MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh thái bình (Trang 82 - 95)

- Về mặt pháp luật:

+ Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ luật hình sự đảm bảo đủ sức răn đe người phải chấp hành án dân sự, tăng cường các biện pháp cưỡng chế đủ sức mạnh để buộc các đương sự phải chấp hành bản án. Hiện nay, trong Bộ luật hình sự năm 1999 duy nhất chỉ có điều 304 quy định tội không chấp hành án, mặt khách quan của tội này: "Chỉ bị coi là tội nếu sau khi đã bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế mà vẫn tiếp tục không chịu chấp hành án". Tuy nhiên để áp dụng điều luật này là rất khó. Để truy tố những người không thực hiện bản án dân sự, phải tiến hành xử phạt hành chính từ 02 lần hoặc tiến hành cưỡng chế kê biên, phong tỏa tài khoản… nhưng để áp dụng biện pháp cưỡng chế tỷ lệ quá ít đặc biệt ở cấp huyện. Ngay cả Điều 7 Nghị định 60/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp thì hầu hết các chấp hành viên cũng hiếm khi sử dụng phạt hành chính người phải thi hành án bởi số tiền phải thu đã khơng thu được thì đương sự cũng khó có khả năng chấp hành quyết định xử phạt hành chính.

+ Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Cơng an - Bộ Tài chính ngày 17/6/2005 hướng dẫn việc miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian xét miễn giảm. Nên có các quy định giao thẩm quyền cho trưởng thi hành án các địa phương, hoặc chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khi làm thủ tục xét miễn giảm đối với một số án cụ thể. Cần phải phân biệt và chỉ rõ các đối tượng phạm tội cụ thể, đối tượng phạm tội nào được miễn, giảm. Ví dụ như Mục 3, 4 Thơng tư các trường hợp miễn chỉ nói chung chung về vụ án hình sự về ma túy, cần phải quy định rõ tội phạm buôn bán, tàng trữ miễn, giảm phải khác với tội sử dụng chất ma túy. Bởi tội sử dụng chất ma túy đa số đương sự khơng cịn khả năng chấp hành án, nhiều trường hợp còn bị bệnh giai đoạn cuối…

+ Đối với Luật thi hành án dân sự năm 2008:

Thứ nhất, đề nghị bỏ điểm đ, khoản 1 Điều 31. Điều 31 quy định rất

rõ về việc nộp đơn yêu cầu thi hành án, đây là điều luật quan trọng bởi có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người được thi hành án sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên tại điểm đ, khoản 1 của điều luật lại quy định: người được thi hành án khi nộp đơn yêu cầu phải cung cấp thơng tin khả năng (hồn cảnh kinh tế…) về tài sản hoặc điều kiện của người phải thi hành án và thơng tin này phải được chính quyền địa phương xác nhận. Quy định này rất khó áp dụng trên thực tế bởi người được thi hành án và người phải thi hành án có thể ở những địa phương khác nhau thì khơng thể biết hết được hồn cảnh kinh tế của nhau. Bên cạnh đó, khi xác minh được rồi, việc nhờ chính quyền địa phương nơi bên phải thi hành án cư trú để xác nhận đóng dấu cũng khơng phải dễ. Mặt khác, thông tin do người được thi hành án cung cấp khơng mang tính chính xác cao bởi có khi người được thi hành án cứ nghe dư luận là ghi lại còn địa phương nơi nào dễ dãi thì cứ đóng dấu xác nhận cho xong việc, còn chấp hành viên nhiều khi vẫn phải tiến hành xác minh lại thông tin nếu

muốn tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Chính vì thế quy định này là một thủ tục bất hợp lý.

Thứ hai, đề nghị quy định cụ thể tại Điều 38 Luật thi hành án dân sự

về thời gian gửi quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát vì Điều 38 chỉ quy định "Quyết định thi hành án phải gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp" mà không quy định cụ thể thời hạn bao nhiêu ngày phải gửi. Chính vì thế, có nhiều trường hợp quyết định của cơ quan thi hành án để đến 15 - 20 ngày mới gửi cho Viện kiểm sát, gây khó khăn cho việc kiểm sát việc thụ lý án của cơ quan thi hành án. Vì theo Điều 160 Luật thi hành án dân sự quy định thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Việc cơ quan thi hành án gửi quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát chậm sẽ không đủ thời gian kiểm sát và thực hiện quyền kháng nghị khi quyết định đó có vi phạm.

Thứ ba, đề nghị nghiên cứu bổ sung điểm a khoản 1 Điều 51 trường

hợp trả đơn yêu cầu thi hành án khi người phải thi hành án khơng có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh tốn chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật khơng được xử lý để thi hành án. Bởi vì, về mặt nhận thức, xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự, kinh tế là quyền tự định đoạt, quyền tự do lựa chọn của chủ thể, nên họ cũng phải chấp nhận những rủi ro nhất định khi tham gia các quan hệ này. Trên tinh thần đó, cần nghiên cứu bổ sung quy định của pháp luật về thi hành án dân sự theo hướng: đối với các khoản thi hành án khơng có điều kiện thi hành án thì cần có cơ chế vận động người được thi hành án miễn hoặc xóa nợ cho bên phải thi hành án.

Thứ tư, đối với vấn đề phí thi hành án quy định tại Điều 60 - Người

được thi hành án phải nộp phí thi hành án, mục đích của phí là nhằm hồn trả, khi một người nhận được tiền, tài sản từ hoạt động của cơ quan nhà nước thì phải hồn trả cho nhà nước một phần phí do được thỏa mãn yêu cầu. Tuy

nhiên, Điều 60 chỉ quy định người được thi hành án phải nộp phí thi hành án, chưa bảo đảm hết các nguồn thu cho nhà nước vì cịn có những đối tượng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng nhận được lợi ích do hoạt động của cơ quan nhà nước mang lại. Chính vì thế, đề nghị nên quy định cả những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhận được tiền, tài sản thơng qua q trình thi hành án thì phải nộp phí thi hành án chứ không nhất thiết chỉ có người được thi hành án (tức có đơn yêu cầu thi hành án) mới phải nộp phí thi hành án như trường hợp chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hưng Hà không yêu cầu thi hành án đối với tài sản thế chấp ngân hàng nhưng khi tiến hành kê biên, bán tài sản Ngân hàng vẫn được nhận tiền mà khơng phải chịu phí thi hành án. Việc quy định cả những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhận được tiền, tài sản thơng qua q trình thi hành án thì phải nộp phí thi hành án nhằm tạo nên sự bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án, người được thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Dù người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có làm đơn yêu cầu thi hành án hay không, nhưng cơ quan thi hành án đã tổ chức thi hành bản án mà trong đó họ được hưởng quyền và lợi ích thì họ phải nộp phí thi hành án.

Thứ năm, cần có Điều luật quy định cụ thể về cưỡng chế buộc người

được giao nuôi dưỡng người chưa thành niên nhận nuôi người chưa thành niên theo bản án, quyết định. Hiện nay Luật thi hành án Dân sự chỉ mới quy định tại Điều 120 là "cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định" mà chưa có điều luật quy định người được giao nuôi dưỡng khơng chịu nhận ni như vướng mắc nêu tại ví dụ cưỡng chế giao con. Người phải thi hành án tự nguyện giao người chưa thành niên cho cơ quan thi hành án để cơ quan thi hành án giao cho người được thi hành án nhưng người được thi hành án không chịu nhận thì phải xử lý thế nào? đến nay vẫn chưa có Điều luật cũng như văn bản nào hướng dẫn. Do vậy, cần phải có Điều luật quy định trách nhiệm của người được thi hành án đối với việc nhận nuôi người chưa thành niên.

+ Đề nghị bỏ quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự "Người được thi hành án có yêu cầu chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án phải trả các chi phí thực tế, hợp lý cho việc xác minh" Quy định này chưa hợp lý vì chấp hành viên là công chức được nhà nước trả lương, trả phụ cấp nghề, phụ cấp thâm niên, trả cơng tác phí… để làm cơng tác thi hành án, nay lại được hưởng thêm chi phí từ người được thi hành án là khơng hợp lý.

+ Đề nghị có điều luật quy định về chế tài đối với các cơ quan có thẩm quyền khơng thực hiện việc phối hợp với cơ quan thi hành án (như Công an, Kho bạc, Ngân hàng, tổ chức tín dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã…) trong hoạt động thi hành án nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan để giải quyết án tồn đọng. Quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan thi hành án cấp trên trong việc cho ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án, tránh tình trạng chậm trễ kéo dài.

+ Văn bản áp dụng trong công tác thi hành án phải đảm bảo thống nhất. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật là một nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý nhà nước đối với hoạt động thi hành án dân sự, nhưng chưa được chú trọng đúng mức, kịp thời; chính những ách tắc về mặt pháp luật cũng là một nguyên nhân làm cho công tác quản lý thi hành án yếu kém, thiếu hiệu quả, gây ra tình trạng tồn đọng án chưa được thi hành;

- Về cơ chế thực hiện:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và

chính quyền địa phương là tiền đề quan trọng đảm bảo cho việc thi hành án có hiệu quả. Thơng qua việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách hành chính, cải cách tư pháp đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư

pháp đến năm 2020, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần nâng cao sự nhận thức về vị trí, vai trị cơng tác thi hành án đối với việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, thống nhất triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án, cụ thể cần thực hiện tốt những nội dung sau:

+ Tăng cường tổ chức các lớp học tập Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước về các nội dung liên quan đến công tác thi hành án nhằm trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác thi hành án trong thời kỳ mới.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bằng việc ra các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy, chính quyền về lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác thi hành án ở địa phương, đồng thời kiểm tra đánh giá, sơ, tổng kết việc triển khai thực hiện trên thực tế.

Thứ hai, về mặt tổ chức cán bộ: Kiện toàn đội ngũ chấp hành viên,

phải có những đột phá về khâu tổ chức cán bộ, hạn chế tuyển dụng hệ tại chức, hệ mở rộng, tuyển dụng cán bộ trẻ, khỏe, có trình độ Đại học Luật, ưu tiên tuyển nam. Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, có đủ trình độ phẩm chất đạo đức, dám làm, dám chịu trách nhiệm để kiến nghị, đề xuất bổ nhiệm chấp hành viên, lãnh đạo cơ quan thi hành án để họ đảm đương thực hiện công việc.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ về công tác thi hành án với các hình thức và nội dung phù hợp với từng đối tượng, từng độ tuổi. Lãnh đạo cơ quan thi hành án tỉnh cần xác định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại đối tượng hiện có. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề để cập nhật các kiến thức, thông tin mới về văn bản pháp luật đặc biệt trong điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay. Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ thi hành án để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Có chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ cho cán bộ, nhất là cán bộ nữ đi học tập, nâng

cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đồng thời có chính sách đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ và thu hút những người có trình độ về cơng tác tại các cơ quan thi hành án cấp huyện, xa trung tâm thành phố. Đào tạo, bồi dưỡng khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, điều hành công việc.

Xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp chấp hành viên, những người làm công tác thi hành án áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh.

Thứ ba, cần nghiên cứu cơ chế cơng khai hóa danh sách người phải thi

hành án có điều kiện về tài sản, thu nhập nhưng khơng tự nguyện thi hành án, có biểu hiện chây ỳ, trốn tránh thi hành án tại những nơi công cộng (trụ sở Ủy ban nhân dân, cơ quan thi hành án, tòa án…) hoặc trên một số phương tiện thông tin đại chúng nhằm tác động về mặt tinh thần, danh dự để họ tự giác thi hành án. Đối với trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, doanh nghiệp có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án thì cần áp dụng các biện pháp kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó.

Thứ tư, sự phối kết hợp của các cấp, các ngành:

Thực tiễn hoạt động thi hành án cho thấy, khi thi hành nhiệm vụ của mình, Chấp hành viên thường gặp khơng ít trường hợp người phải thi hành án tìm cách chống đối, cản trở việc thi hành án. Việc thi hành án sẽ hết sức khó khăn trong trường hợp Chấp hành viên không nhận được sự hỗ trợ chặt chẽ, kịp thời của các cơ quan công an. Trên thực tế, lực lượng cảnh sát cịn có thái độ ngần ngại, né tránh tham gia bảo vệ cưỡng chế thi hành án; có nơi, cơ quan cơng an cịn cho rằng cưỡng chế thi hành án là nhiệm vụ riêng của cơ quan thi hành án, nên khi có u cầu phối hợp cưỡng chế thì cơ quan công an không kịp thời cử người tham gia hoặc cử không đủ số lượng người cần thiết. Sự hợp tác, phối hợp hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện chưa tốt; việc trao đổi kinh nghiệm thi hành án giữa các cơ quan thi hành án trong tỉnh còn hạn chế, chưa đi vào nề nếp và chưa được nhân rộng;

Các cơ quan có thẩm quyền phải nghiêm chỉnh chấp hành và áp dụng đúng các quy định của pháp luật, trong quá trình điều tra, xét xử, khi cần thiết phải áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phải có sự phối kết hợp, sự thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh thái bình (Trang 82 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)