Kiện toàn bộ máy và cán bộ công chức và ngƣời trực tiếp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng (Trang 94 - 96)

- Nhóm các quy định về cưỡng chế hành chính: Nghị định số 37/2005/NĐCP ngày 18/03/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng

3.2.2. Kiện toàn bộ máy và cán bộ công chức và ngƣời trực tiếp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

Các quy định pháp luật dù chặt chẽ đến đâu cũng không đảm bảo cho việc xử lý nghiêm minh, triệt để các vi phạm. Vấn đề ở đây là trách nhiệm của người thực thi công vụ sao cho các quy định của pháp luật được áp dụng kịp thời khách quan, đúng đối tượng, phù hợp với tính chất, mức độ của vi phạm, khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm gây ra. Do vậy, cần nâng cao hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng của những người có thẩm quyền. Để đạt được những điều đó, chúng ta cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần giáo dục, trau dồi phẩm chất đạo đức, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức được giao thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Bởi thực tế cho thấy hiện nay tình trạng cán bộ tha hóa, biến chất, tham nhũng, sách nhiễu dân đang là vấn đề bức xúc. Do vậy mà các cơ quan có thẩm quyền cần phải thường xuyên giám sát, kiểm tra để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các sai phạm của các chủ thể này;

Thứ hai, sắp xếp, kiện toàn về mặt tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng có hiệu quả cao;

Thứ ba, kịp thời xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn chuyên sâu nội dung về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng cho đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng và những người có liên quan; Nhà nước, cơ quan chuyên ngành cần có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng cho đội ngũ kế cận; trước mắt cần tập trung bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, tập huấn nghiệp vụ cho số đối tượng này tạo cho họ thực sự có năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Phải xây dựng kiểm lâm địa bàn thực sự như một "cảnh sát" trên mặt trận bảo vệ và phát triển vốn rừng. Ngoài việc nâng cao năng lực, kiến thức nghiệp vụ, cần quan tâm giáo dục, rèn luyện cho đội ngũ này thực sự có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, bởi lực lượng này là lực lượng hoạt động độc lập, ở xa cơ quan quản lý trực tiếp, trên cơ sở đó làm điều kiện để tiếp cận quần chúng, làm cho nhân dân trên địa bàn thực sự tin yêu, từ đó xây dựng đội ngũ đặc tình trong nhân dân giúp cho công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn ngày càng dần hoàn thiện và có hiệu quả;

Thứ tư, thủ trưởng các ngành, đơn vị; Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý ngành, địa phương mình; định kỳ hàng quý báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân và Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên kết quả xử lý vi phạm hành chính;

Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra cán bộ, công chức, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thẩm quyền quản lý của mình trong việc thực thi nhiệm vụ được giao;

Thứ sáu, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính theo chế độ chung của nhà nước, đồng thời kịp thời, xử lý nghiêm minh đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)