Tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, giải thích những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết và các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 86 - 89)

- Khách thể của tội phạm: Tim Sa Khorn đã xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, phá hoại khối đoàn kết thống nhất bao gồm

3.3.2. Tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, giải thích những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết và các

của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phá hoại chính sách đoàn kết và các tội phạm khác có liên quan

Pháp luật là phương tiện đặc biệt quan trọng của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia. Để pháp luật được thực hiện đầy đủ, chính xác điều quan trọng trước hết phải nhận thức đúng, chính xác, đầy đủ nội dung của các quy phạm pháp luật. Muốn làm được điều đó trước hết phải tiến hành giải thích pháp luật. Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung ý nghĩa của các quy phạm pháp luật, đảm bảo sự cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật. Do vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hướng dẫn, giải thích những quy định sau:

Thứ nhất, về các hành vi được quy định trong cấu thành tội phá hoại chính sách đoàn kết cần phải làm rõ các vấn đề cơ bản sau:

1. Pháp luật hiện hành mới chỉ quy định các hành vi của cấu thành tội phạm, nhưng chưa giải thích thống nhất các trường hợp phạm tội cụ thể. Trong thực tiễn tội phạm này được thực hiện đồng thời hai hay nhiều hành vi cùng một lúc. Do vậy, quá trình áp dụng những quy định pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tỏ ra lúng túng, bị động.

2. Hành vi chia rẽ nhân dân với chính quyền trong tội phá hoại chính sách đoàn kết không có gì khác hành vi "tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền". Ngoài ra, trong nhiều tội khác, tuyên truyền xuyên tạc chế độ, phỉ báng chính quyền v.v... được bọn tội phạm sử dụng như một thủ đoạn, cách thức lôi kéo, kích động người khác tham gia tổ chức chống chính quyền như: tội phá rối an ninh (Điều 89), tội bạo loạn (Điều 82)... thực tiễn xét xử gặp rất nhiều khó khăn để phân biệt một cách rạch ròi các hành vi nói trên.

Có thể nói rằng, tội phá hoại chính sách đoàn kết (đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết quốc tế) có nhiều điểm giống hành vi tuyên truyền, kích động, gây hằn thù giữa các dân tộc, các tầng lớp dân cư, các tôn giáo làm rối loạn an ninh quốc gia, làm suy yếu sức mạnh của nhà nước. Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể để phân biệt giữa tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tội phá hoại chính sách đoàn kết với tính cách là một tội danh độc lập.

Thứ hai, tình tiết định khung hình phạt và mức hình phạt trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ của tội phá hoại chính sách đoàn kết chưa hợp lý. Trong Bộ luật hình sự (khoản 3 Điều 8) "tội phạm ít nghiêm trọng" được định nghĩa cụ thể (là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 03 năm tù), còn "phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng" thì không có văn bản giải thích chính thức. Về hình phạt, phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng có thể bị phạt tù đến 07 năm.

công tác điều tra, xử lý tội phạm gặp khó khăn, nhất là những trường hợp cần thực hiện chính sách khoan hồng hoặc trường hợp cần xử lý theo yêu cầu chính trị. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung và bàn hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật để giải thích áp dụng cho phù hợp.

thứ ba, việc áp dụng pháp luật đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết

đòi hỏi cơ quan áp dụng phải hết sức thận trọng, khéo léo và linh hoạt đáp ứng các yêu cầu: chính trị, nghiệp vụ, pháp luật. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phá hoại chính sách đoàn kết cho thấy, bọn phản động lợi dụng tôn giáo thường có hành vi gây chia rẽ tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, các tổ chức xã hội. Do đó, việc xử lý không chỉ cứng nhắc căn cứ vào tội danh đã quy định của Bộ luật hình sự, mà còn phải xem xét đến nhiều yếu tố khác có liên quan đến tình hình an ninh, chính trị, ngoại giao... Việc xác định hành vi của các đối tượng để áp dụng Bộ luật hình sự theo tội danh sao cho đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời bảo đảm ổn định tình hình là rất quan trọng; nhiều trường hợp hành vi của bị can có dấu hiệu của nhiều tội, nhưng do yêu cầu của tình hình chính trị hoặc ngoại giao, nên chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự một hoặc một số tội hoặc chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh nhẹ hơn. Các thế lực thù địch luôn coi tôn giáo là vấn đề quan trọng trong chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng tuyên truyền, kích động nhằm chia rẽ quần chúng theo đạo với quần chúng không theo đạo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và cơ sở chính trị - xã hội của đất nước. Chúng ra sức lợi dụng vấn đề tôn giáo, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công khai chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Những vấn đề về dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên, Tây Nam bộ, việc truyền đạo trái phép ở trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc cùng với những "bản điều trần về tình hình tôn giáo ở Việt Nam" là âm mưu của các thế lực thù địch tạo cớ để chia rẽ khối đại đoàn kết. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Cho nên quá trình giải quyết và xử lý

vấn đề tôn giáo không được chủ quan, nóng vội, giản đơn. Trong mọi trường hợp cần phân biệt rõ đâu là vấn đề thuộc về tín ngưỡng, tâm linh, đâu là vấn đề bị kẻ thù lợi dụng để có thái độ rõ ràng và cách xử lý đúng. Mọi sự sơ suất, chủ quan, nóng vội hoặc giản đơn trong xử lý vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đều có thể dẫn đến nguy cơ chia rẽ làm rạn nứt khối đoàn kết toàn dân tộc, làm suy yếu sức mạnh quốc gia.

Một số vụ án được xét xử thời gian gần đây thể hiện việc vận dụng khéo léo các quy phạm pháp luật hình sự, nên có tác dụng chính trị tốt, điển hình như vụ Tim Sa Khorn ở An Giang (tháng 11-2007). Hội đồng xét xử không chỉ chứng minh làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo, mà còn làm cho những người dự phiên tòa thấy rõ âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, thấy rõ chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với những người bị xúi giục, lôi kéo mà tiếp tay cho các thế lực thù địch. Vì vậy, để áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết đ- ược thống nhất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hư- ớng dẫn, giải thích cụ thể, chuyên biệt về loại tội phạm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 86 - 89)