Tình hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)

3.1. Dự báo tình hình có liên quan đến xử phạt vi phạm hành

3.1.2. Tình hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực y tế

Từ xu hướng phát triển của lĩnh vực y tế nêu trên thì dự báo các vi phạm pháp luật về y tế sẽ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau đây:

- Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn như: Biển hiệu: hầu hết cơ sở được thanh tra Biển hiệu ghi chưa đúng với Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề hoặc giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế, Sở Y tế cấp như: không có số Giấy phép hoạt động, không đúng tên cơ sở đã được ghi trong giấy phép,

không có tên người phụ trách chuyên môn; Một số cơ sở có Bảng giá dịch vụ nhưng không thực hiện niêm yết công khai bảng giá dịch vụ khám, chữa bệnh hoặc niêm yết không đầy đủ các dịch vụ; Hầu hết các cơ sở không có sổ theo dõi thống kê số lượng bệnh nhân hàng ngày mà theo dõi trên phần mềm vi tính riêng, hoặc nếu có thì việc ghi chép cũng không đầy đủ cột mục như: không có địa chỉ, chẩn đoán, điều trị. Không có chứng chỉ hành nghề, nhưng vẫn hành nghề,...

- Vi phạm các quy định về dược chủ yếu như: hành vi bán lẻ thuốc khi chưa được Sở Y tế thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP; Một số cơ sở bán buôn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc chưa được Sở Y tế thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GSP theo quy định; Một số cơ sở bán lẻ thuốc có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã hết thời hạn sử dụng nhưng chưa tiến hành làm thủ tục xin gia hạn. Việc thực hiện quy chế chuyên môn: Một số cơ sở chưa có sổ sách hoặc theo dõi chưa đầy đủ về chất lượng thuốc. Thẻ kho chưa ghi đầy đủ các thông tin hạn dùng thuốc; Thiếu một số biên bản giao nhận hàng. Mẫu biên bản kiểm nhập thiếu các tiêu chí kiểm tra chất lượng thuốc. Bảo quản thuốc không đúng điều kiện ghi trên nhãn sản phẩm….

- Vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm như vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng (quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa có giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận). Không duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm. Sử dụng nước không đạt quy chuẩn để sản xuất thực phẩm. Không bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình bảo quản nguyên liệu theo quy định. Không thực hiện kiểm nghiệm

sản phẩm thực phẩm định kỳ theo quy định. Kinh doanh thực phẩm chức năng có nhãn ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Kinh doanh thực phẩm chức năng có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng....

- Vi phạm các quy định về quản lý môi trường y tế như các đơn vị sử dụng hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế (chủ yếu là các Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh và huyện) chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn. Kho bảo quản hóa chất chưa riêng biệt, còn để hóa chất trong kho thuốc tại khoa dược. Kho thiếu các biển hiệu cảnh báo an toàn: “Khu vực bảo quản hóa chất”; “Khu vực dễ cháy nổ”, “Khu vực để hóa chất nguy hiểm”, thiếu các nội quy quy định các biện pháp ứng phó sự cố hóa chất. Thủ kho chưa được tập huấn công tác an toàn hóa chất, công tác ứng phó sự cố hóa chất, xử lý chất thải, … theo quy định. Một số cơ sở còn để hóa chất đã hết hạn trong kho (chưa được hướng dẫn tiêu hủy, để chờ tiêu hủy). Bao bì chứa đựng hóa chất, chế phẩm không phù hợp, tận dụng bao bì đã qua sử dụng (bình đựng nước khoáng Lavie 05 lit) để đựng hóa chất dễ cháy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)