Thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương - qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 68)

1. Đặt vấn đề

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức

công chức

2.2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức

Tình trạng vi phạm pháp luật của công chức nhất là tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về phẩm chất đạo đức hiện nay đã có những biểu hiện tương đối nghiêm trọng. Vấn đề này được nêu trong các Báo cáo chính trị Đại hội Đảng IX, X và tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Trong thực tế, các vi phạm này không giới hạn ở một lĩnh vực, một ngành, một địa phương mà xảy ra trên phạm vi rộng, xảy ra ngay trong bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật. Các hình thức vi phạm của công chức cũng rất đa dạng, xảy ra trên nhiều lĩnh vực quản lý, từ những vi phạm nhỏ đến vi phạm lớn, rất lớn.

2.2.2. Thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý của công chức

Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng của nhà nước về cơ bản đã phát hiện và truy cứu TNPL kịp thời đối với những cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật. Nhiều vụ án lớn về kinh tế - xã hội, an ninh trật tự như vụ án Đồ Sơn-Hải Phòng, Tiên Lãng-Hải phòng, Vân Giang, Đồng Phú-Bình Phước … liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tha hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có sự tham gia của một số cán bộ cao cấp trong bộ máy Đảng, chính quyền đã bị phát hiện, xử lý. Việc xử lý đã có nhiều chuyển biến, tuân thủ quy định của pháp luật về TNPL nói chung, TNPL của công chức nói riêng, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, đúng người, đúng tội, từng bước hạn chế những VPPL và yếu kém trong hoạt động quản lý, thu hồi cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ tỷ đồng, tăng cường kỷ luật kỷ, cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, củng cố được niềm tin của nhân dân với chính quyền các cấp.

Mặc dù việc áp dụng TNPL của công chức thời gian qua đã có nhiều tiến bộ tích cực như đã trình bày ở trên, nhưng vẫn chưa tạo được bước chuyển căn bản trong xử lý vi phạm, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tệ tham ô, bòn rút tài sản công, sách nhiễu, lãng phí vẫn tồn tại khá phổ biến ở mức độ và hình thức khác nhau trong đội ngũ cán bộ, bộ máy lãnh đạo và quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà đất, xây dựng cơ bản, doanh nghiệp nhà nước và chi tiêu ngân sách; việc kiểm tra uốn nắn và xử lý các sai phạm chưa nghiêm, còn để lại nhiều vụ việc, chưa kiên quyết xử lý kỷ luật đối với những người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, lãng phí ở ngành, lĩnh vực, địa phương mình quản lý. Công tác thi hành án và xử lý tội phạm còn nhiều trường hợp thiếu kiên quyết, kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương - qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)