Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là một nước nằm trong khu vực Châu Á, có nền văn hoá và bản sắc dân tộc gần giống với Việt Nam, do vậy khi nghiên cứu tội vu khống không thể không đề cập đến pháp luật hình sự của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Bộ luật hình sự năm 1979 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thông qua ngày 01-07-1979 và có hiệu lực ngày 01-01-1980. Bộ luật này gồm có hai phần: phần chung và phần các tội phạm với 12 chương và 192 Điều. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Bộ luật hình sự năm 1979 đã được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa khoá 8 đã sửa đổi và Bộ luật hình sự năm 1997 ra đời (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 1997).
Bộ luật hình sự năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung và cho ra đời Bộ luật hình sự năm 2007. Bộ luật hình sự năm 2007 vẫn giữ nguyên hai phần: phần chung và phần các tội phạm. Tội vu khống được quy định tại Điều 243, Chương 4- các tội xâm phạm quyền tự do, thân thể, quyền dân chủ của công dân. Điều 243 quy định như sau:
Người nào bịa chuyện nhằm hãm hại người khác, có mưu đồ khiến cho người khác bị truy cứu hình sự, có tình tiết nghiêm trọng thì bị xử phạt đến 3 năm, giam hình sự hoặc giám sát; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Nhân viên công vụ Nhà nước phạm tội nói ở khoản trên thì bị xử phạt nặng hơn.
Nếu không cố ý vu cáo hãm hại người khác nhưng tố cáo sai do nhầm lẫn hoặc tố giác không xác thực, thì bị xử phạt theo quy định của 2 khoản trên [9].
Mặc dù, theo như quy định tại Điều 243 cho thấy, tội vu khống được quy định trong Bộ luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng là sự bịa đặt những chuyện không có thực để nhằm hãm hại người khác giống như tội vu khống trong Bộ luật hình sự Việt Nam, nhưng nó vẫn có điểm khác như sau:
Thứ nhất, theo như Bộ luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thì
các tội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công dân được quy định cùng một chương và tội vu khống được quy định trong chương này. Còn Bộ luật hình sự Việt Nam thì được tách ra làm hai chương riêng: chương XII quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; chương XIII quy định về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; tội vu khống được quy định trong chương XII về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Thứ hai, theo như Bộ luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thì
người có hành vi bịa chuyện nhằm hãm hại người khác, có mưu đồ khiến cho người khác bị truy cứu hình sự nhưng phải có tình tiết nghiêm trọng hay gây hậu quả nghiêm trọng thì mới phạm tội và chịu hình phạt. Bộ luật hình sự Việt Nam thì chỉ cần có hành vi bịa chuyện, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt làm ảnh hưởng đến danh dự của người khác hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước Cơ quan có thẩm quyền là đã phạm tội không cần xét đến mức độ hậu quả xảy ra có nghiêm trọng hay không.
Thứ ba: Bộ luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định hai
+) Nhân viên công vụ Nhà nước phạm tội thì bị xử phạt nặng hơn; +) Nếu không cố ý vu cáo hãm hại người khác nhưng tố cáo sai do nhầm lẫn hoặc tố giác không xác thực, thì bị xử phạt theo quy định của 2 khoản trên.
Với quy định như trên cho thấy pháp luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa rất nghiêm khắc trong việc xét xử đối với cán bộ, công chức Nhà nước phạm tội và đối với mọi hành vi bịa đặt dù cố ý hay không cố ý thì đều phạm tội và phải chịu hình phạt.