Các chủ thể trong quan hệ thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại (Trang 36 - 40)

Trong quan hệ vay vốn của NHTM, chủ thể thế chấp bao gồm bên thế chấp là khách hàng vay, ngƣời thứ ba và bên nhận thế chấp là NHTM.

Khách hàng đƣợc NHTM cấp tín dụng dƣới hình thức cho vay là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nƣớc ngồi có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì NHTM xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

(1) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

a) Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam: - Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự;

- Cá nhân, chủ doanh nghiệp tƣ nhân, đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, thành viên cơng ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

b) Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nƣớc mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là cơng dân, nếu pháp luật nƣớc ngồi đó đƣợc Bộ luật Dân sự của nƣớc CHXHCN Việt Nam quy định hoặc đƣợc điều ƣớc quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

(2) Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;

(4) Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật;

(5) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

Nhƣ vậy, để đƣợc vay vốn ngân hàng, khách hàng vay phải đáp ứng đƣợc các điều kiện nói trên và đƣợc ngân hàng chấp thuận cho vay. Theo các quy định pháp luật hiện hành, việc cho vay có thể đƣợc bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản. Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản bao gồm cầm cố, thế chấp (BLDS 2005 đã bỏ biện pháp bảo lãnh bằng tài sản cụ thể mà thay bằng bảo lãnh đối nhân -bảo lãnh bằng toàn bộ tài sản của ngƣời bảo lãnh). Nhƣ vậy, trong quan hệ vay vốn tại NHTM, bên thế chấp chính là các khách hàng vay.

Ngoài ra, bên thế chấp cịn có thể là ngƣời thứ ba, đây là ngƣời khơng có quan hệ tín dụng với NHTM, nhƣng họ dùng tài sản cụ thể thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng vay và không chuyển giao tài sản cho NHTM. Trƣờng hợp này đƣợc gọi là thế chấp bằng tài sản của ngƣời thứ ba.

Về nguyên tắc thì chỉ chủ sở hữu tài sản mới đủ tƣ cách là bên thế chấp (Điều 320 BLDS 2005). Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định số 165/1999/NĐ-CP, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, Thông tƣ số 07/2003/TT-NHNN thì các doanh nghiệp nhà nƣớc tuy không phải là chủ sở hữu đối với tài sản vẫn có thể dùng tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình để thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật về đất đai thì các tổ chức, cá nhân khơng có quyền sở hữu đối với đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất và họ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của mình

hoặc của ngƣời khác. Theo quy định tại Chƣơng IV Luật Đất đai năm 2003, Thơng tƣ số 01/2005/TT-BTNMT thì các chủ thể đƣợc thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất thuê bao gồm:

(1) Tổ chức kinh tế đƣợc nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhƣợng quyền quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả khơng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc (điểm d, khoản 2 Điều 110, khoản 2 Điều 112 Luật Đất đai).

(2) Tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất trƣớc ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực (01/07/2004) mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trƣớc tiền thuê đất cho nhiều năm thì có quyền thế chấp quyền sử dụng đất trong thời hạn đã trả tiền thuê đất (điểm đ, khoản 1 Điều 111 Luật Đất đai).

(3) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê (khoản 7 Điều 113 Luật Đất đai).

(4) Hộ gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất trƣớc ngày 01/07/2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trƣớc tiền thuê đất cho nhiều năm thì có quyền thế chấp quyền sử dụng đất trong thời hạn đã trả tiền thuê đất (khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai).

(5) Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đƣợc thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuê trong thời hạn thuê đất (điểm d, khoản 3 Điều 119 Luật Đất đai).

(6) Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế có quyền thế chấp quyền sử dụng đất (khoản 1 Điều120 Luật Đất đai).

(7) Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế

mà đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, thời gian thuê lại đƣợc thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuê, đất thuê lại trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất (điểm c, khoản 2 Điều 120 Luật Đất đai).

(8) Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đựơc quyền mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai thì có quyền thế chấp nhà ở gắn liền với đất ở tại tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam (điểm c khoản 2 Điều 121 Luật Đất đai).

(9) Ngƣời thuê lại đất của tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê lại đất thì đƣợc thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuê lại tại các tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam (điểm 5.1 Khoản 5 Mục I Thông tƣ số 01/2006/TT-BTNMT).

2.2.1.2. Bên nhận thế chấp

Bên nhận thế chấp là các NHTM đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện cấp tín dụng dƣới hình thức cho vay đối với khách hàng. Trƣờng hợp cho vay bằng ngoại tệ, NHTM phải đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép hoạt động ngoại hối.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)