012 Năm Số vụ án XXST hàng năm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Số vụ án XXST về tội Chống ngƣời thi hành công vụ Tỷ lệ tội Chống ngƣời thi hành công vụ trong

tổng số tội phạm (%) 2008 394 1 0,25 2009 430 3 0,69 2010 384 8 2,08 2011 421 5 1,18 2012 456 12 2,6 Tổng cộng 2.085 29 1,39

Từ năm 2008 đến năm 2012 các đơn vị Tòa án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra xét xử sơ thẩm 2.085 vụ, trong đó XXST về Tội chống người thi hành công vụ là 29 vụ chiếm 1,39 % số vụ án XXST tội phạm chung. Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ này nhìn chung đều có sự gia tăng, tuy nhiên mức độ gia tăng không lớn. Năm 2012 số vụ án XXST hình sự là lớn nhất với 456 vụ. Năm 2010 có số vụ án XXST hình sự ít nhất với 384 vụ giảm 46 vụ so với năm 2009, tuy nhiên điều đáng nói là mặc dù tình hình tội phạm năm 2010 có chiều hướng giảm xuống nhưng xét riêng về số vụ án XXST Tội chống người thi hành cơng vụ lại có sự gia tăng, đi ngược lại với tình hình tội phạm chung. Năm 2009 số vụ án XXST về Tội chống người thi hành công vụ là 3 vụ, nhưng năm 2010 con số này đã tăng lên thành 8 vụ. Năm 2012 là năm có số vụ án XXST về Tội chống người thi hành công vụ nhiều nhất với 12 vụ. Những con số trên chứng tỏ một thực tế báo hiệu xu hướng gia tăng của Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Bảng 2.4: Số vụ và số bị can/bị cáo phạm Tội chống ngƣời thi hàn công vụ bị khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa

bàn tỉnh Hà Tĩnh

Năm Khởi tố VKS truy tố

Trong đó đã truy tố từ năm trƣớc (do trả điểu tra

bổ sung)

Xét xử sơ thầm

Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị cáo

2008 1 3 1 3 0 0 1 3 2009 7 9 5 18 0 0 3 5 2010 9 21 8 19 2 5 8 21 2011 12 28 7 21 1 3 5 16 2012 16 27 14 31 4 13 12 32 Tổng 45 88 35 92 7 21 29 81

(Nguồn: Thống kê những tội phạm mới khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm của các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 của Viện kiểm sát nhân dân tĩnh Hà Tĩnh)

Từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố 45 vụ chống người thi hành công vụ với 88 bị can, trong đó Viện kiểm sát truy tố 35 vụ với 92 bị can. Tòa án đã XXST 29 vụ chống người thi hành công vụ, với 81 bị cáo. Nhìn chung số vụ bị khởi tố và truy tố cũng như số vụ án được đưa ra XXST về Tội chống người thi hành công vụ đều tăng theo hàng năm. Đặc biệt là các vụ án được đưa ra XXST, nhiều nhất là năm 2012 với 12 vụ án được đưa ra XXST, nếu như năm 2011 số vụ án XXST về Tội chống người thi hành công vụ giảm so với năm 2010 (giảm 3 vụ) thì năm 2012 lại tăng vọt với 12 vụ án XXST (tăng 7 vụ), con số này phản ánh đúng thực trạng gia tăng của Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn cả nước. Điều đáng chú ý là số lượng bị can trong các vụ án chống người thi hành công vụ lại tăng lên theo thời gian, điều đó chứng tỏ tội phạm này trên địa bàn Hà Tĩnh ngày càng phức tạp và có xu hướng lan rộng. Năm 2008 là năm có số vụ XXST hình sự về Tội chống người thi hành cơng vụ thấp nhất, trên địa bàn tồn tỉnh chỉ xảy ra duy nhất 1 vụ với 3 bị cáo. Năm 2012 lại là năm có số vụ XXST hình sự về Tội chống người thi hành công vụ cao nhất với 12 vụ và 27 bị cáo.

Những con số thống kê về số vụ và số bị can, bị cáo phạm Tội chống người thi hàn công vụ bị khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm từ năm 2008 đến năm 2012 phần nào đó đã cho thấy sự hoạt động có hiểu quả của các cơ quan thực thi pháp luật, sự nghiêm trị của hệ thống pháp luật trong quá trình xử lý những hành vi chống người thi hành công vụ, nhưng điều đó cũng thể hiện một thực trạng đáng báo động về xu hướng gia tăng của Tội chống người thi hành công vụ và ở thời điểm hiện tại, đây là một vấn đề cần được lưu tâm, một loại tội phạm cần được các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có những biện pháp phù hợp để phịng chống và ngăn ngừa.

Bảng 2.5: Các hình phạt đƣợc áp dụng đối với tội chống ngƣời thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Năm Tổng số bị cáo XXST Cải tạo không giam giữ Án treo Tù từ sáu tháng đến ba năm Tù từ hai năm đến bảy năm 2008 3 1 2 2009 5 1 3 1 2010 21 4 6 9 2 2011 16 13 3 2012 32 7 15 8 2 Tổng 81 12 35 25 5 Tỷ lệ hình phạt được áp dụng so với số bị cáo % 100 14,8 43,2 30,9 6,17

(Nguồn: Tòa án Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh 2013)

Các khung hình phạt về Tội chống người thi hành công vụ đã được quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 được thể hiện khá rõ ràng trong bảng số liệu nêu trên. Hình phạt chủ yếu được áp dụng đối với Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là án treo với 43,2%, bên cạnh đó chiếm một phần không nhỏ là hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm chiếm 30,9 %. Những khung hình phạt được áp dụng chủ yếu này phần lớn phù hợp với thực trạng của Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, bởi hầu hết những hành vi chống người thi hành công vụ diễn ra tại Hà Tĩnh đều không quá nghiêm trọng, hậu quả gây nên chủ yếu là thương tích nhẹ hoặc thiệt hại về tài sản, ít khi tước đoạt tính mạng hoặc để lại hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho người thi hành công vụ. Bên cạnh đó, những người vi phạm hầu hết là những người có nhân thân tốt, phạm tội theo hướng tự phát, khơng có sự tính tốn, tổ chức. Tuy nhiên dưới một cái nhìn

khách quan thì xung quanh những con số ấy vẫn cịn có nhiều bất cập, có những vụ án xẩy ra mà mức hình phạt đưa ra không phù hợp với hậu quả gây nên, nguyên nhân xuất phát từ những bất cập trong đội ngũ thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, quá trình xét xử khơng nghiêm minh, cơng tâm, kết quả xét xử còn bị tác động bởi một số yếu tố khách quan và chủ quan khác. Đây là một trong những tồn tại, yếu kém cần phải được xử lý nghiêm minh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và địa bàn cả nước nói chung.

Nhìn vào tổng thể của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Tội chống người thi hành công vụ khơng phải là loại tội phạm điển hình, nổi trội, thế nhưng sự gia tăng theo thời gian của loại tội phạm này là một thực tế đáng báo động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Sự xuất hiện và phát triển của Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân là yếu tố có sẵn do điều kiện văn hóa, kinh tế, địa lý, tự nhiên… đặc thù của địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhưng cũng có những nguyên nhân xuất phát từ tình hình tội phạm chung trên địa bàn cả nước. Làm rõ những nguyên nhân, điều kiện là nền tảng của Tội chống người thi hành cơng vụ sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng qt hơn về loại tội phạm này, từ đó sẽ dễ dàng đưa ra những giải pháp để phòng chống Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Sự xuất hiện, gia tăng và ngày càng phức tạp của Tội chống người thi hành công vụ xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong khoảng thời gian qua là do những nguyên nhân, điều kiện sau:

Thứ nhất, Hà Tĩnh là một miền đất ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ

Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía Đơng giáp biển Đơng. Có diện tích đất tự nhiên là 6.055,7 km, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và cịn phải chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và

miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đơng giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt, thiên tai hồnh hành chính vì vậy đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo tạo nên một khu kinh tế rất sầm uất. Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nằm phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh thuộc địa bàn huyện Hương Sơn, trên quốc lộ 8A, là địa điểm giao thơng trên biên giới Việt – Lào, có vị trí quan trọng trên hành lang kinh tế Đơng Tây. Cách Thành phố Hà Tĩnh khoảng 75 km; cách Thành phố Vinh – Nghệ An khoảng 60 km; cách cảng Vũng Áng khoảng 145 km; cách Thị trấn Lạc Xao (Lào) khoảng 35 km. Hành lang đường bộ qua cửa khẩu Cầu Treo là hành lang vận tải đường bộ thuận tiện nhất từ đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sang phía Tây, quốc lộ 8A qua cửa khẩu Cầu Treo là đường nối gần nhất từ Hà Nội, Vinh, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh sang thủ đô Viên Chăn và nối kết với các tỉnh Bắc Thái Lan và sang Mianmar_khu kinh tế được xác định là loại hình khu phi thuế quan, với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực: Thương mại, du lịch, dịch vụ và công nghiệp chế biến, gia công lắp ráp hàng dân dụng…

Theo số liệu hải quan, hàng năm có hàng chục ngàn lượt phương tiện thông quan tại cửa khẩu này, với kim ngạch xuất nhập khẩu gần 100 triệu USD/năm. Chính vì thế đây có thể được xem là địa bàn trọng điểm, là môi trường thuận lợi cho các loại tội phạm hoành hành, nhất là các tội phạm về kinh tế. Và lẽ đương nhiên để đạt được mục đích của mình các đối tượng rất manh động, sẽ bất chấp thủ đoạn và sẵn sàng chống đối lại các lực lương chức năng, nhất là lực lượng hải quan nếu quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.

Ngay trong những ngày đầu năm 2013, tại địa bàn quản lí của Cục Hải quan Hà Tĩnh đã xảy ra liên tiếp 2 vụ chống người thi hành công vụ, gây hậu quả nghiêm trọng. Phần lớn các đối tượng khi cán bộ hải quan có yêu cầu kiểm tra dù biết khơng thể chạy thốt nhưng họ khơng những khơng hợp tác,

mà họ cịn cố tình to tiếng cãi vã và có những hành vi gây thương tích với lực lượng hải quan. Hầu hết trong các vụ việc, các đối tượng buôn lậu thường không trực tiếp xuất hiện mà thuê cửu vạn, các đối tượng có tiền án tiền sự… để vận chuyển hàng hóa qua biên giới, bảo kê trên đường vận chuyển và để đối phó với cơ quan chức năng nên khi bị phát hiện, các đối tượng này sẵn sàng sử dụng vũ lực, hung khí để cướp lại hàng hóa.

Những mặt hàng được bn lậu qua cửa khẩu Cầu Treo hầu hết thuộc loại chịu thuế suất nhập khẩu tới 65% vì vậy lợi nhuận đưa lại từ việc buôn lậu là rất lớn, có nhiều trường hợp chỉ trong khoảng 90 phút những kẻ buôn lậu đã vận chuyển được số lượng hàng lậu trị giá khoảng 1,8 tỷ đồng qua biên giới. Với mức lợi nhuận khổng lồ ấy các đối tượng sẽ bấp chấp thủ đoạn để đạt được mục đích của mình. Theo thống kê của Cơ quan Hải quan, trên địa bàn Hương Sơn, nơi có cửa khẩu Cầu Treo quá nửa trong số 367 ôtô tham gia vào tẩu tán hàng lậu. Rất nhiều xe máy khơng có biển số, được cải tiến thùng để chở các loại hàng điện tử cồng kềnh từ cửa khẩu vào nội địa. Những mặt hàng nhập lậu như: điện lạnh, điện tử, phụ tùng xe máy, bánh kẹo giải khát… đều được bày công khai trên đường để tiện cho xe chở đi. Thực trạng ấy cho thấy sự hồnh hành của tội bn lậu và thái độ bất chấp, xem thường pháp luật, xem thường những người thi hành công vụ của đa số bộ phận người dân ở đây.

Những ngày cuối năm 2011, các ngành chức năng của tỉnh Hà Tĩnh đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển động vật hoang dã không rõ nguồn gốc... Ðịa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo chủ yếu nằm ở vùng rừng núi, trải dài dọc theo quốc lộ 8A khoảng 40 km, lại là tuyến biên giới có nhiều đường tiểu ngạch, trong khu kinh tế có nhiều tuyến đường ngang, ngõ dọc nên việc tuần tra, chốt chặn của lực lượng chức năng hết sức khó khăn thêm vào đó quân số các ngành chức năng lại mỏng, ăn ở tạm bợ vì thế, việc phá những đường dây vận chuyển và buôn bán động vật hoang dã

trên địa bàn là hết sức khó khăn. Bên cạnh đó các đối tượng phạm tội lại sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi nhằm “che mắt” lực lượng chức năng như: dùng biển số xanh giả 30A, 80B, sử dụng đèn báo hiệu ưu tiên trên nóc xe, hoặc những loại xe đời mới đắt tiền… Chính vì lợi nhuận đưa lại từ việc bn bán động vật hoang dã là quá lớn, vậy nên khi bị lực lượng chức năng phát hiện các đối tượng rất liều lĩnh, sẵn sàng chống trả, phi xe vào lực lượng cơ quan chức năng hịng trốn thốt, tẩu tán tang vật một cách công khai hoặc tổ chức cướp lại nguồn hàng một cách trắng trợn… Phần lớn trong các vụ buôn bán động vật hoang dã, khi các đối tượng bị phát hiện đều kèm theo những hành vi chống người thi hành công vụ và người vi phạm hầu hết bị truy tố từ hai tội danh trở lên. Tình trạng bn bán động vật hoang dã trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua ngày càng phức tạp, trong khi đó chế tài xử phạt người, phương tiện tham gia vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe cao đối với các đầu nậu cũn như những người vận chuyển th chính vì thế, bất chấp tất cả các đối tượng sẵn sàng vi phạm pháp luật để kiếm lợi nhuận.

Hà Tĩnh có diện tích rừng khá lớn Theo quyết định số 1280/QQĐ-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự việt nam ( trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở hà tĩnh) (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)