- Giai đoạn từ năm 2008 đến nay
3.2.1. Thể chế hóa chủ trương xây dựng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức nhằm đáp ứng về đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị sự
bộ, công chức nhằm đáp ứng về đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập, thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động nghề nghiệp, góp phần tạo điều kiện chuyển đổi hoàn toàn hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đặt ra từ nhiều năm nay về việc quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập là:
Trên cơ sở xác định đúng chức năng và phạm vi quản lý nhà nước và phạm vi quản lý của mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ, tách chức năng quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ… với việc chỉ đạo, điều hành các tổ chức sự nghiệp có tính chất dịch vụ cơng trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ", "tách tổ chức hành chính với tổ chức sự nghiệp công để hoạt động theo các cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả" [6].
Vì vậy, pháp luật điều chỉnh về viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trước hết phải xác định được mơ hình tổ chức, quy mơ, số lượng cũng như phương hướng sắp xếp các đơn vị sự nghiệp này trong thời gian tới cho phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, đây là một công việc lâu dài, cần phải được đầu tư nhiều thời gian, công sức tổng kết, nghiên cứu. Trước mắt, pháp luật về viên chức nên có một số quy định mang tính định hướng nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho việc tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập; xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập với cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu.