Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh việt nhật (Trang 26 - 31)

II. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty TNHH VIỆT NHẬT

1. Giải pháp vi mô

1.1 Đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh củacông ty công ty

Thực tế chứng minh rằng doanh thu của doanh nghiệp tăng dần nhờ sự cải tiến về máy móc thiết bị. Do đó doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm vốn, nâng cấp đổi mới trang thiết bị hiện đại hơn, để phục vụ việc kinh doanh tốt hơn. .

Bên cạnh đó, ta có thể thấy, khối lượng hàng hoá được tiêu dùng ngày càng tăng đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Vì vậy, công ty nên chú trọng đầu tư vào những trang thiết bị hiện đại, phù hợp với sự phát triển xu thế hiện giờ. Điều này thực sự sẽ trở thành nguồn lợi nhuận lớn cho công ty, là bàn đạp đưa thương hiệu của công ty ngày một mạnh mẽ hơn. .

1.2. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên toàn công ty

Con người chính là nhân tố quan trọng nhất đối với bất kỳ một công ty nào, là tài sản quý nhất của doanh nghiệp. Vì vậy công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên là rất quan trọng, luôn luôn được trau dồi thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động.

Chất lượng nguồn nhân lực cao là một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư là tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Chất lượng được thể hiện ở 2 khía cạnh: Trình độ quản lý của các nhà cấp cao và trình độ tay nghề của người lao động. Nhà quản lý có trình độ, có khả năng lãnh đạo tốt có tầm nhìn xa trông rộng sẽ cho ra được các chiến lược hợp lý và có hiệu quả. Còn trình độ tay nghề người lao động lại ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của hoạt động. Vì thế mà nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên là một khâu không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.

1.3. Phát triển mở rộng thị trường

Mở rộng phạm vi kinh doanh luôn là mục tiêu hoạt động của công ty. Mở rộng thị trường để khai thác những thị trường tiềm năng mới, đa dạng hóa thị trường, mở rộng phạm vi kinh doanh.

Vì còn là một doanh nghiệp mới nên Việt Nhật cần đầu tư hơn nữa để mở rộng thị trường, trước hết là trong nước để gây dựng thương hiệu của mình ở nội địa . Hơn thế nữa xu hướng hội nhập, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tạo thêm nhiều mối quan hệ làm ăn, nhiều bạn hàng, cạnh tranh một cách công bằng minh bạch. Có như thế mới đứng vững trên thị trường cạnh tranh khắc nghiệt này.

Mở rộng thị trường theo chiều sâu vẫn là mở rộng theo môi trường địa lý nhưng đa dạng sản phẩm để thu hút khách hàng, tăng doanh thu, thị phần và khai thác triệt để thị trường hiện có, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Dịch vụ tốt bao nhiêu sẽ thu hút được nhiều lượng khách hàng bấy nhiêu, tương đương với tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.Giải pháp vĩ mô

2.1. Tạo hành lang pháp lý cho hoạt dộng kinh doanh quốc tế của Việt Nam

Đã có rất nhiều bộ luật ra đời như: Luật thương mại Việt Nam, luật doanh nghệp Việt Nam , bộ tập quán L/C ... Các Bộ ban ngành khi ban hành các văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cần có quy định cụ thể về thời hạn có hiệu lực thi hành để cho doanh nghiệp có thời gian nghiên cứu trước khi thực hiện.

Chính phủ và Bộ tài chính cần hoàn thiện các văn bản luật cho thật hoàn chỉnh nhằm làm giảm các thủ tục hải quan rườm rà.

2.2. Nâng cao kết cấu cơ sở hạ tầng

Đồng hành cùng sự phát triển của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh như: hệ thống thông tin liên

sở có phát triển, có hiện đại thì mới tạo nền tảng cho việc đảm bảo sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo cho hoạt động diễn ra một cách an toàn, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

2.3.Đơn giản hoá các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hoá

Là thành viên của các tổ chức như: APEC, ASEAN, WTO...Việt nam đã và đang tham gia các công ước hiệp định quốc tế của các tổ chức, tham gia ký kết các hiệp định đa phương và song phương... Do vậy yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu, cải tiến thủ tục quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ và các công ước quốc tế. Để có thể hoà nhập với nền kinh tế thế giới một cách dễ dàng, không còn bỡ ngỡ trước thềm hội nhập.

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và không ngừng đổi mới các công cụ như thuế xuất nhập khẩu thủ tục hải quan, hạn ghạch xuất nhập khẩu, quản lý ngoại tệ, chính sách tỷ giá hối đoái... có như vậy mới rút ngắn thời gian làm thủ tục, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá quốc tế diễn ra được dễ dàng. Tạo tiền đề cho Việt nam hoà nhập vào thị trường quốc tế.

2.4. Tăng cường vai trò của Hiệp hội nhựa Việt Nam

Về vai trò của hiệp hội nhựa, không nên chỉ là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý,Chính phủ, mà phải kết nối sự liên kết các doanh nghiệp nhựa với nhau. Trong giai đoạn khó khăn như thế này, hiệp hội nhựa nên nhanh chóng thành lập một quỹ đầu tư làm hạt nhân kết nối các doanh nghiệp nhựa. Quỹ đầu tư này không nên huy động vốn để cho vay hay đầu tư trái ngành như kiểu các tập đoàn thường làm mà phải lấy số vốn phục vụ lợi ích chung của ngành nhựa hay đại diện hiệp hội thực hiện những công việc mà nếu chỉ có một doanh nghiệp thì không thể thực hiện được. “Trong cuộc khủng hoảng kinh tế như thế này, nếu doanh nghiệp không có sự đoàn kết thì chính là cơ hội cho doanh nghiệp ngoại nhảy vào chiếm lĩnh thị trường”

Kết Luận

Là thành viên của WTO, nước ta đang dần hoà nhập vào một sân chơi mới, một sân chơi mà cạnh tranh diễn ra khốc liệt hơn, gay gắt hơn. Cuốn theo dòng chảy kinh tế thời kỳ hội nhập đó, Việt Nhật cũng đang phải vươn mình để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để có thể đứng vững trên thị trường, để có thể giành được lợi thế cạnh tranh, buộc Công ty TNHH Việt Nhật phải vạch ra một chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.

Việc nghiên hoạt động kinh doanh công ty đã giúp em hiểu biết thêm nhiều điều thực tế mà em không nhìn thấy được qua sách vở. Từ việc phân tích tình hình tài chính em đã thấy được những mặt tích cực, những mặt còn tồn đọng của công ty TNHH Việt Nhật. Trên cơ sỡ đó em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản để khắc phục phần nào những hạn chế của công ty. Tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp mang tính cá nhân. Để hoàn thiện tốt hơn nữa công tác tổ chức hoạt động cần có sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.

Do hiểu biết còn hạn chế, thời gian tìm hiểu còn chưa dài nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót, những đánh giá còn mang tính lý thuyết. Nhưng em hy vọng rằng đây cũng phần nào tạo ra cơ sỡ để mở ra những hướng nghiên cứu sâu hơn của công ty về lĩnh vực này.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo: Thạc sỹ Nguyễn Quang Hiệp đã nhiệt tình định hướng, giúp đỡ, sửa chữa cho em trong quá trình thực hiện để em hoàn thiện đề tài báo cáo này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, các chú, các anh, các chị trong công ty TNHH Việt Nhật đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình thực tập.

Sinh viên thực hiện Trần Thị Quỳnh Diệp

Các tài liệu tham khảo

1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2006-2007 2. Bản cân đối kế toán năm 2006-2007

3. Bản báo cáo thường niên của công ty năm 2007

4. Nguyễn Phúc Khanh, “Cải cách chính sách thương mại Việt Nam”, NXB Thống Kê Hà Nội, 2002

5. GS.TS. Bùi Xuân Lưu, “ Giáo trình kinh tế ngoại thương”, NXB Giáo Dục, 2002

6. Website:

7. www. Thoibaokinhte.com 8. www.vietnhat.com.vn

Một phần của tài liệu hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh việt nhật (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w