Hoạch định tổng hợp

Một phần của tài liệu ìm hiểu công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường lam sơn (Trang 27 - 29)

Theo tính toán của Hiệp hội, năm nay dự báo ngành mía đường sẽ đạt 1.450.000 tấn đường, cộng thêm 70.000 tấn đường nhập theo WTO cùng với lượng đường chuyển vụ còn thừa 100.000 tấn thì VN có khoảng 1.620.000 tấn đường.

Trong khi đó, theo Bộ Công Thương, hàng năm nhu cầu sử dụng đường trong nước khoảng từ 1.300.000 tấn – 1.400.000 tấn đường. Do vậy, cơ bản ngành mía đường VN đã đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng đường trong nước. Và cũng theo đánh giá của Bộ Công Thương trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, sức mua của xã hội giảm mạnh nên các ngành như sản xuất sữa, bánh, kẹo, nước giải khát… cũng bị ảnh hưởng, do vậy lượng đường tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng kép. Mặt khác, lượng đường nhập lậu của Thái Lan theo các cửa khẩu biên giới Tây Nam tràn vào VN nên việc dư thừa đường của VN trong năm 2012 sẽ rất lớn, dự báo khoảng 500.000 tấn. Điều này trực tiếp đe dọa đến giá đường trong nước và đặc biệt là ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân vùng nguyên liệu mía và ngành công nghiệp chế biến mía đường VN.

Là công ty sản xuất đường lớn nhất tại Việt Nam, chiếm 6,42% thị phần. Lasuco hiện có hai dây chuyền sản xuất đường với tổng công suất thiết kế đứng thứ 3 trong cả nước, công ty cổ phần mía đường LAM SƠN cũng đang gặp khó khăn chung của toàn ngành. Do kinh tế suy thoái làm nhu cầu về các sản phẩm đường của công ty giảm sút, trong khi chính vụ mía năm nay được mùa sản lượng nguyên liệu đầu vào tăng, bởi vậy công ty đang gặp phải vấn đề kếp nguyên liêu đầu vào nhiều mà nhu cầu đầu ra giảm vì vây hàng tồn kho là khá lớn. Mặt khắc đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu hoạch, vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại trong năm. Vì vậy nên chi phí tồn trữ hàng hóa này rất cao và giá thành sản phẩm khá cao. Dự báo được nhu cầu cũng nhu khó khăn trước mắt, trong hoạch định sản xuất công ty đã tính toán nguyên liệu đâu vào trên vùng nguyên liệu ổn định 15.000 – 20.000 héc ta, sở hữu 1.200 héc ta đất, dựa trên khả năng sản xuất của 2 nhà máy đường tổng công suất 7.000 tấn mía/ngày nên công ty sử dụng chiến lược tác động đến cầu, tăng cầu nhờ quảng cáo, giảm gía bán để tận dụng được năng lực sản xuất dư thừa, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng tập khách hàng bằng cách xuất khẩu sang thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 thế giới là TRUNG QUỐC.

Ở công ty cổ phần mía đường LAM SƠN có đội ngũ cán bộ, CNLĐ trên 1 nghìn người, đội ngũ kỹ sư các ngành nghề chiếm 14,90%, 100% công nhân được đào tạo nghề, trên 50% là thợ bậc cao. Tuy nhiên do tính thời vụ của nguyên liệu đầu vào cho quá trình

sản xuất vào những tháng cao điểm thu mua nguyên liệu cho quá trình sản xuất doanh nghiệp cũng đã sử dụng chiến lược sử dụng nhân công tạm thời để vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu đầu vào về nhà máy hay trong những tháng cao điểm bán sản phẩm như vào những tháng hè, dịp trung thu hay dip tết cổ truyền nhu cầu tăng cao doanh nghiệp cũng sử dụng chiến lược sử dụng lao động tạm thời cho việc bán hàng và vận chuyển hàng hóa đến điểm đặt hàng. Ngoài ra doanh nghiệp áp dụng chiến lược thay đổi cường độ lao động bằng cách tổ chức làm thêm giờ hoặc cho lao động tạm nghỉ việc tùy theo nhu cầu từng giai đoạn từ đó có thể sử dụng lao động linh hoạt ổn định được lao động chính thức, chi phí đào tạo, huấn luyện, kịp thời ứng phó với các biến động.

Sản phẩm đường là sản phẩm mùa vụ chủ yếu sản xuất vào khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong khoảng thời gian còn lại hầu như nhà máy không hoạt động. Trong khoảng thời gian này, công ty đã triển khai chế biến các sản phẩm sau đường, nông, lâm sản, thức ăn gia súc. Nhằm tận dụng được các nguồn lực của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn mở rộng sản xuất sang cồn, sản xuất kinh doanh khí CO2 nhằm tận dụng được các nguồn lực dư thừa sau vụ mùa chính.Công ty đã tận dụng được các nguồn lực dư thừa sau mùa vụ chính là sản xuất đường. Hạn chế được phần nào tính mùa vụ của sản phẩm chính.

 Trong tình hình khó khăn trong ngắn hạn, công ty cổ phần mía đường LAM SƠN đã sử dụng chiến lược hỗn hợp bằng cách kêt hợp sử dụng chiến lược tác động đến cầu, chiến lược sử dụng nhân công tạm thời, chiến lược thay đổi cường độ lao động và chiến lược tổ chức sản xuất sản phẩm hỗn hợp theo mùa đã đang mang đến hiệu quả sử dụng và quản ly hiệu quả nguồn lực mang lại doanh thu cao và lợi nhuận cao trong quý vừa qua và những quý tiếp theo của năm 2012 đầy biến động và khó khăn.

 Trong dài hạn để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biến động , công ty cổ phần mía đường LAM SƠN đã tập trung phát triển vào năng lực cạnh tranh cốt lõi dựa vào nền tảng nguồn nhân lực có chất lượng bởi vậy công ty triển khai thực hiện chiến lược thay đổi số lượng nhân công theo mức cầu qua đó tránh rủi ro do sự biến động của nhu cầu.

Kết luận

Mặc dù trong điều kiện khó khăn, nền kinh tế lạm phát, rồi giảm phát, kinh tế thế giới đi vào suy thoái nhưng Mía đường Lam Sơn vẫn vững vàng vượt qua bão táp đi lên. Để được thành công như ngày hôm nay là quá trình lao động tích cực không mệt mỏi,là tâm huyết với cây mía và thương hiệu Việt của tất cả cá nhân trong công ty.Từ đó càng cho thấy vai trò to lớn của việc định vị doanh nghiệp,bố trí sản xuất và hoạch định tổng hợp

Một phần của tài liệu ìm hiểu công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường lam sơn (Trang 27 - 29)